Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

KHÔNG THỂ HÌNH DUNG NỔI: CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ BIÊN PHÒNG TRUNG QUỐC THƯỞNG NÓNG 50 TRIỆU ĐỒNG (VNĐ) CHO ĐỒN BIÊN PHÒNG MÓNG CÁI CỦA VIỆT NAM!


Một chuyện hết sức kỳ cục đã xảy ra vào tháng 7-2013: Tướng Vũ Đông Lập, Cục trưởng Cục Quản lý biên phòng thuộc Bộ Công an Trung Quốc trong chuyến sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đã thưởng “nóng” cho Đồn Biên phòng Móng Cái của Việt Nam 50 triệu đồng, dĩ nhiên là đồng Việt Nam.
Bài Kết nghĩa, chung tay xây dựng biên giới bình yên trên báo QĐND thứ Sáu, 30-8-2013 đã cho biết rõ như vậy.

















Ảnh chụp màn hình lúc 8g30 ngày 31-8-2013

Cho dù việc thưởng này có “nóng” hay không nóng thì đối với một người Việt Nam có lòng tự trọng, việc này là không thể chấp nhận!

Việc thưởng “nóng” là do xếp  ban thưởng đột xuất, nhiều khi bằng tiền túi của mình, cho một số cấp dưới khi hoàn thành tốt một số nhiệm vụ nào đó trên cả mong đợi của xếp. Việc thưởng nóng thường xảy ra trong khu vực tư nhân, trong đó các nhân viên cấp dưới về bản chất đều là những người làm thuê.

Thế thì cái cách tướng Trung Quốc thưởng nóng cho đồn biên phòng Việt Nam nói trên là hết sức quái đản, cụ thể là:

1- Viên tướng Trung Quốc có tên gọi là Vũ Đông Lập này không thể có một chút mảy may tư cách để làm cái việc “thưởng nóng” cho một đơn vị quân đội Việt Nam. Đồn biên phòng Móng Cái là của Việt Nam, chứ đâu có trực thuộc cái Cục quản lý biên phòng Trung Quốc của y?

2- Nếu đồn biên phòng Móng Cái đã phối hợp tốt với biên phòng Trung Quốc bắt được các đối tượng phạm tội người Trung Quốc, thì điều duy nhất mà viên tướng này có thể làm với đồn biên phòng Móng Cái là nói “lời cảm ơn sâu sắc” hoặc là “lòng biết ơn sâu sắc”, chứ không phải là cách ứng xử trịch thượng đến mức mất dạy là “thưởng nóng”!

3- Vũ Đông Lập là một viên tướng Trung Quốc. Thế thì ai cho phép y lấy tiền Việt Nam để thực hiện cái gọi là “thưởng nóng” cho một đơn vị quân đội Việt Nam?

Ngoài Biển Đông, từng ngày từng giờ Trung Quốc đang tìm mọi cách để nuốt trọn biển đảo của ta.

Ấy thế mà trên đất liền, tướng Trung Quốc lại khệnh khạng dùng tiền của ta, để “thưởng nóng” cho bộ đội của ta.


Rõ ràng, theo TSYG, không thể nào chấp nhận một sự việc quái đản, đã xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam như cái vụ “thưởng nóng” nói trên.




MẶT SAU CỦA THIÊN ĐƯỜNG TRUNG QUỐC


Cheng Xiangtao, 26 tuổi, là một người đàn ông Trung Quốc thiểu năng trí tuệ và mù bẩm sinh, bị cha mình xích chân trong một cái hang ở làng Chengling, tỉnh Hà Nam, trong tình trạng trần truồng, cơ thể dính đầy đất cát.
Ông bố là Cheng Yuantao, 70 tuổi đã phải để con trai trong tình trạng thảm thương như thế sau khi bị mất nhà cửa. Hiện ông ta đang về sống với cô con gái. Mỗi ngày ông bố ra thăm 3 lần để đưa thức ăn và nước uống cho người con.
“Tôi không còn nhà nữa và bây giờ không có chỗ nào cho con tôi cả. Đây là những gì tốt nhất mà tôi có thể làm được. Tôi không giàu và không bao giờ có đủ khả năng thuê bác sĩ để chữa chạy. Nó không muốn mặc quần áo, và tôi buộc phải xích chân để nó không tự gây ra thương tích”.
Một người dân địa phương nói trong bức xúc: “Thật là kinh khủng! Phải chăng đây là điều tốt nhất mà ông bố và ngôi làng có thể làm được cho anh ta? Thậm chí đến cả lợn và bò còn được đối xử tốt hơn!”











 Theo Daily Mail



Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

AMARI TX LÀ TS. HOÀNG VĂN LỄ - NGUYÊN TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ SỔ TAY XÂY DỰNG ĐẢNG??


Báo Nhân Dân, trong bài thuộc chuyên mục Bình luận và Phê phán ngày 22-8-2013 cho biết tác giả của bài này là Amari TX, một người Mỹ gốc Việt. Được biết tác giả này có nhiều bài đã được đăng trên báo giấy cũng như báo điện tử ở Việt Nam, và là chủ của trang blog amaritx.wordpress.com, mà từ một bài trong đó, báo Nhân Dân đã đăng lại thành bài nói trên. Trên trang blog này, không khó để nhận ra giọng văn chính luận của một người chuyên làm công tác chính trị tư tưởng, từ ý tưởng, hành văn, câu cú cho đến cách sử dụng các thuật ngữ thuộc chuyên môn nghiệp vụ tuyên huấn. Điều đó làm cho mình băn khoăn : Ông Amari TX này là ai mà viết hay thế, hùng hồn thế ? Sao ông ta là công dân Mỹ mà lại có cách hành văn của một nhà lý luận ở Việt Nam, một người marxist kiên trung đến thế ?
Hôm nay mình tình cờ đọc bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng của TS. Hoàng Văn Lễ, thì thấy có những ý, những câu giống hệt như của tác giả Amari TX.
Chẳng hạn, TS. Hoàng Văn Lễ viết :
Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ. Ở nước Nga thời hậu Xô-viết, người ta cũng thành lập chế độ cộng hòa tổng thống theo cách thức của người Nga chứ không theo cách thức của người Anh để tái thiết lập chế độ Sa hoàng… 
Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Còn Amari TX thì viết :
Xin nói để ông và các ‘chiến hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị. Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân...
Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : Đây là nhân tố hoàn toàn khách quan, độc lập với ý chí của mọi chủ thể hoạt động chính trị. Vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam là một tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử dân tộc, không phải do ai áp đặt lên xã hội.
Và đây là bảng đối chiếu :

TS Hoàng Văn Lễ
Amari TX
Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ.



Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ.


Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó.

Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xin nói để ông và các ‘chiến hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị.




Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân...
Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : ...


Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.
Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa : TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX !
Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác già của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.
Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất : Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng !

