TSYG: Báo TuanVietnam.net vừa đăng bài của tác giả Hà Văn Thịnh, phân tích bài viết của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn Tiếng Việt 3, mà trong đó gần như không tán thành mọi lý lẽ của ông Nguyễn Minh Thuyết, thậm chí còn cho rằng ông Nguyễn Minh Thuyết ngụy biện. Xin giới thiệu với bà con:
Biên soạn SGK là công việc đòi hỏi sự cẩn trọng cao về chi tiết, ngôn ngữ, nội dung, chủ đề. Một khi đã sai thì tác giả nên nhận lỗi và ngành GD- ĐT cần kịp thời điều chỉnh ngay, dù biết rằng có thể tốn kém.
Mới đây, tôi đọc được bài của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Tác giả sách giải thích: Hai Bà Trưng đánh giặc nào - VietNamNet, 04/ 09), mà thấy khó chấp nhận cách lý giải, nên xin viết bài này trao đổi lại...
Sơ suất nhỏ và ...hệ lụy lớn
Ở cuối bài, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng "Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách "Tiếng Việt lớp 3" nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất sự việc"(?)
Tôi không hiểu trình độ thẩm thấu lịch sử của tác giả đến đâu, nhưng chắc chắn rằng ông đã quên nguyên tắc tối giản của bất kỳ bài học lịch sử nào, dù là chuyện kể, chính sử hay dã sử..., đều phải biết rằng ai đánh ai, đánh với mục đích gì.
Đánh giặc mà không biết kẻ thù là ai thì chẳng lẽ sự đui mù... dẫn dắt sao? Hay, tác giả cho rằng thời Hai Bà Trưng cũng giống thời nay, bạn- thù cứ lẫn lộn lung tung, nên tốt nhất là đừng bắt thẳng tay, day tận trán, để cho nó yên chuyện?
Đó là tôi không muốn suy luận - nói xa hơn rằng những tác giả của SGK đã "kỵ dơ" với từ HÁN vì đó không chỉ động đến tên của một triều đại mà động đến vấn đề lớn hơn.
Hàng chục phản đề trên báo chí mà tôi đã đọc trong thời gian qua chẳng thấy chỗ nào "thêu dệt" như tác giả đã nói, mà tôi chỉ thấy sự ngụy biện. Những câu sau đây nếu không phải ngụy biện thì là gì:
Các cháu còn nhỏ, đường học còn dài... Điều chưa biết ở môn này, lớp này, đến môn khác, lớp khác sẽ được học... Còn đối với các cháu sớm hiểu biết, không đợi đến lớp 4, thì thầy, cô, cha mẹ, ông bà hoàn toàn có thể giải thích cho các cháu, thậm chí các cháu cũng có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng hay trong sách vở về thời kỳ này (?)
Xin hỏi tác giả: Thứ nhất, SGK vốn phải bảo đảm tiêu chí sư phạm, khoa học... Do đó, nó có cho phép giáo viên, ông bà, cha mẹ diễn giải theo bất cứ cách nào, phụ thuộc vào bất cứ trình độ nào?
Thứ hai, một môn học "sơ sơ" để sau này, mai kia học lại là... đúng sao?
Chính điều này phải chăng là căn nguyên của thực trạng học sinh chán môn sử bởi SGK cứ lặp đi lặp lại 1 điều "cũ rích" suốt 12 năm, 16 năm? Học sinh lớp 3 không thấy chữ Hán thì đến lớp 4, các em thấy người lớn thêm vào là tốt hay xấu?
Thứ ba, nếu ông bà, cha mẹ các em học sinh là nông dân không có điều kiện đi học, mở mang hiểu biết, các em biết hỏi ai. Bởi đâu phải hàng triệu học sinh đều có cha mẹ, ông bà là GS.TS?
Thứ tư, ông nói các cháu chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng. Thế nhưng, rất có thể, nhiều vùng quê nghèo, khó khăn không có mạng Internet, máy tính, hoặc các em không có tiền để thường xuên truy cập thông tin, các em sẽ hỏi ai?
Một sơ suất nhỏ dẫn đến "hệ lụy" lớn.
Học xong không hiểu, học để làm gì? Sự ngụy biện của tác giả còn đi xa hơn nữa, khi ông vạch cái sai cái thiếu của sách khác, để biện minh rằng họ sai được thì tôi cũng sai được (?). Và "ngày xưa" không ai trách trích dẫn thiếu thơ thì ngày nay tại sao lại trách tôi?
