Mấy ngày nay thấy báo chí nói nhiều về dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với kinh phí trên 11.000 tỉ đồng. Quả thật lâu lâu cứ nghe những vụ này vụ kia hàng chục ngàn tỉ đồng, cảm giác của mình cũng đã bắt đầu “quen quen” với những con số khủng như thế. Ấy, đó là nói "quen" những con số trên báo, chứ còn trong đời thực, giá như mình có nửa tỉ, nửa tỉ thôi nhé, thì chắc mình cũng đã yên tâm về tương lai và sung sướng lắm lắm rồi.
Nhưng chiều nay đọc bài VnExpress phỏng vấn GS. Lê Văn Lan: “Xây bảo tàng nghìn tỉ tốn kém, nhưng có ích”, mình bỗng cảm thấy giật mình, cái giật mình cố hữu trước đây, về nội dung trả lời của GS Lan. Tự mình sau khi trấn tĩnh lại, thấy cần phải đi tìm câu trả lời cho một loạt vấn đề xung quanh chuyện này.
Thổi bùng sự nghiệp bảo tàng
GS Lan mạnh mẽ khẳng định: “Thực trạng này cắt nghĩa được vì sao công chúng, nhất là thanh niên đang kêu ca ít hiểu biết về lịch sử, thậm chí thờ ơ, quay lưng lại với lịch sử. Chúng ta cần có đột phá, như ngòi nổ để thổi bùng sự nghiệp bảo tàng”.
Có lẽ GS Lan là chuyên gia về sử học nên mới giải thích cái sự công chúng, nhất là thanh niên thiếu hiểu biết về lịch sử, thậm chí quay lưng lại với lịch sử, là do thiếu bảo tàng! Nguyên do của chuyện “quay lưng” này thì có nhiều, nhưng trước hết chính là do ngành sử học của chúng ta có vấn đề, chứ chẳng phải là do thiếu bảo tàng đâu ạ. Hơn ai hết, hẳn GS hiểu rõ những vấn đề này là gì, chứ để kẻ ngoại đạo như chúng tôi bàn vào thì bất tiện lắm.
TSYG không biết chính xác rằng hiện nay nước ta có bao nhiêu bảo tàng, nhưng con số từ năm 2009 là 127. Chỉ biết ở ta, tỉnh nào cũng có một nhà bảo tàng tỉnh, gần đây rất nhiều huyện cũng bắt đầu xây bảo tàng huyện. Nhiều ngành đang rục rịch xây bảo tàng cho ngành mình.
Riêng bên quân đội, tất cả binh chủng, quân chủng, quân khu, quân đoàn đều có bảo tàng. Tổng cục II, Tổng cục Hậu cần cũng có bảo tàng, còn Bào tàng của Tổng cục Kỹ thuật thì có tên là Bảo tàng Vũ khí – Đạn… Thậm chí có quân chủng còn có thêm Bảo tàng chi nhánh phía Nam của quân chủng mình.
Chỉ trừ một số ít nơi như Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh… là thu hút được sự quan tâm của công chúng và khách du lịch nước ngoài, còn lại hầu hết các bảo tàng đều giống nhau ở những đặc điểm: 1- Khuôn viên lớn, vị trí đẹp và đắc địa, 2- Hiện vật ít, đơn điệu, 3- Rất ít khách tham quan.
Đó là sự lãng phí vô cùng lớn. mà chưa ai (dám) thống kê. Có gì đảm bảo Bảo tàng “lớn nhất Việt nam 11.000 tỉ” sẽ được sử dụng hiệu quả hay là sẽ được “trùm chăn” như Bảo tàng Hà nội, để rồi tiếp nối vào danh mục lãng phí vô cùng lớn của các bảo tàng hiện nay?
Cứ đà lãng phí như thế, e rằng “ngòi nổ” này không phải là “thổi bùng” đâu, mà là sẽ “thổi bay” sự nghiệp bảo tàng, lơ mơ là nó "thổi bay" luôn sự nghiệp của nhiều người nữa đó, thưa GS!