Và nếu điều này xảy ra, thì chỉ có thể gọi đây là một SỰ LỪA DỐI KINH HOÀNG!



Ông Hoàng Văn Lễ


LENIN CÓ PHẢI LÀ "LÃNH TỤ ĐÁNG KÍNH" CỦA VIỆT NAM HAY KHÔNG ?

TSYG: Báo PetroTimes đăng bài như dưới đây chỉ tổ làm cho quán cafe mà bản báo đánh giá là "thiếu văn hóa bậc nhất Hà Nội" càng thêm đông khách.
Thật buồn cười cho cái kiểu "nặng lời" như là chụp mũ một cách lạ lùng này, bời lẽ các đặc điểm về trang trí của quán cafe này đã bị các tác giả "chính trị hóa" cao độ, trong khi không thấy nói những "khuyết điểm chính trị" của quán cafe là vi phạm những điều luật gì.
Lạ hơn nữa, bài báo đã gọi Lenin là vị "lãnh tụ đáng kính". Lãnh tụ đáng kính của ai? của đất nước Việt Nam hay sao? Sách của Lenin có thực sự là những giá trị về tư tưởng, về đạo đức, về lý luận chính trị đối với mọi người dân Việt Nam hay không?
Mình cho rằng không phải là như thế. Thậm chí có thể khẳng định rằng: dứt khoát mình không nghĩ là như thế!
Muốn khẳng định cái điều hệ trọng này thì phải hỏi toàn thể người dân Việt Nam đã, chứ đâu phải muốn nói ai là "lãnh tụ đáng kính"đối với đất nước VN một cách khơi khơi là lập tức vị đó trở thành lãnh tụ đáng kính ngay được đâu?
Bắt buộc người khác phải suy nghĩ giống mình là một điều ảo tưởng. Nói cách khác, "đồng phục về tư tưởng" chỉ là một câu chuyện hoang đường!
Mời bà con đọc bài báo:


Sách Lenin thành... menu - thơ Bác Hồ bị xuyên tạc

(PetroTimes) - Không chỉ kinh doanh rượu bia và tổ chức biểu diễn ca nhạc ồn ào ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh, quán cafe Cộng còn sử dụng cả những cuốn sách Lenin toàn tập làm… menu và xuyên tạc cả những khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những bức tranh "khó hiểu" được đăng tải trên trang facebook của quán cafe Cộng.
Sách Lenin làm… menu
Thay vì in thực đơn, quán cafe này đã dùng những cuốn Lenin toàn tập để ghi tên món ăn, đồ uống cho khách hàng lựa chọn. Chủ quán đã dán thêm tờ giấy nâu vỏ bao xi măng hay ghi trực tiếp tên đồ uống bằng bút dạ to lên trang sách, tạo nên sự nhem nhuốc, thiếu tôn trọng một tài sản tri thức có giá trị trên toàn thế giới.
Thứ nhất, sách của Lenin là những giá trị về tư tưởng, đạo đức, lý luận chính trị… thế nhưng, chủ nhân của những quán cafe mang tên Cộng đã xúc phạm đến những di sản quý giá về lý luận của nhân loại bằng cách sử dụng nó thành thứ để ghi tên các món ăn, thức uống. Chúng ta, ai cũng biết và nhớ câu nói của Đại thi hào văn học Nga Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”. Sách là con đường sống, vậy mà chủ nhân của quán cafe Cộng lại không biết hay cố tình không biết, để rồi từ một cuốn sách với biết bao giá trị về lý luận, đạo đức… bỗng trở thành một một quyển menu.
Cuốn menu "kì lạ" của quán cafe Cộng.
Mang cuốn Lenin toàn tập làm menu.
Xuyên tạc cả khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cafe Cộng còn treo một câu khẩu hiệu xuyên tạc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là câu “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta”, nhưng đã bị quán “xuyên tạc” thành “Ngồi im … toàn thắng ắt về ta”.
Câu thơ “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta” nằm trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát trên sóng phát thanh quốc gia. Đây cũng chính là hiệu lệnh phát động cuộc tổng tấn công mùa xuân năm Mậu Thân 1968. Có thể nói, đây là bài thơ thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng không chỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nó còn đại diện cho ý chí kiên cường của cả dân tộc Việt Nam đối với kẻ thù. Thế nhưng, chủ nhân quán cafe đã xuyên tạc câu thơ có ý nghĩa lịch sử này.
Khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh bị xuyên tạc trắng trợn.
Không những vậy, khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của Lenin cũng bị chủ quán cafe này xuyên tạc thành “Cộng, cộng nữa, cộng mãi”. Có thể thấy, việc ngang nhiên xuyên tạc khẩu hiệu của vị lãnh tụ đáng kính cho thấy sự yếu kém trong nhận thức, vô cảm với chính trị và mù mờ về kiến thức của chủ quán.
Khẩu hiệu của quán được "cải biên" từ lời nhắc nhở của lãnh tụ Xô viết V.I.Lenin.
Ngoài ra, cafe Cộng cũng được chủ nhân của nó bài trí với phong cách “thời chiến”. Hòm thuốc súng làm bàn uống nước, hộp tiếp đạn làm ghế… hình ảnh người dân trong các ấp chiến lược trong kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” dồn dân lập ấp của Đế quốc Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước cũng được giăng đầy quán. Hình ảnh về chiến tranh, hình ảnh về quân Mỹ Ngụy cũng được treo khắp tường.
Được biết, chủ nhân của các quán cafe này là một nữ ca sỹ nổi tiếng. Vậy mà, những hành vi này lại bộc lộ sự yếu kém và lệch lạc trong nhận thức, sự xúc phạm tới lãnh tụ và lịch sử dân tộc. Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng” mà không hề quan tâm tới những điều thiêng liêng, quan trọng đã và đang bị chủ quán làm cho méo mó.
Thiên Minh – Vương Tâm

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

CÁCH CHỨC ÔNG PHẠM VŨ LUẬT!

TSYG: Nhà em xin thông báo trước rằng người bị cách chức ở đây là bác Phạm Vũ Luật, Hiệu trưởng CĐSP Đắk Lắk chứ không phải là bác Phạm Vũ Luận, nhá...


