Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

THÁI ĐỘ BẤT LỊCH SỰ CỦA PUTIN BỊ MỔ XẺ TỚI NƠI TỚI CHỐN

Mời xem lại: GỬI ÔNG PUTIN!
Nhiều tờ báo của Hàn Quốc trong vài ngày qua đã đồng loạt lên tiếng phê phán gay gắt thái độ bất lịch sự của Putin trong chuyến thăm Hàn Quốc mới đây.
Nguyên do là lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Hàn Quốc được phía Nga đơn phương thông báo sẽ rút ngắn, bắt đầu từ thứ Tư thay vì từ thứ Ba như thỏa thuận ngoại giao của hai bên trước đây. Ấy thế nhưng theo kế hoạch đã bị thay đổi này, ông Putin vẫn đến trễ 30 phút, buộc người đồng nhiệm là nữ Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye phải chờ đợi. Cuộc hội đàm thượng đỉnh cùng với nhiều sự kiện liên tiếp đã bị đẩy ra sau bữa ăn trưa bắt đầu lúc 3h15 chiều.
Tờ Yonhap chỉ trích phía Nga đã vi phạm nghi thức ngoại giao khi thay đổi kế hoạch và yêu cầu Seoul phải điều chỉnh theo kế hoạch của mình. Tờ báo này còn cho biết Putin có “thói quen” đến trễ trong các cuộc gặp chính thức với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, vào tháng 9 vừa qua, ông Putin đã tới trễ hơn một giờ đối với cuộc họp thượng định đầu tiên với bà Park Geun-hye tại Saint Petersburg. Còn các vị Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Phần Lan  Sauli Ninisto và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã từng phải chờ đến hai giờ để “được gặp” Putin.
Trong khi đó, tờ Dong-A Ilbo thì chỉ rõ: Sự chậm trễ thường xuyên của Tổng thống Nga Putin là do phong cách sống và các hoạt động ngẫu hứng của ông ta. Theo tờ báo này, Putin đã đến muộn 4 giờ trong cuộc gặp thượng đỉnh tuần trước với Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych. Lý do thực là lãng nhách: Putin “bận” uống rượu với một người Nga đi xe máy tình cờ gặp trên đường đến địa điểm cuộc họp. Các chuyên gia nghiên cứu về Nga cho biết sự chậm trễ thường xuyên của Putin chủ yếu là do lối sống. Một quan chức tại Moscow nói, văn phòng của Putin ở Kremlin thường để trống vào các buổi sáng trong tuần vì thói quen ngủ muộn và dậy muôn của Putin. Tờ báo này cho rằng Putin có thói quen dậy trễ bắt đầu từ thời gian ông ta làm sĩ quan KGB. Một số người nói ông Putin đã phát triển các thói quen của mình sau khi nhậm chức tổng thống vào tháng 3 năm 2000. Cũng theo Dong-A Ilbo, một phóng viên của tờ báo lớn tại Nga Rossiyskaya Gazeta, đã nhận xét rằng thói quen của Putin tương tự như của Joseph Stalin, người đã cai trị Liên Xô trong 29 năm. Vì thói quen dậy muộn này mà Stalin đã nhiều lần để đại biểu nước ngoài phải chờ trong vài giờ ở bên ngoài Kremlin.
Một tờ báo lớn khác của Hàn Quốc là KoreanTimes thì thẳng thắn kêu gọi: Putin, hãy đúng giờ vào lần sau! Tờ báo này phê phán Putin: Việc Nga đơn phương thay đổi lịch trình của Putin ngay trước chuyến thăm cho thấy sự thiếu tôn trọng to lớn dành cho Hàn Quốc và Tổng thống Park Geun-hye.
Tờ KoreanTimes bức xúc khi nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu tiên ông Putin cư xử thiếu đàng hoàng. Trong cuộc gặp bên lề G20 vào tháng Chín, Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye cũng bị đối xử theo cách của Putin: cuộc gặp bị trễ 2 giờ so với lịch trình trước đó. Tờ báo mô tả: Putin không hề có lời xin lỗi hay giải thích về sự chậm trễ này. Dù rất mệt mỏi nhưng bà Park vẫn ngồi một cách lịch sự để nói chuyện. Trong khi đó, Putin chỉ nói các vấn đề được chuẩn bị sẵn với mộtt tờ giấy trên bàn và đôi chân duỗi dài ra một cách thoải mái.