Không được so sánh với Vinashin
GS Lan nói (lớn tiếng) rằng: “Nền kinh tế Việt Nam khó khăn có nguyên nhân thất thoát từ những tập đoàn như Vinashin. Nếu viện kinh tế khó khăn để không xây bảo tàng là không công bằng. Bào tàng xây dựng tốn kém song là có ích, không được so sánh như những thất thoát, lãng phí từ Vinashin”.
Có thể GS Lan là người hết lòng với ngành lịch sử nước nhà nên mới nói vậy nhằm bảo vệ cho quan điểm nên xây bảo tàng này. Thực ra đâu chỉ có Vinashin mới thất thoát, hàng loạt tập đoàn, tổng công ty như Vinalines, EVN, Than-Khoáng sản, Dầu khí … đều thế cả. Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang nợ hơn một triệu tỉ đồng.
Mới đây thôi, Bảo tàng Hà Nội được hoàn thành với kinh phí "chỉ" 2.300 tỉ đồng nhưng rất vắng khách tham quan vì thiếu hiện vật, các sảnh chủ yếu được dùng vào việc cho thuê tiệc cưới.
Kim Tự Tháp lộn ngược 2.300 tỉ : Bảo tàng Hà Nội
Trước khi nhập tiệc, thể nào khách chẳng đi tham quan một vòng? Sau đó lại tham quan tiếp vì "chỉ có bụng mới biết, bia đi đâu về đâu". Quả là "nhất cử đại tiện", hi hi!
Vậy thì con số 11.000 tỉ đồng đổ ra để xây thêm một bảo tàng đều làm cho bất cứ người dân bình thường nào nghe xong cũng phải xây xẩm mặt mày, và phải liên tưởng ngay tới các vụ án “khủng”. Sao lại cấm người ta: “không được so sánh như những thất thoát, lãng phí từ Vinashin”, thưa GS?
Chuyên gia hàng đầu về bảo tàng, di sản?
GS Lan khẳng định như đinh đóng cột: “Tôi biết những người chuẩn bị cho dự án Bảo tàng Lịch sử là những chuyên gia hàng đầu về bảo tàng , di sản”.
Họ là những ai vậy, thưa GS?
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, v/v thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch Sử Quốc gia, số 1690/QĐ-TTg ngày 27/12/2006, thì thành phần của Ban Chỉ đạo này gồm:
Trưởng ban: PTT Thường trực Nguyễn Sinh Hùng
Phó Trưởng ban thường trực: Ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Bộ VH-TT.
Phó Trưởng ban: Ông Nguyễn Hồng Quân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Các ủy viên:
1. Ông Trần Quốc Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
2. Ông Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Ông Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
4. Ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ VH-TT.
5. Ông Cao Lại Quang, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
6. Ông Trần Đức Cướng, Phó Chủ tịch Viện KHXH VN.
7. Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà nội.
8. Ông Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
9. Giám đốc Ban Quản lý dự án.
Phải chăng cả 12 vị nói trên, trước khi đảm nhiệm những chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước, đều là những chuyên gia hàng đầu về bảo tàng, di sản? Hay đây là kiểu nói lấy được?
Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy GS Lan đã cố bảo vệ cho quan điểm cho rằng việc xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là cần thiết, nhưng lại bằng những lý lẽ hết sức thiếu thuyết phục.Tiếng nói của GS Lan đang đi ngược lại với suy nghĩ của rất nhiều người dân hiện nay. Theo TSYG, đây là một bài trả lời phỏng vấn đáng thất vọng.
Việc qui hoạch, sắp xếp lại hệ thống bảo tàng trên cả nước dường như là một yêu cầu tất yếu, và rất cần có ý kiến của các nhà chuyên môn trong ngành sử học, bảo tàng, di sản, khảo cổ...
Nhưng việc xây thêm một bảo tàng với kinh phí khổng lồ như thế trong điều kiện khó khăn hiện nay của đất nước, có lẽ nên để người dân góp tiếng nói của mình. 11.000 tỉ không phải là lá đa, cũng chẳng phải là vỏ hến, mà là những đồng tiền đẫm mồ hôi và nước mắt, được trích ra từ tiền thuế của những con dân Việt còn nghèo khó, kính thưa GS Lê Văn Lan!