Sau thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra và có kết luật chính thức, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra quyết định kỷ luật, giáng chức  đối với ông Phạm Vũ Luật, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và thuyên chuyển công tác khác.
Quyết định của Tỉnh ủy Đắk Lắk có hiệu lưc từ ngày 21/8, đã kỷ luật hình thức cảnh cáo đối với ông Phạm Vũ Luật; miễn chức Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và điều chuyển ông Phạm Vũ Luật về công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Ông Phạm Vũ Luật đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và sinh hoạt Đảng trong quản lý, điều hành của tổ chức Đảng của cơ quan đơn vị; chấp hành không nghiêm quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong việc mở mã ngành mới (tài chính- ngân hàng; kế toán) nhưng không có đủ giáo viên chuyên ngành…
Ông Phạm Vũ Luật còn kê khai không đúng thành tích, thực hiện không đúng quy trình xét tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú cho bản thân; không gương mẫu trong tự kiểm điểm và nhận danh hiệu đảng viên; có biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ưu ái trong việc tiếp nhận, cho đi học, cho hưởng phụ cấp trái quy định đối với con trai là Phạm Vũ Tuấn.
Ngoài ra, ông Luật còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc quản lý tài chính trong việc đồng ý cho Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học, Phòng Tổ chức cán bộ - Công tác sinh viên và Khoa Giáo dục thường xuyên; lạm thu tiền của sinh viên, học viên để ngoài sổ sách, chi tiêu tùy tiện, sai nguyên tắc số tiền gần 450 triệu đồng./.
Thế Thắng/VOV-Tây Nguyên
Nguồn VOV


Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

BỌN CÔN ĐỒ BỊT MẶT LÀ AI?, AI... AI ... AI?

TSYG: Những ai đã để cho côn đồ lộng hành, tác oai tác quái ngang nhiên giữa ban ngày, chà đạp trắng trợn lên khâu hiệu cao quí "của dân, do dân, vì dân" như thế này? 
Đã là côn đồ thực sự, thường là bọn chúng chẳng ngán ai mà phải bịt mặt để che đậy cái gọi là 'mặt rô' của chúng. Dứt khoát, bọn chúng là côn đồ giả danh, nhưng hành vi của chúng còn côn đồ hơn cả côn đồ .

Chẳng lẽ Nhà nước của dân do cân vì dân lại bất lực trước đám dã thú giả danh côn đồ này sao?


Theo Blog Nguyễn Tường Thụy
Niềm vui đón Phương Uyên về chưa kịp ngưng thì anh em chúng tôi liên tiếp bị tấn công.
Sáng sớm 17/8, bị chúng tấn công ở Khách sạn An Bình 178/8 Dường Phạm Ngũ Lão Quận 1.  Bắc Truyển và Trần Thị Nga bị đánh.
Trưa 17/8, khi chúng tôi rời nhà thờ Kỳ Đồng đi Vũng Tàu, bọn bịt mặt lập tức bám theo.
Khi Bùi Hằng vào nhà xe Hoa Mai mua vé, bị chúng đập cục gạch vào đầu rồi bỏ chạy.
Sáng hôm nay, xe do Lê Quốc Quyết lái (trong xe còn có mẹ con Trần Thị Nga, Đinh Văn Thi) bị chúng lao vào tấn công ngay lập tức khi cảnh sát giao thông dừng xe. Chúng lấy gạch đá đập vào đầu  Lê Quốc Quyết, mở cửa xe lôi Đinh Văn Thi ra đánh.
Chúng đánh người, đập kính và gương xe trước mặt cảnh sát giao thông.
Quyết tả bọn chúng tấn công người say máu như một bầy hoang thú, hành động vô cùng ngang ngược
Do sự đấu tranh mạnh mẽ, công an Bà Rịa đã phải lập biên bản xác nhận việc chúng tấn công anh em chúng tôi và bắt được 3 đứa, cung cấp tên tuổi của chúng và hẹn làm việc tiếp.
Tuy vậy chưa rõ thực hư thế nào và thiện chí của họ ra sao.
Họ cũng xác nhận việc dừng xe là … “nhầm” và xin lỗi.
Về Nhà Bùi Hằng, có dấu hiệu bị kẻ gian trèo lên mái. Những tấm trần nhựa rơi xuống nền nhà.
Bốn ngày nay, chúng không rời chúng tôi một phút, kể cả lúc đi uống nước, khi ra biển, khi đi ngủ.
Phải chăng đây là người của nhóm cay cú trước việc thả Phương Uyên.
Một xã hôi mà đi ra khỏi nhà là đầy rẫy nguy hiểm. Bị đánh, bị bắt cóc bất cứ lúc nào.
Loạn rồi. Điều này nhắc lại thôi chứ loạn đã từ lâu.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

XÉT XỬ HAI ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC … TÀU?


Phiên tòa xử phúc thẩm các bạn trẻ Phương Uyên, Nguyên Kha đã kết thúc lúc 16g ngày 16-8-2013.
TTXVN đăng bản tin Xét xử hai đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước lúc 19h47, cho biết: Tòa đã tuyên phạt Đinh Nguyên Kha 4 năm tù (giảm 4 năm tù so với án sơ thẩm), Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo và 52 tháng thử thách (tại phiên xét xử sơ thẩm, Uyên bị phạt 6 năm tù).
Lúc mình viết những dòng này là vào khoảng 2 giờ sáng, vẫn chưa thấy các báo điện tử Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, VietnamNet, VnExpress đăng lại tin của TTXVN ngoại trừ VOV. Chương trình truyền hình VTV lúc 19h cũng không thấy đưa tin và bình luận gì.
Lạ thật!
Thông thường, đối với các vụ xét xử tội danh tuyên truyền chống Nhà nước thì sau khi tòa tuyên án, các báo đài đồng loạt ra quân, vạch mặt “những kẻ phản động”, và kết luận những bản án mà tòa dành cho “bọn chúng” là hoàn toàn đích đáng. Nhưng lần này thì không, một sự im ắng lạ thường, tưởng chừng như giới truyền thông đang bị choáng!
Được biết, lúc 10h30 sáng, Tòa tạm nghỉ giải lao. Trước thái độ kiên quyết không nhận tội của hai bạn trẻ, Viện Kiểm sát đề nghị Nguyên Kha mức án từ 5-6 năm, Phương Uyên y án 6 năm.
Trong phiên tòa sơ thẩm, Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An có câu kể tội Phương Uyên: “Uyên sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc”.
Có lẽ vì cái tội “viết nội dung không hay về Trung Quốc” mà Phương Uyên đã bị tòa sơ thẩm tuyên án đến 6 năm tù giam!
Những tưởng theo đề nghị của Viện Kiểm sát lúc 10h30 sáng thì Nguyên Kha sẽ phải chịu 5-6 năm tù, còn Phương Uyên vẫn y án 6 năm tù giam, thì bỗng nhiên đến 16h tòa tuyên án, Nguyên Kha chỉ còn 4 năm tù, còn Phương Uyên chịu 3 năm tù treo!
Trước việc Tòa phúc thẩm giảm mức án quá sức đột ngột, các báo đài nhà ta choáng là phải! Choáng là tại vì chẳng biết lý do giảm án. Mà dứt khoát là phải có lý do, chứ nếu không thì hóa ra là ở ta, án muốn tuyên bao nhiêu cũng được? Hay là trong vụ này có bàn tay của các thế lực thù địch?
Vấn đề là ở chỗ, tuy cả hai bạn trẻ kiên quyết không nhận tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ nhưng tòa vẫn giảm án tù cho Nguyên Kha xuống còn một nửa, còn Phương Uyên thì nhận án treo, một điều chưa từng có với các phiên tòa xét xử tội danh này. Điều đó cho thấy Tòa phúc thẩm đã ngầm thừa nhận bản án của Tòa sơ thẩm đối với Phương Uyên và Nguyên Kha với tội danh ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ là vô lý.
Vậy thì ‘cái tội’ thật sự của hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha là gì, nếu không phải là ‘Tuyên truyền chống Nhà nước ... Tàu’ ?