Đây là cách làm tối kỵ của một nhà khoa học bởi chuyện nào ra chuyện đó. Cũng không nên lấy cái sai của trước kia để cho rằng ngày nay được quyền sai lầm. Nếu không, cũng có thể gọi là một kiểu "đánh tráo khái niệm".
Biên soạn SGK là công việc đòi hỏi sự cẩn trọng cao về chi tiết, ngôn ngữ, nội dung, chủ đề. Một khi đã sai thì tác giả nên nhận lỗi và ngành GD- ĐT cần kịp thời điều chỉnh ngay, dù biết rằng có thể tốn kém.
Còn nhớ, cách đây 7 năm, trong loạt bài Lịch sử theo trang sách học trò, đăng trên Lao Động, tôi đã nêu ra hàng loạt cái sai trong SGK lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12, nhưng tiếc thay, tất cả các tác giả đều ...im lặng.
Thời nay đã khác, có người hỏi, có người trả lời, đó là điều tốt, đáng ghi nhận. Nhưng, phải nhấn mạnh rằng, thấy sai mà không sửa thì sự nhận lỗi hóa ra chỉ như viên sỏi nhỏ ném ao bèo.
Dù có nói cách gì đi nữa, thì câu chuyện kể phải có đủ nội dung cần thiết bám theo chủ đề. Chẳng hạn phải trả lời được những câu hỏi vì sao đánh? Ai đánh? Đánh ai? Đánh rồi được gì?... Nếu học sinh học xong không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào, lại phải chờ đến sang năm hoặc đi hỏi ông, bà, cha, mẹ thì học để làm gì?
Hóa ra người lớn đang cho trẻ nhỏ ăn món ăn kiến thức luôn luôn thiếu lượng dinh dưỡng tối thiểu hay sao? Chúng ta bắt trẻ học ngày học đêm để "ăn" cái thứ thực phẩm "thiếu dinh dưỡng" rồi xoa tay chối bỏ trách nhiệm ư?
Sơ suất nhỏ và ...hệ lụy lớn
Ở cuối bài, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng "Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách "Tiếng Việt lớp 3" nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ. Không nên vội thêu dệt thành những chuyện sai lạc với bản chất sự việc"(?)
Tôi không hiểu trình độ thẩm thấu lịch sử của tác giả đến đâu, nhưng chắc chắn rằng ông đã quên nguyên tắc tối giản của bất kỳ bài học lịch sử nào, dù là chuyện kể, chính sử hay dã sử..., đều phải biết rằng ai đánh ai, đánh với mục đích gì.
Đánh giặc mà không biết kẻ thù là ai thì chẳng lẽ sự đui mù... dẫn dắt sao? Hay, tác giả cho rằng thời Hai Bà Trưng cũng giống thời nay, bạn- thù cứ lẫn lộn lung tung, nên tốt nhất là đừng bắt thẳng tay, day tận trán, để cho nó yên chuyện?
Đó là tôi không muốn suy luận - nói xa hơn rằng những tác giả của SGK đã "kỵ dơ" với từ HÁN vì đó không chỉ động đến tên của một triều đại mà động đến vấn đề lớn hơn.
Hàng chục phản đề trên báo chí mà tôi đã đọc trong thời gian qua chẳng thấy chỗ nào "thêu dệt" như tác giả đã nói, mà tôi chỉ thấy sự ngụy biện. Những câu sau đây nếu không phải ngụy biện thì là gì:
Các cháu còn nhỏ, đường học còn dài... Điều chưa biết ở môn này, lớp này, đến môn khác, lớp khác sẽ được học... Còn đối với các cháu sớm hiểu biết, không đợi đến lớp 4, thì thầy, cô, cha mẹ, ông bà hoàn toàn có thể giải thích cho các cháu, thậm chí các cháu cũng có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng hay trong sách vở về thời kỳ này (?)
Xin hỏi tác giả: Thứ nhất, SGK vốn phải bảo đảm tiêu chí sư phạm, khoa học... Do đó, nó có cho phép giáo viên, ông bà, cha mẹ diễn giải theo bất cứ cách nào, phụ thuộc vào bất cứ trình độ nào?
Thứ hai, một môn học "sơ sơ" để sau này, mai kia học lại là... đúng sao?
Chính điều này phải chăng là căn nguyên của thực trạng học sinh chán môn sử bởi SGK cứ lặp đi lặp lại 1 điều "cũ rích" suốt 12 năm, 16 năm? Học sinh lớp 3 không thấy chữ Hán thì đến lớp 4, các em thấy người lớn thêm vào là tốt hay xấu?