Việc qui hoạch, sắp xếp lại hệ thống bảo tàng trên cả nước dường như là một yêu cầu tất yếu, và rất cần có ý kiến của các nhà chuyên môn trong ngành sử học, bảo tàng, di sản, khảo cổ...
Nhưng việc xây thêm một bảo tàng với kinh phí khổng lồ như thế trong điều kiện khó khăn hiện nay của đất nước, có lẽ nên để người dân góp tiếng nói của mình. 11.000 tỉ không phải là lá đa, cũng chẳng phải là vỏ hến, mà là những đồng tiền đẫm mồ hôi và nước mắt, được trích ra từ tiền thuế của những con dân Việt còn nghèo khó, kính thưa GS Lê Văn Lan!
Ông Lê Văn Lan đáng được gọi là nhà 'sơ học' bởi sử học mà ông nghiên cứu chỉ phục vụ cho đảng và bác chứ không cho học sinh.
Trả lờiXóaVà việc xây bảo tàng, thế nào ông cũng có tên trong ban cố vấn và liếm láp chút đỉnh thành ra ông ủng hộ.
Xứng danh nhà sử học Lừa - nói lấy được
Trả lờiXóaĐại kính thưa GS Lan, "công chúng, nhất là thanh niên đang kêu ca ít hiểu biết về lịch sử, thậm chí thờ ơ, quay lưng lại với lịch sử" không phải vì thiếu bảo tàng "nghìn tỷ" đâu, mà là vì những lý do sau :
Trả lờiXóaTƯ DUY LỊCH SỬ THEO LỐI "TƯ DUY CHUYỆN CỔ TÍCH"
Tôi vốn không thích kiểu TƯ DUY LỊCH SỬ theo lối "TƯ DUY CHUYỆN CỔ TÍCH" : “Phe mình” thì cái gì cũng phải tốt, bênh nhau chằm chặp, bất kể đúng sai … ; “Phe nó” thì cái gì cũng phải xấu, xuyên tạc đủ điều, bất kể đúng sai …
Tôi làm nghề vẽ, và tôi được biết, do được học, một cách khách quan, rằng :
- “màu đỏ”, được xếp vào nhóm màu "nóng", có hàng tỉ tỉ “sắc độ” khác nhau ...
- “màu xanh”, được xếp vào nhóm màu "lạnh", cũng có hàng tỉ tỉ “sắc độ” khác nhau …
- "màu tím", do sự pha trộn của "màu xanh" và "màu đỏ", được xếp vào nhóm màu "trung gian", cũng có hàng tỉ tỉ sắc độ khác nhau ...
- Vẫn có “nóng”, "nóng hơn", và “lạnh”, "lạnh hơn", trong cùng một “màu đỏ” ; ...
- Vẫn có “nóng”, "nóng hơn", và “lạnh”, "lạnh hơn", trong cùng một “màu xanh” ; …
- Vẫn có "nóng", "nóng hơn", và "lạnh", "lạnh hơn", trong cùng một "màu tím" ...
Tất cả đều là do sự so sánh TƯƠNG QUAN … Rất “tế nhị” … , nhưng đồng thời, cũng rất “cực đoan” … Rất “trừu tượng” … , nhưng đồng thời, cũng rất “cụ thể” …
Nếu bảo rằng "đỏ" là "đỏ", "xanh" là "xanh" ... thì không có Hội Họa !
Cho nên, nếu xổ toẹt như lê duẫn ( Xin lỗi ! Vì không thể viết hoa ) : Nhà Nguyễn phản động toàn diện ( !? ), thì ... không có LỊCH SỬ !
Sự so sánh TƯƠNG QUAN đó, có thể đem áp dụng cho mọi trường hợp :
- Vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.
- Vua Lê Long Đĩnh và vua Lý Thái Tổ.
- Vua Lý Huệ Tông và vua Trần Thái Tông.
- Vua Trần Nghệ Tông và Hồ Quý Ly.
- Mạc Thái Tổ ( Mạc Đăng Dung ) và Lê Tramg Tông.
- Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng.
- Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm.
- Trần Quang Diệu và Võ Tánh.
- Quang Trung và Gia Long.
- Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Thành.