Viết thêm, hết sức "kìm nén cảm xúc" :
Vẫn còn Nguyên Kha với 4 năm tù giam trước mặt. Cầu mong cho em mạnh khỏe, bình an và sớm trở về với gia đình, người thân và bạn bè.
Xin chúc mừng Phương Uyên và gia đình, chúc mừng bố nuôi Nguyễn Tường Thụy.
Giờ đây, trong hàng ngũ những người con dân Việt chống bọn bành trướng Bắc Kinh, Nguyễn Phương Uyên đã là một biểu tượng đẹp, vô cùng đẹp !
Mình xin đăng lại đây hai bức ảnh rất ấn tượng từ blog của bác Huỳnh Ngọc Chênh :






















Nhiều người nằm ra đường ngăn xe cảnh sát, phản đối bắt người trái phép. Có một bác áo trắng vừa nằm vừa ngồi, chắc đang la mắng mấy chú công an?
Bức ảnh này có giá trị ngang tầm với bức "Người đàn ông và đoàn xe tăng ở Thiên An Môn" năm 1989? He he!





























Và đây, nụ cười của Nguyễn Phương Uyên bên bố ruột và bố nuôi Nguyễn Tường Thụy cùng với người thân!


Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Nông sản Trung Quốc tràn ngập chợ Việt

Theo THANH NIÊN

"100% hàng Tàu, "bói" đâu ra hàng Việt"
Trừ hết các khoản phí, mỗi kg chỉ cần chênh lệch 4 - 5 giá là chủ hàng đã thu được 140 - 150 triệu đồng/chuyến
Nam, một thương lái hàng nông sản tuyến Lạng Sơn - Bắc Ninh
Đó là khẳng định chắc nịch của chủ cửa hàng nông sản Thể Lụa (số 15 Lý Anh Tông, P.Võ Cường, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) khi chúng tôi hỏi: “Hàng Trung Quốc cả chứ?”. Với hàng trăm tấn rau quả buôn bán mỗi ngày, khu vực chợ Hòa Đình (P.Võ Cường, TP.Bắc Ninh) là một trong những trạm trung chuyển nông sản lớn nhất miền Bắc hiện nay. Chúng tôi vừa ngỏ ý bốc hàng đi buôn, chủ cửa hàng tên Thể này nói ngay: “Ở đây bao nhiêu cũng có. Hành, tỏi, khoai, gừng, su hào, súp lơ, cà rốt... đủ hết không thiếu thứ gì”.
Kho hàng của anh Thể rộng khoảng 300 m2, chủ yếu kinh doanh tỏi và hành tây đủ các loại. Tỏi nhỏ, tỏi trung, tỏi lạnh, tỏi nóng nhập ở các tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông (Trung Quốc); hành tây nhập ở các tỉnh Giang Tô, Giang Tây (Trung Quốc), với khoảng 60 - 70 tấn hàng lưu chuyển mỗi ngày. Trong kho hàng, những bao tải chật ních hành tây, hành khô, chồng chất cao 5 - 6 m và vẫn còn nguyên tem mác chi chít chữ Trung Quốc. Anh Thể cho biết, hàng sau khi nhập về chỉ cần thuê công nhân loại bỏ những sản phẩm bị dập, hư trong quá trình vận chuyển, phân loại mẫu mã, sơ chế đóng bao rồi đưa đi tiêu thụ. “Tỏi trắng (tỏi đông lạnh) nhập kho phải cắt một đầu túi ni lông, dựng trên kệ thoáng mát và tiêu thụ ngay sau một tuần. Còn các loại tỏi nhỏ, tỏi trung, tỏi nóng nhập ở tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông đóng bao để hàng tháng không bị hư, bị thối”, ông chủ hướng dẫn tận tình cách bảo quản. Thấy tôi có vẻ chưa an tâm, anh Thể vỗ vai cười: “Yên tâm đi. Nông sản Trung Quốc có phương pháp bảo quản được lâu ngày nên không phải lo chuyện bị hư, thối”.
Trước khi về tới Bắc Ninh, nông sản nhập khẩu được gom lại ở các điểm tập kết ngay sát biên giới. Một thương lái tên Nam đưa chúng tôi tới một điểm được dân buôn gọi là bãi xe hàng Tài, cách cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) gần 2 km. Bãi tập kết rộng gấp khoảng 3 lần chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), chứa những kho hàng nông sản khổng lồ đủ các loại được thương lái Trung Quốc gom mua ở các tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông, Giang Tây… dồn về. Anh Nam cho biết, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh luôn có đội xe tải đợi sẵn, khi có mối hàng tài xế sẽ đánh xe thẳng vào bãi, chờ chủ hàng chất hàng đầy thùng xe là lăn bánh ngay. Còn chuyện giấy tờ hải quan thì đã có đội “cò” đứng ra lo hết khi làm thủ tục nhập hàng, kiểm tra qua cửa khẩu.
Lợi nhuận khổng lồ
Chở nông sản chạy đường dài, hầu hết dân buôn chọn xe tải cỡ lớn vì tính tấn ăn tiền. "Cõng càng được nhiều hàng thì càng được nhiều tiền nên mỗi xe thường chở gấp 3 lần trọng tải. Xe 10 tấn thì “cõng” 30 - 35 tấn hàng, xe 8 tấn thì “cõng” 24 - 25 tấn hàng", anh Nam cho biết. Giá cước vận chuyển nông sản về đến Bắc Ninh từ bãi xe hàng Tài là 220.000 đồng/tấn. Nhẩm tính trung bình một chuyến hàng 30 tấn, thương lái mất 10 triệu đồng gồm cả chi phí vận chuyển 6,6 triệu đồng và các khoản phí khác 3-4 triệu đồng như phí chi trả cho đội “cò” xe, phí hải quan nhập khẩu, phí đường bộ…
Trong khi đó, theo dữ liệu của các cơ quan hải quan, mức giá nhập khẩu các mặt hàng nông sản Trung Quốc trong vòng 5 tháng đầu năm nay khá rẻ. Cụ thể, khoai tây khoảng 3.700 đồng/kg, hành củ khô, cà rốt, hành tây khoảng 3.500 - 3.700 đồng/kg, gừng khoảng 3.800 đồng/kg, tỏi 6.000 đồng/kg… Mức giá này đã bao gồm phí bảo hiểm, cước vận chuyển về đến cảng, cửa khẩu ở Việt Nam. Nếu mặt hàng nông sản có C/O form E (giấy chứng nhận xuất xứ hàng nhập từ Trung Quốc) thì thuế nhập khẩu là 0%, chưa kể rau củ quả là mặt hàng không chịu thuế VAT.
Về tới trạm trung chuyển, sau khi được phân loại tùy theo mẫu mã xấu đẹp, nông sản Trung Quốc được các chủ hộ kinh doanh đội giá gấp nhiều lần rồi bán lại cho lái buôn nhập hàng tiêu thụ tại các chợ đầu mối ở Hà Nội và theo xe đi các tỉnh. “Trừ hết các khoản phí, mỗi ký chỉ cần chênh lệch 4 - 5 giá là chủ hàng đã thu được 140 - 150 triệu đồng/chuyến. Chưa kể vào những thời điểm thuận lợi, giá nông sản nhập từ Trung Quốc xuống giá, sẵn vốn trong tay, các nhà buôn đua nhau tích trữ gom hàng, đợi đến khi lên giá, bán ra thu lợi nhuận khổng lồ”, anh Nam tiết lộ.
Nông sản Trung Quốc ngập chợ Việt
Công nhân đang bốc dỡ hàng trong cửa hàng nông sản Thể Lụa - Ảnh: Nguyễn Tuấn
“Kiểm tra báo trước 3 ngày”
Ông Nguyễn Văn Cương, Chủ tịch UBND P.Võ Cường, cho biết trước đây dân Hòa Đình chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, trồng rau thu hoạch để bán. Từ những năm 1996-1997, nhiều hộ trong vùng bắt đầu thu mua nông sản ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang rồi phân phối cho các lái buôn ở nơi khác…
Thấy cơ hội kinh doanh thuận lợi, nhiều chủ cơ sở bỏ vốn, nhập nông sản Trung Quốc và giàu lên nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn có 20 hộ chuyên kinh doanh mặt hàng nông sản, hình thành nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn như Trường Huệ, Xuân Tý, Tiếp Hiện… và các đại lý vừa, nhỏ. Ông Cương khẳng định, vào những thời điểm trái vụ có đến 80 - 90% mặt hàng nông sản tại đây được nhập về từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lào Cai. Khu vực chợ Hòa Đình và các tuyến phố lân cận được dân buôn biết đến như trạm trung chuyển hàng nông sản Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 200 - 400 tấn hàng được nhập về và vận chuyển tỏa đi khắp nơi tiêu thụ.
Mặc dù vậy, theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Bắc Ninh, qua những lần kiểm tra, 100% các hộ kinh doanh nông sản trên địa bàn đều có giấy chứng nhận kinh doanh, hàng hóa đầy đủ hóa đơn, chứng từ, có chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm… Ông Phạm Ngọc Doanh, Phó chi cục QLTT Bắc Ninh, cho biết 6 tháng đầu năm 2013  phát hiện 3 vụ vận chuyển hàng nông sản Trung Quốc không có giấy tờ hóa đơn chứng từ nguồn gốc sản phẩm, tịch thu 8 tấn tỏi, xử phạt hành chính 8 triệu đồng. Có thể thấy, con số này quá khiêm tốn với thực tế nói trên, đặc biệt với một địa bàn trung chuyển hàng nông sản Trung Quốc có quy mô lớn ở miền Bắc.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lạng, Đội phó Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn TP.Bắc Ninh - nơi có “phố nông sản Tàu”) cho biết hầu hết các xe chở hàng về ban đêm, đưa thẳng hàng vào kho kín hoặc trung chuyển hàng đi liên tục. Khi tiến hành kiểm tra các cửa hàng trong kho phải có đợt, thông báo cho chủ kinh doanh trước... 3 ngày, mỗi năm chỉ được 1 lần, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu nghi vấn hàng lậu thì mới kiểm tra bắt quả tang được ngay.