Thứ ba, nếu ông bà, cha mẹ các em học sinh là nông dân không có điều kiện đi học, mở mang hiểu biết, các em biết hỏi ai. Bởi đâu phải hàng triệu học sinh đều có cha mẹ, ông bà là GS.TS?
Thứ tư, ông nói các cháu chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng. Thế nhưng, rất có thể, nhiều vùng quê nghèo, khó khăn không có mạng Internet, máy tính, hoặc các em không có tiền để thường xuên truy cập thông tin, các em sẽ hỏi ai?
Một sơ suất nhỏ dẫn đến "hệ lụy" lớn.
Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Ảnh minh họa |
Học xong không hiểu, học để làm gì? Sự ngụy biện của tác giả còn đi xa hơn nữa, khi ông vạch cái sai cái thiếu của sách khác, để biện minh rằng họ sai được thì tôi cũng sai được (?). Và "ngày xưa" không ai trách trích dẫn thiếu thơ thì ngày nay tại sao lại trách tôi?
Đây là cách làm tối kỵ của một nhà khoa học bởi chuyện nào ra chuyện đó. Cũng không nên lấy cái sai của trước kia để cho rằng ngày nay được quyền sai lầm. Nếu không, cũng có thể gọi là một kiểu "đánh tráo khái niệm".
Nếu học sinh học xong không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào, lại phải chờ đến sang năm hoặc đi hỏi ông, bà, cha, mẹ thì học để làm gì? Hóa ra người lớn đang cho trẻ nhỏ ăn món ăn kiến thức luôn luôn thiếu lượng dinh dưỡng tối thiểu hay sao? Chúng ta bắt trẻ học ngày học đêm để "ăn" cái thứ thực phẩm "thiếu dinh dưỡng", rồi xoa tay chối bỏ trách nhiệm ư? |
Còn nhớ, cách đây 7 năm, trong loạt bài Lịch sử theo trang sách học trò, đăng trên Lao Động, tôi đã nêu ra hàng loạt cái sai trong SGK lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12, nhưng tiếc thay, tất cả các tác giả đều ...im lặng.
Thời nay đã khác, có người hỏi, có người trả lời, đó là điều tốt, đáng ghi nhận. Nhưng, phải nhấn mạnh rằng, thấy sai mà không sửa thì sự nhận lỗi hóa ra chỉ như viên sỏi nhỏ ném ao bèo.
Dù có nói cách gì đi nữa, thì câu chuyện kể phải có đủ nội dung cần thiết bám theo chủ đề. Chẳng hạn phải trả lời được những câu hỏi vì sao đánh? Ai đánh? Đánh ai? Đánh rồi được gì?... Nếu học sinh học xong không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào, lại phải chờ đến sang năm hoặc đi hỏi ông, bà, cha, mẹ thì học để làm gì?
Hóa ra người lớn đang cho trẻ nhỏ ăn món ăn kiến thức luôn luôn thiếu lượng dinh dưỡng tối thiểu hay sao? Chúng ta bắt trẻ học ngày học đêm để "ăn" cái thứ thực phẩm "thiếu dinh dưỡng" rồi xoa tay chối bỏ trách nhiệm ư?
Hà Văn Thịnh
67 năm nước nhà độc lập - tự do mà nền giáo dục hôm nay:
Trả lờiXóa"Tham dự lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh năm học 2012-2013 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, trong đó phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân - khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước."
Chả trách ông GS Thuyết, ông Thi (NXB GD) đã có những phản ứng không thuyết phục lắm...
Nhưng thôi... cái đất nước này nó thế!
Giả sử Cải tôi mà soạn sách, tôi chỉ dùng từ nước lạ, thái thú Tô Định tôi chỉ ghi là Đ/c Tô X...
Thế thôi... ai thắc mắc xin mời vào Y giáo mà tâm sự.
Hôm nay bác Hoa Cải toàn trích những lời cao siêu làm nhà em chóng mặt. Ông Thuyết hôm nay có vẻ như không phải là ông Thuyết ngày xưa?
Trả lờiXóaTôi không nghĩ ông này là cựu nghị Thuyết, bác Ts YG ạ.
Trả lờiXóaPhê bình người khác thì dễ, tự phê bình mình thì rất khó !
Trả lờiXóaBác Thuyết có lẽ cũng vướng vào cái điều "rất khó" này chăng !?
Người ta có thể nghiêng mình trước tài năng, nhưng sẽ cúi đầu trước đức độ !
Và biết nhận lỗi và sửa lỗi cũng là một đức độ ...