- Phan Thanh Giản và Tôn Thất Thuyết.
- Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường.
- Phạm Quỳnh và Phan Khôi.
- Trần Trọng Kim và Trần Huy Liệu.
... vv ...
( còn tiếp )
Sau đây là một số bình luận của tôi đã đăng rải rác đây đó, xin được mang về để hầu chuyện quý vị :
Trả lờiXóaA- Phản hồi bài viết của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang :
“Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập ấy ?”
Dạ ! Đúng vậy ! Và đó cũng là “câu hỏi da diết” của nhiều, hay rất nhiều, người Việt Nam … ! Cái sự “như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc Lập ấy” có thể là tốt, rất tốt, có thể là xấu, rất xấu, có thể là nữa tốt nữa xấu, có thể là không tốt không xấu, … , Lịch sử sinh động quá, khách quan quá, “bất nhân” quá ( Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật như sô cẩu ), … , Thật khó mà lường hết … Lịch sử không chấp nhận chữ “nếu”, nhưng học từ lịch sử thì rất cần, tuyệt đối cần, chữ “nếu” …
Cũng giống như khi ta đặt chữ “nếu” với những sự kiện lịch sử như :
1- Nếu Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ ) không thành công trong việc thế ngôi nhà Tiền Lê … !?
Lê Long Đỉnh liệu có phải là hôn quân bạo chúa, dâm dật trác táng, “ngọa triều”, khi :
- Cho róc mía trên đầu nhà sư, mà lại là vị vua đầu tiên cử người qua Trung Quốc thỉnh Cửu Kinh và Địa Tạng Kinh về để xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc !?
- Có “Tư duy kinh tế”, khi cử người sang đặt thương điếm coi sóc việc giao thương buôn bán trong nội địa Trung Quốc !?
- Đích thân tuần thú, chăm lo việc đào kênh, mở đường, đóng thuyền bè cho dân đi lại an toàn, thuận tiện !?
- Sáu lần ngự giá thân chinh chỉ trong 4 năm trị vì, lần cuối cùng trước khi băng khoảng 2 tháng !?
- Giết Hoàng huynh để cướp ngôi, sự thật hay dã sử, lời đồn !? Chỉ là một nghi án lịch sử ... !?
Phải chăng triều sau vì muốn khẳng định tính "chính nghĩa" của triều đại mình, để thu phục nhân tâm, ... nên đã "bôi nhọ" triều trước ... !?
2- Nếu nhà Trần, mà nắm thực quyền lúc đó là Trần Thủ Độ, không thành công trong việc tiếp ngôi nhà Lý … !?
3- Nếu nhà Hồ thành công trong việc tiếm ngôi nhà Trần, thi hành cải cách về mọi mặt … !?
4- Nếu nhà Mạc duy trì được lâu dài, ổn định, … !?
5- Nếu Mạc Kính Cung không nghe lời Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm "Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế" ... !?
6- Nếu Nguyễn Hoàng không nghe lời Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” … !?
7- Nếu Trịnh Kiểm không nghe lời Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" ... !?
( Nếu lịch sử Việt Nam không có một Tuyết Giang Phu Tử, Trình Tuyền Hầu Nguyễn Bĩnh Khiêm, thì vận nước, bờ cõi phía Bắc và phía Nam sẽ ra sao ... !? Một Đấng - Bậc Kẻ Sĩ mà "Huyền Cơ Tham Tạo Hóa / Phiến Ngữ Toàn Tam Tính", chỉ dùng lời nói mà bảo tồn được Xã Tắc, mở mang được Sơn Hà, giảm thiểu được "Máu Xương", liệu đã được hậu thế ngưỡng vọng, noi gương, và tri ân xứng đáng ... !? ...)
8- Nếu Nguyễn Huệ không cướp ngôi chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê, … !?
9- Nếu vua Quang Trung không sớm băng hà, không "bỏ trưởng lập thứ" … !?
10- Nếu vua Gia Long không thống nhất giang sơn … !?
11- Nếu đường lối Duy Tân “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” và đấu tranh ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh thành công … !?
12- Nếu Hiến Pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thực hiện … !?
… vv …
B- Lịch sử cần phải được xem xét thấu đáo và khách quan ...