9 giờ 30 đêm 12.8, cả trăm xe tải lớn nhỏ chở đầy nông sản Trung Quốc đã nằm xếp hàng tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), tràn cả ra gần quốc lộ. Các xe tải nhỏ biển số các tỉnh lên “ăn” hàng sớm được bốc xếp đủ loại trái cây, gia vị Trung Quốc chờ xuất bến, tỏa đi khắp nơi. Các thùng xốp ghi chữ Trung Quốc đựng đầy nho, táo, lê, lựu... dưới ánh đèn điện trông rất bắt mắt.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết tổng lượng rau củ về chợ đêm 12.8 là 1.600 tấn, trong đó nông sản Trung Quốc là 260 tấn. Cùng mặt hàng nhưng giá nông sản Trung Quốc rẻ hơn nông sản trong nước rất nhiều. Cụ thể, khoai tây Đà Lạt (khoai hồng) 32.000 đồng/kg, khoai tây vàng 30.000 đồng/kg trong khi khoai tây Trung Quốc (khoai hồng) chỉ 17.000 đồng/kg, khoai vàng 12.000 đồng/kg; cà rốt Đà Lạt 18.000 đồng/kg, cà rốt Trung Quốc 11.000 đồng/kg...
Hoàng Việt

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

KHI KINH TẾ TRUNG QUỐC HẠ CÁNH NẶNG NỀ


Theo RFI

Sau nhiều đợt báo động liên tiếp, gần đây nhất là của tập đoàn ngân hàng Pháp Société Générale, về khả năng suy trầm sắp tới của nền kinh tế Trung Quốc, ngày 08/08/2013 vừa qua, công ty thẩm định tài chánh quốc tế Standard & Poor's vừa loan tin : Nếu Trung Quốc "hạ cánh nặng nề" với tốc độ tăng trưởng chỉ còn là 5% một năm, thì sẽ khiến nền kinh tế của Úc bị suy trầm và thất nghiệp tăng vọt lên mức 10%. Theo giới phân tích, trong kịch bản đó, không chỉ có Úc, mà nhiều quốc gia khác cũng chịu tác động.
Phải nói là sau nhiều thập niên tăng trưởng vượt bậc, kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu co thắt, và lãnh đạo mới của nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới đã phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng là 7,5% trong năm nay (2013) và 7% trong mấy năm tới.
Thế nhưng giới quan sát kinh tế quốc tế cho rằng đà tăng trưởng ấy vẫn còn cao so với thực tế, và một kịch bản « hạ cánh nặng nề - hard landing » có thể xảy ra. Trong trường hợp đó, hiệu ứng suy trầm của Trung Quốc có thể lan rộng ra nhiều xứ khác, kể cả Úc hay Việt Nam.
Phân tích của Standard & Poor's chỉ tập trung vào trường hợp nước Úc vì lẽ Bắc Kinh là đối tác thương mại chủ chốt của Canberra, chuyên mua các loại khoáng sản, nguồn xuất khẩu chính của Úc. Trong nghiên cứu của mình, S&P đã dự trù ba kịch bản cho nền kinh tế Trung Quốc, và các tác động có thể có trên nền kinh tế Úc.
Kịch bản thứ nhất gọi là « trường hợp căn bản – base case », có nghĩa là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng theo tỷ lệ 7,3% trong tài khóa 2013, gần đúng với ước tính của chính quyền Bắc Kinh. Trong trường hợp này, kinh tế Úc sẽ chỉ đạt tăng trưởng 2,5% trong năm 2013, và 2,9% năm 2014, còn tỷ lệ thất nghiệp lần lượt ở mức 5,7% và 6%.
Kịch bản thứ hai là « hạ cánh trung bình – medium landing », tức là tăng trưởng Trung Quốc giảm manh hơn, chỉ đạt 6,8%. Hệ quả đối với Úc sẽ là một tỷ lệ tăng trưởng 2,1% cho năm 2014 và một mức thất nghiệp 6,5%.
Kịch bản tệ hại nhất gọi là « hạ cánh nặng nề - hard landing », với GDP của Trung Quốc bất ngờ chỉ tăng trưởng 5%. Trong trường hợp này, kinh tế Úc sẽ bị co thắt với tỷ lệ âm 1% trong năm 2014, còn tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên thành 10% . Không những thế, Úc sẽ còn bị mất điểm cực tốt ba chữ A, dùng để đánh giá các nền kinh tế phát triển lành mạnh.
Standard & Poor's cũng công nhận là kịch bản « hạ cánh nặng nề » là một khả năng « khó xẩy ra ». Cho dù vậy, hãng thẩm định tài chánh này cho rằng nhiều mối lo ngại về kịch bản đó đang xuất hiện vào lúc kinh tế Trung Quốc bộc lộ một số điểm yếu kém.
Trả lời phỏng vấn hôm nay của RFI, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ sẽ giải thích thêm về tình trạng hạ cánh không an toàn của một nền kinh tế, cũng như tác động có thể có của hiện tượng này đối với các nền kinh tế khác trên thế giới.
RFI: Xin thân ái chào anh Nghĩa. Là người nhiều lần dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sa sút vì những vấn đề chồng chất ở bên trong, hiển nhiên là anh không mấy ngạc nhiên với kịch bản "hạ cánh nặng nề" của Trung Quốc mà công ty Standard & Poor's vừa nhắc tới. Kỳ này, xin đề nghị anh phân tích hậu quả quốc tế từ nạn suy trầm kinh tế của một quốc gia đang có nền kinh tế hạng nhì thế giới sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trước hết, thưa anh giới kinh tế cứ nói đến chuyện "hạ cánh nặng nề", thì đấy là cái gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau một giai đoạn tăng trưởng cao kéo dài khá lâu, nếu sản lượng kinh tế lại đột nhiên co cụm mạnh thì đấy là một vụ "hạ cánh nặng nề". Muốn tính ra một con số để định nghĩa về hạ cánh nhẹ nhàng, hạ cánh nặng nề, thậm chí hạ cánh tan tành thì còn tùy tốc độ tăng trưởng nguyên thủy, thí dụ như 9-10% của Trung Quốc trong 20 năm liền. Theo định nghĩa của S&P thì nếu kinh tế xứ này chỉ tăng 5% đã là hạ cánh nặng nề.
