Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

TRUNG QUỐC ĐANG “THÔN TÍNH” CHÂU PHI NHƯ THẾ NÀO?

Mời xem lại: Điều tra về các viên thuốc làm từ thịt thai nhi của Trung quốc

 

Theo báo Daily Mail, đang có một cuộc đổ bộ mạnh mẽ của người Trung quốc sang châu Phi trong những năm vừa qua. Hàng tỉ bảng Anh đã được Trung quốc bơm vào châu Phi và việc này vẫn đang tiến triển nhanh chóng.

Các nhà lãnh đạo Trung quốc cho rằng châu Phi có thể trở thành một đất nước “vệ tinh”, nơi có thể giúp giải quyết các vấn đề về dân số và tình trạng thiếu nguyên liệu có thể đưa tới sự sụp đổ.

Đã có khoảng 750.000 người Trung quốc định cư ở Châu Phi trong 10 năm qua, và một con số lớn hơn được cho là đang trên đường “hành quân” sang châu Phi.

Đây là một chiến lược đã được Bắc Kinh toán tính kỹ lưỡng. Có khoảng 300 triệu người Trung quốc cần phải được gửi đến châu Phi để giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm.


 















 

 

 

 

 

 




  

 

 

 

Lục địa đen hay đỏ?


Trên khắp châu Phi, lá cờ đỏ của Trung quốc đang tung bay. Các giao dịch được mở ra để Trung quốc có thể mua dầu mỏ, bạch kim, vàng và các loại khoáng sản.

Các đại sứ quán và đường hàng không mới được thiết lập. Những người trẻ tuổi giỏi giang của Trung quốc có thể được nhìn thấy ở khắp nơi của châu Phi. Họ thường mua sắm tại các cửa hang đắt tiền, lái các loại xe siêu sang Mercedes, BMW hoặc Limousine, gửi con cái vào các trường tư nhân dành riêng cho người Hoa.

Trên các con đường gồ ghề đã có những chiếc xe bus của Trung quốc, chở những người dân địa phương đến các chợ đầy ắp những hàng hóa giá rẻ Made in China. Một tuyến đường sắt mới dài hơn một ngàn dặm do Trung quốc xây dựng sẽ mang hàng tỉ tấn gỗ bất hợp pháp, các loại quặng, vàng và kim cương về Trung quốc.

Các đoàn tàu thủy tập kết tại các cảng xung quanh bờ biển, chờ mang hàng hóa trở lại Bắc kinh sau khi bốc dỡ các hàng hóa giá rẻ được làm tại Trung quốc.

Viện Khổng tử được mọc lên khắp nơi, kể cả tại những nước xa xôi nhỏ bé như BurundiRwanda.

Các khu rừng nguyên sinh đang bị phá hủy. Ở Trung quốc có khoảng 70% gỗ là được đưa về từ châu Phi. Mặt đất như chứa những vết sẹo khổng lồ là những mỏ khai thác quặng của Trung quốc, ở đó người lao động được trả chưa tới 1 bảng Anh cho một ngày công khai thác quặng và khoáng sản.

Ở tất cả mọi nơi trên Lục địa Đen, sự có mặt của người Trung quốc đang như nước lũ dâng lên ồ ạt. Angola có Chinatown riêng của mình cũng như các thành phố lớn Daar es Salaam  (Tanzania) và Nairobi (Kenya).

 

 Các cháu ngây thơ quá, đâu biết chúng nó đang vào để "thịt" mình!

 

Các cửa hàng tổng hợp độc quyền, chuyên bán các lọai thực phẩm Trung quốc  mà người da đen không được phép mua, đã mọc lên trên khắp lục địa.

Trung quốc đang ôm chặt lấy châu Phi, từ Nigeria ở phía Bắc, Guinea Xích đạo, Gabon, Angola ở phía tây, qua Chad và Sudan ở phía đông và Zambia, Zimbabwe, Mozmbique ở phía Nam và coi việc nắm giữ lục địa này như là chính sách quan trọng, quyết định sự tồn tại lâu dài của siêu cường.

Giống như trong một cuộc đua giành một ngôi nhà mới trên một hành tinh khác vì áp lực của sự kiệt quệ tài nguyên của một đất nước mà dân số đã tăng từ 500 triệu lên 1,3 tỉ trong 50 năm, Bắc kinh đưa ra cái gọi là “chính sách châu Phi cua Trung quốc”.

Trung quốc hiện đang “khát” thực phẩm, đất đai và năng lượng.Trong mười năm qua, lượng tiêu thụ dầu của Trung quốc đã tăng gấp 35 lần, và Bắc kinh đang nuốt 80% lượng cung đồng, thép và nhôm trên thế giới.