Trả lờiXóaNhà Lê tồn tại được trong và sau cuộc Trung Hưng là nhờ chúa Trịnh. Vua Lê tại vị đã định được lòng người Bắc Hà, chúa Trịnh đã giữ được ổn định xã hội nhờ theo kế sách của Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm : "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản". Nhờ đó mà nhà Thanh trong bao nhiêu năm không dám xâm phạm ... Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà, ban đầu lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", sau, phế bỏ luôn nhà Lê, đã phá vỡ thế ổn định đó, lại dùng các tướng thân tín võ biền Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân cai trị nên không thể định được lòng người, tạo cớ cho quân Thanh kéo sang ... Nếu vua Quang Trung Nguyễn Huệ không đánh thắng quân Thanh, thì có phải Nguyễn Huệ đã là nguyên nhân gián tiếp, nhưng quyết định và quan trọng, cho việc quân Thanh dày xéo nước Nam ... !? ...
Lịch sử không có chữ "nếu", nhưng học từ lịch sử thì rất cần chữ "nếu" ...
Vua Quang Trung là thiên tài về quân sự, nhưng chưa phải là một nhà chiến lược chính trị tài ba, có tài làm Nguyên Soái, nhưng chưa đủ khí độ Đế Vương ... Đáng tiếc ... cho vận nước ... !! ...
Cũng như Hồ Quý Ly là một nhà cải cách tài ba, nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược chính trị, là điều tối cần thiết cho một vị Để Vương sáng nghiệp ... Ông cướp ngôi nhà Trần để toàn quyền thi hành cải cách, nhưng lại chưa chuẩn bị cho mình và triều đại mới đủ uy tín và uy lực để quy phục lòng người. ổn định xã hội, lại thiếu khả năng quan sát toàn cục, không nhận ra nhà Minh phương Bắc đã ổn định xong cục diện trong nước, sẳn sàng kéo quân xâm lược bên ngoài, ... Nếu ông lập ra cục diện chính trị "vua Trần chúa Hồ" thì sự thế sẽ ra sao ... !? ... Đáng tiếc ... !! ...
Phan Thanh Giản, vị đại thần uyên bác, nhìn rõ toàn cục, nên quyết định "đầu hàng", chịu mất thành, mất đất để bảo vệ dân, ... Đã phải chịu án oan "mãi quốc" ... !! ...
Tôn Thất Thuyết có tài làm đại tướng, người Pháp phải kiêng dè, nhưng thiếu tầm nhìn đại cục, không nhận ra chủ nghĩa Thực Dân là xu thế tất yếu, nên trấn áp phe chủ hòa, giết ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, ép vua Hàm Nghi lên Tân Sở hạ chiếu Cần Vương để quyết tâm kháng Pháp, lại sang cầu viện nhà Thanh lúc bấy giờ cũng đang khốn đốn vì Thực Dân phương Tây xâu xé, ... Nay phải chịu tiếng "quyền thần" ... !! ...
Hoàng Cao Khải vì muốn ổn định xã hội để thực thi cải cách theo con đường Minh Trị Duy Tân mà phải mang tiếng là "đao phủ thủ" của các cuộc khởi nghĩa Cần Vương ... thì lịch sử sẽ phán xét thế nào đây ... !? ...
Cho nên, cái trung của Lê Quýnh đối với vua Chiêu Thống ( niên hiệu Chiêu Thống, gợi nhớ đến Hoàng Lê Nhất Thống, cũng rất nên xem xét và nghị luận ), của Lý Trần Quán đối với chúa Đoan Nam cần phải xem xét trên bình diện hoàn cảnh lịch sử và ý thức hệ lịch sử ...
Ngày nay, cái tên nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, tiếp nối từ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, thể hiện một ý thức hệ khác, CỘNG HÒA, DÂN CHỦ, XÃ HỘI.
Hãy xem đảng CSVN đã ứng xử ra sao cho xứng đáng với Quốc Hiệu ... !! ...
Và lòng trung, nên thể hiện lòng trung thành đối với Quốc Hiệu hay Đảng Hiệu ... !? ...