- Với Trung Quốc, ta khó xác định một con số chính xác vì nhiều lý do. Thứ nhất, số liệu kinh tế của họ thiếu sự chuẩn xác đáng tin mà chỉ phản ảnh một trào lưu. Thứ hai, xưa nay lãnh đạo xứ này vẫn coi 7% là đà gia tăng tối thiểu để tránh động loạn và nay đành chấp nhận một chỉ tiêu thấp hơn trong khi phải tiến hành cải cách để tìm lực đẩy khác hơn là đầu tư và xuất cảng. Thứ ba, dù phải chuyển hướng như vậy, họ vẫn sợ gây ra hốt hoảng nên có những lý luận hay dữ kiện tô hồng, và nhiều tổ hợp đầu tư quốc tế đang làm ăn tại Hoa lục cũng nói theo để trấn an thị trường, vì vậy định mức "hạ cánh nặng nề" trở thành cái gì đó khá co giãn.
- Tuy nhiên, sự thể khách quan là sau Nhật Bản năm 1991, Anh quốc năm 92, Nam Hàn năm 97 và Hoa Kỳ năm 2008, Trung Quốc khó tránh khỏi một vụ khủng hoảng tài chánh vì mắc nợ quá nhiều. Sau đó là giai đoạn co rút kéo dài. Nếu lãnh đạo xứ này thành công trong việc cải cách từ lượng sang phẩm và nâng sức tiêu thụ nội địa từ 35% hiện nay lên 50% thì kinh tế Trung Quốc chỉ có đà tăng trưởng khoảng 3-4% trong mươi năm tới. Sau giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục và mua vào nguyên nhiên vật liệu để sản xuất đến dư thừa, khi kinh tế Trung Quốc bị thoái trào thì quả thật là thế giới có thể bị ảnh hưởng. Nhưng thật ra thế giới không chỉ có Trung Quốc.
RFI: Anh nói thế giới không chỉ có Trung Quốc vì nghĩ đến các khối kinh tế khác hay sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng nếu muốn nhìn ra bối cảnh rộng lớn của một vụ suy trầm, thậm chí suy thoái, là dépression tại Trung Quốc, chúng ta cũng nên nhìn ra nhiều chuyển động lớn của các nền kinh tế khác sau năm năm khá đặc biệt vừa qua.
RFI: Anh nói về những chuyển động lớn sau năm năm vừa qua, đấy là gì và có ảnh hưởng thế nào đến tình trạng co thắt tại Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau vụ khủng hoảng và Tổng suy trầm 2008-2009, người ta vội chôn sống khối kinh tế đã phát triển Âu-Mỹ-Nhật và đặt kỳ vọng vào các nước đang phát triển, đứng đầu là nhóm B.R.I.C, gồm có Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Vì sự hồ hởi sảng đó, tiền đầu tư đã từ Tây phương trút về Đông và tìm lực đẩy của các nền kinh tế đang lên.
- Bây giờ tình hình lại đảo ngược. Khối công nghiệp hoá Tây phương là Âu, Mỹ, Nhật, đã chấn chỉnh lại thất quân bình và tạm hồi phục. Dù chưa mạnh thì cũng đóng góp đến 60% vào sản lượng phụ trội của kinh tế thế giới. Ngược lại, các nền kinh tế đang lên đều có triệu chứng hụt hơi và hết là đầu máy tăng trưởng toàn cầu, kể cả nhóm BRIC này.
- Vụ Trung Quốc hạ cánh cần đặt trong bối cảnh rộng hơn vì liên hệ đến chiều hướng tái cân bằng chung. Tất nhiên là một xứ chuyên bán quặng sắt cho tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hóa của Trung Quốc như nước Úc phải hụt hẫng và sợ nạn suy trầm cùng thất nghiệp. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Về không gian, các nước sống nhờ bán nguyên liệu hay thương phẩm đệ nhất đẳng đều bị thiệt hại. Về thời gian thì sự thoái lui của Trung Quốc không chỉ là một chu kỳ co cụm đột ngột và nhất thời mà có thể kéo dài cả chục năm.
RFI: Thưa anh, trong bối cảnh rộng lớn và lâu dài như anh vừa có ý nhấn mạnh thì người ta vẫn tự hỏi vì sao riêng Trung Quốc có thể bị suy sụp nặng như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Một cách ngắn gọn thì Trung Quốc có ưu thế số một là dân số rất đông và họ khai thác thành lợi thế lương rẻ để sản xuất các mặt hàng chế biến rẻ hơn thiên hạ, nhất là các nước công nghiệp hoá. Vì thế họ tổ chức hệ thống sản xuất quanh lợi thế này và vì cả nước còn nghèo nên chẳng mua nổi sản lượng quá lớn đó thì họ phải xuất cảng. Mặt kia, họ còn phải tiếp tục đầu tư và sản xuất cực rẻ với mức lời thật thấp để tạo ra việc làm và tránh động loạn. Hai yêu cầu trái ngược đó dẫn tới sự thể là họ dựng lên một hệ thống sản xuất kém hiệu năng, đầy lãng phí mà cứ tính vào số tăng trưởng làm thế giới khâm phục.
- Thế rồi, khi kinh tế toàn cầu bị suy trầm làm xuất cảng sa sút, Trung Quốc phải bơm tiền kích thích, mà lại kích thích nạn sản xuất thừa và trợ cấp cho sự bất tài rồi chất lên núi nợ thối. Vì vậy, khủng hoảng tài chánh dễ bùng nổ. Sau đó là nạn suy trầm, cho đến ngày nào đó mà họ có thể kích thích tiêu thụ thay vì kích thích sản xuất loại hàng kém phẩm chất và gây ô nhiễm và lỗ lã. Chuyện hạ cánh nặng nề là kịch bản có xác suất cao của tình trạng quái đản này.
RFI: Câu hỏi cuối, thưa anh, nếu sự thể xảy ra như vậy thì tình hình các nước sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có thể nhìn từ hai vế khác nhau. 
- Trung Quốc bán ra hàng chế biến với giá rẻ nên cạnh tranh với các nước đang phát triển cùng trình độ kỹ thuật hay kém hơn khi thu hút đầu tư và tăng gia sản xuất. Nhưng khốn nỗi xứ này "chưa giàu đã già" và lợi thế nhân công rẻ của họ đã hết. Khi kinh tế suy trầm thì cả triệu doanh nghiệp phá sản, ngân hàng vỡ nợ và cả chục quốc gia sẽ có cơ hội trám vào khoảng trống của Trung Quốc nếu có nhân công tương đối rẻ và có tay nghề. Cơ hội đó cũng khiến các nước ấy có thể tiếp nhận thêm đầu tư của nước ngoài. Đó là trong trung hạn vài ba năm, chứ trước mắt thì vẫn là nhiều biến động đột ngột thất thường. Nhưng đột ngột hơn cả lại thuộc về vế kia.