Rất mong bác Thuyết luôn xứng đáng với lòng tin cậy của dân chúng, những người đã tín nhiệm bác bằng những lá phiếu bầu của mình ( nếu đúng là như vậy ...)
Kính thưa bác Lê Cảnh,
Trả lờiXóaRiêng nhà em thì cho rằng việc đều chỉnh chi tiết trong SGK là không khó. Tuy nhiên đây lại là sự khó khăn của nhiều người trong các công đoạn làm SGK.
Tuy nhiên càng để lâu thì càng có cơ sở để tin rằng để xảy ra sai sót như thế, là có chủ ý.
Càng bào chữa thì càng lộ "vụng chèo khéo chống" bác ạ.
- "Sau bài “Hai Bà Trưng” đúng 6 trang, bài chính tả "Trần Bình Trọng" ở trang 11 mở đầu: "Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta". Đến trang 17, bài tập "Lê Lai cứu chúa" lại viết: "Giặc Minh xâm chiếm nước ta"."
Trả lờiXóaVậy bài "Hai Bà Trưng" không nêu tên "giặc Hán" là có thiếu sót ! "Tiểu dị" này làm mất tính "đại đồng" của toàn bộ quyển sách ...
- "Không nhất thiết lúc nào truyện kể hay thơ cũng phải kể thật đủ tên giặc nọ giặc kia,"
“Uy danh động tới Bắc phương/Hán sai Mã Viện lên đường tấn công”."
Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca vẫn nêu đích danh "Bắc phương", "Hán" đấy thôi ... SGK trích không đủ hay trích mà không chú thích rõ là lỗi ở SGK ...
- " Lúc các con tôi học tiểu học, cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc vừa kết thúc, nhân dân ta vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa phải chống chọi với bao khó khăn của thời cấm vận. Nhưng không hề có ai vì căm thù quân xâm lược mà cực đoan đến mức lên án SGK chỉ dạy cho các cháu bé có 10 dòng thơ đầu."
Chuyện thời sự trên báo chí truyền thông với chuyện làm SGK là hoàn toàn độc lập với nhau !
Một người làm Giáo Dục cần có tầm nhìn khách quan và khoa học. SGK cần có giá trị lâu dài, không thể "sai đâu sửa đó" ...
- "Việc bài tập đọc Hai Bà Trưng trong sách “Tiếng Việt lớp 3” nêu hay không nêu tên nhà Hán là chuyện nhỏ."
Cần nhớ :
+ TỔ KIẾN HỔNG SỤT TOANG ĐÊ VỠ !
+ Trần Triều Nhân Tông Hoàng Đế :
"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải.
Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."
+ Lê Triều Thánh Tông Hoàng Đế :
“Chống giữ biên thùy nên phòng bị những sự không ngờ, để ngừa giặc ngoại xâm”.
...
Kính bác Lê Cảnh,
Trả lờiXóaBác nói vậy là chí phải.
Bài viết của ông NMT có quá nhiều điểm phải xem lại. Nhà em thấy lâu nay ổng im lặng, chắc ổng đang suy nghĩ lại, hy vọng thế.
Còn nếu ông NMT vẫn tiếp tục lập luận như thế, là không tương xứng với một tác giả sách GK, một GS-TSKH, một cựu nghị sĩ uy tín, thì nhà em sẽ có một bài về vấn đề còn dang dở và nhiều điều muốn nói bác ạ.
Đời người ai cũng có sai lầm, thiếu sót ...
Trả lờiXóaMong rằng TS Nguyễn Minh Thuyết chỉ "thiếu sót" trong chuyện này, ( vả lại, có thể do nhiều nguyên nhân "khách quan" ) ...
Mong rằng bác Tâm Sự Y Giáo vẫn giữ được văn phong ôn hòa ..., tránh lỗi như bác Đào Tiến Thi ...
Kính bác Lê Cảnh,
Trả lờiXóaNhư bác vẫn theo dõi câu chuyện, nhà em vẫn bình bình thế thôi.
Nhà em có nóng nảy trong bài về bản tin VNN, nhà em dang rút kinh nghiệm. Em nghĩ câu chuyện GSTS. NMT tạm dừng ở đây bác ạ. Kính bác.
Đừng để một thiếu xót thành một sai lầm,cũng không nên dồn ép thiếu xot như một tội đồ,mong ô thuyết cũng sớm nhận ra diều đó,và công luận cũng nên nhẹ nhàng !tôi nghĩ ô thuyết là người trí thức có nghĩa khí,là một trong số rất ít nghị sĩ xứng đáng của dân trong các khóa quốc hội vn mà tôi kính trọng!
Trả lờiXóa