Kể cả các đảng viên, nên trung thành với Lý Tưởng hay Đảng Hiệu ... !? ...
Tôi viết bình luận này để nhắn nhủ với các “Sử Gia Việt Nam” rằng :
Trả lờiXóaCác vị hưởng “Lộc Nước” để làm “Chính Sử”, nên “khai quật” Lịch Sử để trả lại tính KHOA HỌC KHÁCH QUAN SINH ĐỘNG, vốn là một thuộc tính quan trọng bật nhất của Lịch Sử. Xin đừng nhìn Lịch Sử bằng “tư duy truyện cổ tích” : chính diện, phe mình, Thạch Sanh, Cô Tấm, … thì cái gì cũng tốt ; phản diện, phe nó, Lý Thông, Cám, … thì cái gì cũng xấu … Tệ hại hơn nữa là nhìn Lịch Sử trên quan điểm chính trị, “tô hồng bôi đen”, bẻ cong ngòi bút, … dưới áp lực của cường quyền !
Bài học về “Thôi Trữ giết vua” hẳn quý vị đã biết … !? …
Những lời bình nghiêm khắc của các Sử Gia Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên hẳn các vị đã đọc … !? …
Luật lệ Phong Kiến quy định vua không được phép đến Ngự Sử Đài, không được phép “ngự lãm” sách sử viết về thời trị vì của mình, hẳn quý vị đã hiểu … !? …
Hãy DŨNG CẢM và SÁNG SUỐT, kính thưa quý vị … !! …
Hỡi các Sử Gia Việt Nam, vẫn chưa muộn lắm … . và cũng không thiếu phương tiện … :
DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA
CÁI GÌ KHÔNG BIẾT THÌ TRA GOOGLE
Thật khôi hài, nhưng rất chính xác ... !! ...
C- Lịch Sử Việt Nam còn quá nhiều điều khuất tất, các "Nhà Sử Học Việt Nam" đã "khai quật" được đến đâu rồi … !? …
Xin thú thật, đọc sử của Trần Huy Liệu viết, cá nhân tôi cảm thấy xấu hổ vì trong quá khứ, nhà tôi ở gần một con đường mang tên ông ta … ! …
Đọc sử của Nguyễn Khắc Thuần viết, cá nhân tôi đánh giá ông ta chỉ thuộc dạng “bồi sử”, "sử nô", … ! …
Cá nhân tôi, quê quán ở Bình Định, nhưng tôi không tự hào phi lịch sử về Triều Tây Sơn …
Các “Nhà Sử Học Việt Nam” đã có ai dám phản biện một cách công khai và khách quan về Triều Tây Sơn chưa … !? Hay các vị còn coi đó là đề tài "cấm kỵ", “nhạy cảm”, … !? … Ngòi bút của quý vị đã trót bị cắm vào cái cán "lập trường giai cấp" sai lầm, ấu trỉ, chủ quan, ..., rồi chăng ... !? ...
… vv …
Vậy thì, đến bao giờ thì các vị mới dám phản biện về cái tên Nguyễn Ái Quốc được ký trên bản Thỉnh Nguyện Thư Của Dân Tộc An Nam năm 1919, gửi cho chính phủ Pháp, và trong nhiều hoạt động yêu nước cách mạng khác …!? …
… vv …
Hay là, cá nhân tôi, và nhiều, rất nhiều người Việt Nam khác nữa, phải cảm ơn vì Lịch Sử Việt Nam không chỉ do những “Nhà Sử Học Việt Nam” viết … !? …
( hết )
Ái zà, xin các bác hạ hỏa, hạ hỏa. Bên trang AnhBaSàm đã có lời bình: Quan Sử được đấm mõm!
Trả lờiXóaTốn & Ích
Trả lờiXóaTốn kém vô ích còn làm được
Tốn kém có ích phải làm ngay
Ít ra cũng có nhóm lợi ích
Ai muốn chia thì mau vỗ tay
Tốn tiền vào mạng và có thể
Vô ích khi nói ra điều này.