- Để duy trì đà tăng trưởng ảo và sản xuất đến dư thừa, Trung Quốc ào ạt mua vào nguyên nhiên vật liệu, như năng lượng, nguyên liệu gốc kim loại cho công nghiệp, làm giá thương phẩm tăng vọt và đem lại mối lợi cho các nước xuất cảng. Khi kinh tế sa sút thì giá thương phẩm sụt mạnh, các nước xuất cảng đều vừa mất thị trường vừa mất mối lợi là bán ra loại hàng cao giá. Các nước như Brazil, Nga, Nam Phi hay Venezuela, chứ không chỉ có Úc Đại Lợi mới bị điêu đứng nặng vì bán nguyên liệu. Và mấy dự án bauxite tại Việt Nam lại càng sớm vỡ nợ! Giá dầu thô cũng có thể giảm vì Trung Quốc là nước ngốn dầu nhiều nhất nên gây họa cho các nước bán dầu từ Đông Nam Á qua Trung Đông.
- Song song, Trung Quốc lại mắc cái tật là "chưa hùng đã hung" nên mua vào rất nhiều võ khí và quân cụ. Khi kinh tế suy trầm thì khoản nhập cảng quân sự ấy cũng giảm. Liên bang Nga sẽ bị thiệt hai lần vì hết là nơi tiếp liệu võ khí và lại thất thế vì năng lượng sụt giá. Dầu thô mà rớt dưới 90 đô la một thùng là ngân sách của ông Putin bị lủng.
- Trong khi đó, nhà nước Trung Quốc vẫn có tiền. Khi có biến thì họ càng tẩu tán tài sản ra ngoài để khỏi sợ lỗ, nhưng không qua ngả đầu tư vào các nguồn tiếp vận thương phẩm hay năng lượng ở các nước Á Phi hay Nam Mỹ, mà chạy vào Mỹ và các nước công nghiệp hoá vì an toàn hơn.
- Nói chung, tôi nghĩ rằng người ta mới chỉ chớm thấy một sự xoay chuyển mấy chục năm mới có một lần nên sẽ còn thời giờ quan sát và điều chỉnh những dự đoán sau này.
RFI: Đài RFI xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.


Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

KINH HOÀNG CHÍNH SÁCH MỘT CON Ở ‘THIÊN ĐƯỜNG’ TRUNG QUỐC


Báo Epoch Times ngày hôm qua cho biết các bác sĩ đã phẫu thuật lấy ra bốn cái kim máy khâu đước cố ý đưa vào cơ thể một bé gái 10 tháng tuổi ở phía nam tỉnh Giang Tô - Trung Quốc.
Bốn cái kim áy khâu này đã bị rỉ sét, được lấy ra từ ngang và dưới thắt lưng của bé gái ngày 6-8-2013 tại bệnh viện phụ nữ và trẻ em thành phố Hoài An. Một trong những kim khâu đã bị gãy làm đôi. Đây là một ca phẫu thuật nguy hiểm vì các kim khâu đã di chuyển xung quanh bên trong cơ thể sau một thời gian, và dễ dàng làm tổn thương cơ quan nội tạng của cháu bé. Vị trưởng khoa phẫu thuật nhi cho biết các kim khâu đã được cố tình đưa vào cơ thể cháu bé. Gia đình cháu bé không muốn bình luận, còn bệnh viện thì đã báo cho cảnh sát.