Ở châu Phi dường như không có các qui tắc y tế và nguyên tắc an toàn để chống lại hàng hóa chất lượng kém và nguy hiểm đến tính mạng con người, do vậy châu Phi là một địa chỉ hoàn hảo cho các loại  “hàng dỏm” từ Trung quốc.

Kết quả của việc khát nguyên liệu và việc bán hàng Trung quốc sang châu Phi đã làm cho kim ngạch thương mại giữa châu Phi và Trung quốc tăng nhanh rõ rệt.

Bên cạnh đó Trung quốc còn bán máy bay và các loại súng tiểu liên và lựu đạn cho các nước châu Phi, cung cấp cho các cuộc chiến liên tu bất tận trên mảnh đất này.

Sau khi giành độc lập từ Anh, Pháp, Bỉ và Đức, các nhà lãnh đạo châu Phi cảm thấy “hạnh phúc” khi làm ăn với Trung quốc chỉ vì một lý do đơn giản: tiền mặt. Các nước phương Tây thường cho vay với điều kiện kèm theo về cải cách dân chủ hoặc những ràng buộc về minh bạch trong việc sử dụng vốn vay. Trung quốc thì tỏ ra thoải mái hơn nhiều dù họ biết rằng những đồng tiền của họ sẽ đi thẳng vào túi những nhà độc tài chứ không đến được 800 triệu dân nghèo khó của châu Phi. Ở châu lục này, tham nhũng là một ngành công nghiệp chiếm nhiều tỉ bảng Anh và rõ ràng Trung quốc đang làm trầm trọng thêm căn bệnh ung thư này. Đối với Trung quốc, châu Phi là nơi để kiếm tiền chứ không phải là nơi thực thi nhân quyền.

Đã có các cuộc bạo loạn ở Zambia, Angola, Congo phản ứng trước làn sóng công nhân Trung quốc nhập cư. Trung quốc không sử dụng lao động bản địa với lý do người da đen thường lười biếng và không có tay nghề.

Tại Angola, chính phủ chấp nhận 70% các công trình công cộng được giao cho các công ty Trung quốc, hầu hết là không sử dụng lao động người Angola.

 

 Một góc thành phố ma không một bóng người Kilamba - ngoại ô thủ đô Luanda (Angola)


Kilamba, thành phố vệ tinh cho 500.000 dân cư do người Trung quốc xây dựng ở ngoại ô thủ đô Luanda của Angola đang bỏ trống. Người dân Angola không thể có đủ tiền để mua căn hộ và sinh sống tại khu này. Có lẽ những thành phố đang bỏ trống như thế được xây lên là để dành cho những đạo quân, những công dân mới của châu phi đến từ Trung quốc.

Và dường như việc thôn tính châu Phi của Trung quốc mới chỉ bắt đầu.


2 nhận xét:

  1. Không gì quan trọng hơn cái tình hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Nhẽ ra TQ phải tập trung xây dựng quyền lực mềm bằng cách thu phục niềm tin của hàng xóm trước rồi mới vươn tay ra thế giới sau. Ngược lại TQ chưa mạnh thật sự đã lo hăm dọa hàng xóm , cứ lâu lâu lại nghe báo giới TQ hăm he "chuẩn bị cho tiếng đại bác trên Biển Đông". Hăm Đông Nam Á có lẻ chưa đã cơn tự sướng nên hăm luôn Mỹ rằng "1/2 Thái Bình Dương là vùng không thể hoạt động của Mỹ trong tương lai gần ". Cứ như vậy TQ tự buộc các nước láng giềng xây dựng vũ trang mạnh và chọn xu thế thân Mỹ. Nhưng thật ra kẻ thù lớn nhất của chính quyền TQ là cả tỷ dân của họ. Người TQ vừa thoát đói ăn nên tạm chấp nhận cuộc sống mới. Nhưng sự bất công và kinh tế kiểu thực dân Âu thế kỹ 19 của TQ sẽ đẩy mâu thuẫn xã hội lên đỉnh điểm. Mỹ phải cho hàng nghìn tỷ mổi năm cho người nghèo dù xã hội Mỹ OK hơn TQ nhiều. Tương lai khi dân TQ đòi quyền được có lợi tức an sinh xã hội không biết TQ đào đâu ra đủ tiền mà lo. Về chiến lược tôi chỉ thấy TQ phải chịu họa nhiều hơn phúc.
    http://quyenyeunuoc.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bác Việt Quốc đã ghé thăm và cho lời bình xác đáng. Với chiến lược thôn tính như hiện nay , Trung quốc đang làm cho cả thế giới lo ngại. Nhiều số nước lo là để phòng ngừa, ngăn chặn mộng bành trướng của TQ chứ không hề sợ hãi TQ, kể cả một số nước nhỏ quanh chúng ta như Đài loan, Singapore, Philippines... Còn VN thì... , nghĩ mà buồn và đau quá !

    Trả lờiXóa