Tui là Ba Khoai Lang, xin cóp về đây cái còm của chị Hai Lúa bạn tui bên vườn nhà Anh Ba Sàm để bà con hợp tác xã cùng đọc cho dzui nghen:
Trả lờiXóaCái ông GS Lê Văn Lan nhà sử học gì đấy ơi, Lúa tui nghĩ cái bụng của ông không đến nỗi xấu xa, tham lam, độc ác như cái bọn “vẽ bánh” ăn xương uống máu của dân lành, nhưng mong ông dù già cũng đừng có chập mạch để chúng nó lợi dụng nghe ông. Cái bài trả lời phỏng vấn của ông ấy, nếu không xét tới con người của ông từ trước tới nay thì ….Lúa muốn ói vào mặt ông đấy. Ông thương cái bọn cùng đinh khố rách, lượm rác lượm bọc này với. Cái bọn dân đen tụi nó ngu lắm, lâu lâu được mấy đồng bạc mà các ngài hô hào “”ủng hộ/quyên góp”
là sướng tê giò, đội ơn hết ông này bà nọ, chứ tụi nó đâu có biết là các nghị đừng “sai nguyên tắc sử dụng tài chính” có tâm một chút thì cái tụi dân đen ngu dốt kia chẳng cần vài đồng cứu trợ đó đâu.
Nhiều lúc ngồi nghĩ, có bao giờ cái lũ tham nhũng/hút máu của dân/thâu tóm ngân hàng/bán tài nguyên của tổ tiên có một giây phút nào chúng nó ân hận hay bứt rứt hay xốn lòng với cuộc sống cơ hàn lam lũ của cái bọn dân đen, mấy đứa bé móc rác hay không?
Lúa thấy ông chập mạch nhiều lần trên chươgn trình Đường lên dỉnh Olympia, nhất là mấy câu trả lời vào cái năm mà người giành thắng lợi là Nguyễn Lâm Hoàng đó (không nhớ năm nào). Già rồi, cảm thấy không còn minh mẫn nữa, mồm nói run run không kiểm soát nổi hành vi thì…nghỉ đi cho nó khỏe nghe ông.
Riết rồi….trí thức VN sao mà buồn quá. Tụi dân đen biết nhờ vào ai bây giờ?
Đúng là Lúa tui đang rơi vào trạng thái vô hồn, không cảm xúc, ….không muốn làm một cái gì cả. ba ngày vừa rồi không đi làm, chỉ ở nhà ngồi ngáp ruồi.
Do chưa cập nhật nên TSYG không biết rằng cũng ngày hôm qua, GS Lê Văn Lan có bài trả lời phỏng vấn trên VietnamNet, rằng nên xây Bảo tàng, và PHẢI XÂY NGAY!
Trả lờiXóaCó phải tiền trong túi bác đâu mà bác bảo: Phải thế này, phải thế kia?
Chém gió đến thế là cùng. Hết bình lựng nổi!
- Ông Lê Văn Lan không phải là GS. Sở dĩ mọi người hay gọi thế là vì 1 số PV khi làm chương trình "Đường lên đỉnh OLIMPIA" đã tự phong cho ông ta khiến nhiều người tưởng thật.
Trả lờiXóa- Tôikhông rõ trình độ thật của ông Lan nhưng có 1 sự việc khiến tôi buộc phải nghi ngờ nhân cách khoa học của ông ta.Đó là: Khi ông ta được mời về xã yên Sở,huyện Hoài Đức nhân lễ thành hoàng Lý Phục Man, ông ta khẳng định LPM là Phạm Tu, quê ở Yên Sở. Đến khi được mời về làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai,nơi thờ Phạm Tu, ông ta cũng xác quyết: Phạm Tu là người làng Ngọc Than!Rồi khi về xã Thanh Liệt, Thanh Trì, ông ta lại hùng hồn tuyên bố:ông Phạm Tu đích thực là người làng này! Dĩ nhiên, ở cả 3 nơi, ông ta đều được các cụ đón tiếp trọng hậu và có "lót tay" chu đáo
Ghi chú: Cả 3 địa danh kể trên đều thuộc Hà Nội.