Các cư dân mạng đã rất phẫn nộ, cho rằng đây là kết quả của chính sách một con của Trung Quốc.
Trong một báo cáo gần đây về việc thi hành chính sách một con, một phụ nữ ở thị trấn An Bình trong tỉnh Hồ Nam đã bị rối loạn tâm thần sau khi bị buộc phải bỏ thai nhi 7 tháng tuổi trong tháng 11 năm 2011. Chồng của người phụ nữ cho biết, thai nhi vẫn còn hít thở, bị cho vào túi nhựa ngay trước mặt người mẹ. Anh đã phải trả 80 nhân dân tệ (13 USD) cho nhân viên vệ sinh để chôn cất cháu bé.
Sự tàn bạo của chính sách một con ở Trung Quốc đã thực sự gây sốc khi trang Infowars công bố bản tin ngày 29-3-2012, cho biết một thai nhi 9 tháng tuổi bị cơ quan kế hoạch gia đình tỉnh Sơn Đông bắt buộc phải hủy bỏ, nằm chết trong một cái xô.
Lý do là cha mẹ của em bé đã có một đứa con, và họ bị truy ép và phải tuân thủ chính sách một con hà khắc. Người ta đã tiêm một chất độc để phá thai cho người mẹ. Em bé đã bị “kéo ra một cách phi nhân tính như một miệng thịt”, nó vẫn còn sống và đã khóc trước khi các bác sĩ bỏ em bé vào một cái xô và để lại đó cho chết.


Chính sách một con của Trung Quốc được thi hành bằng cưỡng bức phá thai, giết trẻ sơ sinh và các biện pháp bắt buộc khác. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai đã bị các nhân viên của Văn phòng kiểm soát sinh đẻ bắt cóc, đưa tới bệnh viện nhà nước, đánh thuốc mê, và hủy bỏ thai nhi.
Từ khi thực hiện chính sách một con từ năm 1971đến nay, ở Trung Quốc đã có 336 triệu ca phá thai, theo số liệu chính thức của Bộ Y tế Trung Quốc – được công bố trên ft.com.
Không thể nói gì hơn ‘thiên đường’ Trung Quốc, ngoài hai chữ: KINH HOÀNG!
Nguồn:
http://www.ft.com/intl/cms/s/2/6724580a-8d64-11e2-82d2-00144feabdc0.html#axzz2NhjTTkER

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

ĐỪNG ĐÁNH ÚP NHÂN DÂN !

Gần đây nhất người dân Việt lại lao đao bởi nạn tăng giá xăng dầu, giá điện theo kiểu phục kích. Các quan chức vừa hứa không tăng rồi lại tăng đùng một cái khi không ai ngờ. Rồi lại còn nói không ảnh hưởng gì nhiều với đến đời sống xã hội, đời sống nhân dân!!! Rõ ràng là các nhà độc quyền của Nhà nước đã phục kích Nhân Dân.
Chưa hết, trong thời gian qua lại có hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật kiểu “sét đánh ngang tai” người dân như xoá hộ khẩu nếu đi nước ngoài quá hai năm, không được xây nhà theo kiến trúc cổ điển Pháp, đám ma không quá 7 vòng hoa, đám cưới không quá 300 người, đi xe không chính chủ bị phạt, doạ ngáo ộp cũng bị phạt… Chưa hết, lại còn có cả quy định cộng thêm điểm thi vào đại học cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng!!! Khôi hài thê thảm. Mỗi ngày như mọi ngày, những công chức yếu kém, vô trách nhiệm, vô tâm, vô cảm lại tham mưu, tư vấn và tự mình ban hành ra biết bao nhiêu quyết định sai lầm. Mỗi ngày lại có thêm những bức xúc, gay cấn đổ lên đầu Đất Nước và Nhân Dân này. Đã có rất nhiều nghị quyết, chủ trương, quyết tâm tiêu diệt nạn tham nhũng nhưng tất cả đều như đá ném ao bèo, tham nhũng và lãng phí vẫn tồn tại và cày nát, vắt kiệt đất nước này. Nền kinh tế khủng hoảng, sa sút; Nền giáo dục lạc hậu và bê tha; Nền y tế quá nhiều kẻ thất đức; Nền văn hoá đua đòi, trọng sự kiện hơn giá trị; Nền văn nghệ ít thành tựu sáng tạo, nhiều chì chiết. Trong lúc đó, biển Đông đang dậy sóng, đang bị nhòm ngó, đang bị xâm lăng. Đất nước đang nóng lên từng ngày vì kẻ thù ngoại xâm, vì nghèo khó, lạc hậu, vì nạn tham nhũng, lãng phí, vì thói quan liêu. Không lúc nào hơn lúc này, Đất - Nước đang cần Dân yên, Biển lặng để dồn tâm trí và sức lực nhằm thoát nghèo, dựng xây nền dân chủ, đoàn kết toàn dân chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, xây nền thịnh trị, đưa đất nước tiến lên văn minh và tiến bộ.
Đó là điều mà lẽ ra ai cũng phải biết.
Thế nhưng, vẫn còn những công chức, viên chức – những người ăn cơm của dân, uống nước của dân, mặc áo của dân và hưởng thụ nhiều thứ khác [mà người dân chưa bao giờ được biết, được hưởng] từ chính tiền thuế của dân và tài nguyên của Đất Nước, lại  cố tình không biết. Họ ăn tàn phá hại, làm khổ nhân dân, làm nghèo đất nước. Đa phần các vụ dân khiếu kiện là vì cán bộ công chức xử lý sai, không thoả đáng hoặc bị chi phối bởi các nhóm lợi ích. Dân thì cả đời cày dưới ruộng, giữa đường, giữa chợ, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời; Quan chức thì suốt ngày ở trong phòng lạnh, xe lạnh, trong nhà hàng, trên sân gôn. Trái tim họ nguội lạnh dần theo đồng tiền, theo lợi ích nhóm. Đó  là nguyên nhân đẻ ra biết bao văn bản, chính sách làm Nhân dân rối bời và khổ sở trong những ngày tháng qua.
Xin đừng đánh úp nhân dân, hỡi các nhóm lợi ích!
Nếu cần gì hãy cứ nói thẳng với Nhân Dân. Nhân Dân chưa bao giờ tiếc một cái gì, kể cả mạng sống vì Đất nước. Hãy minh bạch đối diện với Nhân Dân, đừng nấp trong gấu áo của Nhân Dân để phục kích, làm hại Nhân Dân.
Làm gì đây để bớt đi sự yếu kém đến mức khôi hài, sự bệ rạc đến mức thảm hại, sự vô trách nhiệm đến vô cảm của không ít công chức, và sự tham lam đến tàn nhẫn của các nhóm lợi ích?
Câu hỏi này, nếu giải đáp được sẽ là một lối thoát của Đất Nước hôm nay./.
 Theo VHNA. (Tựa đề do TSYG đặt cho nó oai!) 
(