Cái bảo tàng lớn nhất đó là tri thức thì không xây, không góp công vun đắp. Để khi đi xây thì cũng không biết xây như thế nào hợp lòng dân. 11.000 tỉ sẽ làm được nhiều thứ có ý nghĩa hơn. Theo như GS Lan nói xây bảo tàng như 1 cái ngồi nổ, nổ xong rồi thì chắc chắn sẽ im bặt luôn như cái vốn có của nó từ xưa đến bây giờ. Sẽ chẳng thay đổi được gì khi không thay đổi bản chất của sự việc.
Trả lờiXóaTheo GS Lan thì xây bảo tàng sẽ như ngồi nổ. Nhưng có điều là nổ xong rồi thì sẽ im bặt lại như cái vốn có của nó từ xưa đến bây giờ. Sự việc cần nhìn thẳng vào bản chất của nó để cải tiến & phát triển. Chứ theo kiểu này thì còn tệ hơn là không xây.
Trả lờiXóaHình như dịp này, một số GS nhà ta đang có vấn đề gì đó nên hay ví von ỏm củ tỏi, tưởng là mượn được hình ảnh hay ho, té ra là tào lao nhăng cuội. Ông thì bảo "dạy học như đá bóng", ông khác lại phán "xây bảo tàng như ngòi nổ"... Nói thật là nhà em bắt đầu hoa mắt ù tai với mấy vị này...
Trả lờiXóaRồi lại tiếp nữa đây...giáo sư sử học LVL hay là LẠI VẪN LỪA đây hở trời.....
Trả lờiXóaQua truyền hình, tôi thấy ông giáo sư Sử học thường phổ cập kiến thức lịch sử cho mọi người - đó là một cái công đáng kể.
Trả lờiXóaNhưng giờ ông lên tiếng về xây bảo tàng chục ngàn tỷ mà lại "gân cổ"lên rằng: “Nền kinh tế Việt Nam khó khăn có nguyên nhân thất thoát từ những tập đoàn như Vinashin. Nếu viện kinh tế khó khăn để không xây bảo tàng là không công bằng. Bào tàng xây dựng tốn kém song là có ích, không được so sánh như những thất thoát, lãng phí từ Vinashin”, thì thật là "tắc kỳ ngôn lộ". "Đá" lộn sân thì không nói làm gì, nhưng ông có vẻ như trên trời xuống dạo chơi...
Lại nữa, xem danh sách "những chuyên gia hàng đầu" trong Ban chỉ đạo xây dựng, kẻ đã nghỉ hưu, người ngoài ngành, chỉ "nhõn" 1 "mụn" có tí ghé qua nghề bảo tàng mà GS Lan chỉ được được cái nhiệt tình, nói khô nước miếng... là gì cho thiên hạ cười cho.
Riêng tôi, giờ này chưa xây cái bảo tàng chục ngàn tỉ kia cũng chưa vội, hãy sử dụng hết diện tích cái bảo tàng thủ đô 2.300 tỉ đã xây cũng là "bảnh" lắm rồi, cũng "đàng hoàng, to đẹp" lắm rồi.
CÔNG DÂN NAM BỘ.
Có lẽ do"Nghề nghiệp" của GS nên GS tiếc, GS muốn để lại dấu ấn cá nhân cho hậu thế.
Trả lờiXóaCháu là kẻ thực dụng, ít học nên cháu tính: Nếu có tân ấy tiền cháu sẽ làm cái cảng trung chuyển công ten nơ quốc tế tại Vân Phong, cột lợi ích của các quốc gia có hàng hóa phải lưu thông và trung chuyển qua tuyến hàng hải quan quan trọng này lại, nhất cử lưỡng tiện...sau này cháu làm bảo tàng sau, hiện vật cháu tạm nhờ nhân dân giữ hộ(Tất nhiên có trả công tương xứng).
FYI: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-09-18-xay-bao-tang-de-chua-suy-thoai-kinh-te-
Trả lờiXóaLịch sử "không thật", bảo tàng "không thật" chỉ làm hại giáo dục.
Cám ơn bác HPMN cho thêm thông tin mới.
Trả lờiXóaBác L. nói: không xây là muộn..., phải xây ngay !...
Mình đành phải hát: "có những nỗi buồn, có những có những nỗi buồn,...
Có những vấn đề, có những có những vấn đề...