Nàng thì ngồi e lệ
Chân chàng lại duỗi ra
Do bộ phận không nhỏ
Hơi bị mỏi ấy mà!
Tờ báo nhắc lại năm 2008, Tổng thống Lee Myung-bak đến thăm Nga và có cuộc hẹn gặp với Putin lúc 5 giờ chiều tại Nhà khách chính phủ ở Moscow, nhưng đến 6 giờ chiều Putin mới xuất hiện.
Kể về hành vi khó lường của Putin, tờ báo cho biết Putin đã từng tặng Thủ tướng Đức Angela Merkel món quà độc là một con chó đồ chơi khi bà đến thăm Moscow năm 2006, mặc dù ông ta biết rằng bà Merkel rất sợ chó. Chưa hết, trong cuộc họp tiếp theo vào mùa hè 2007 tại Sochi, ông ta mang theo một con chó cưng to lớn của mình thuộc giống chó săn Labrador đen. Nó đứng ngay bên cạnh chân bà Merkel, hít hít cái mũi làm cho bà vô cùng khó chịu.










Chủ khoái chí lim dim
Còn khách hãi thót tim, 
Chó săn tha hồ hít
Chủ sai chó đi tìm
Cái chi?

Có thể coi lời nhận xét của giáo sư Shin Yul tại Đại học Myongji như một kết luận: Putin được biết đến như một nhà lãnh đạo độc tài. Dường như ông ta tin rằng mình có thể tiến hành các hoạt động trên thế giới như trong đất nước của mình. Đó là lý do của những hành vi không thể đoán trước, và thói quen của ông ta cứ thế mà tiếp tục. Đây là một điều đáng lo ngại vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với nhiều quốc gia khác.


Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

KHI CỬ TRI PHÁT BIỂU MÀ THIẾU … I-ỐT!


Mấy bữa rày dư luận viên Vo Văn Ve nhà em cứ chạy ngược chạy xuôi trên chiếc Honda ôm lo kiếm cơm, thỉnh thoảng hóng hớt chờ nghe tin tức từ hội nghị trung ương đảng cộng sản Tàu, nhưng vẫn lặng như tờ. Nghe đâu thì ngày mai mới có tin sốt dẻo từ Bắc Kinh, thôi thì đành chịu. Thân phận dư luận viên kiêm xe ôm như Vo Văn Ve nhà em thì đâu có dám mơ ước gì nhiều ngoài chuyện đủ tiền cơm cháo cho mụ vợ lắm điều cùng với năm con hĩm.
Sau cuốc xe ôm cuối cùng vào lúc 8h30 tối nay, tình cờ đọc được bài trên VnExpress, nhà em buộc phải có mấy nhời.
Ấy là nói về bài Cử tri bức xúc giáo viên dạy thêm thu nhập 50 triệu, trong đó có trích phát biểu của hai vị cử tri là Nguyễn Đức Hương và Trương Đình Khoái.
Theo cử tri có tên Nguyễn Đức Hương: “Lấy dẫn chứng ngay  trong gia đình mình, cử tri này cho biết, tiền học chính của các cháu mội tháng 40.000 đồng song nếu học thêm 5 môn thì phải nộp tới 2 triệu đồng. Mỗi lớp 50 học sinh, mỗi cháu học 2-3 môn và nộp 1 triệu đồng thì thầy cô thu được 50 triệu đồng mỗi tháng. Với số tiền này, không thể nói là đời sống giáo viên khó khăn”.
Thưa với cử tri có tên Nguyễn Đức Hương vài điều:
Điều thứ nhất: ông lấy dẫn chứng ngay từ trong nhà ông, có lẽ ông không biết rằng đây là cách minh họa thiếu thuyết phục nhất, kém hiểu quả nhất, khi đưa cái “gia đình tôi” ra để trình bày. Hơn nữa, ông bảo rằng, nếu học thêm 5 môn thì phải nộp tới 2 triệu đồng. Ôi chao, sao ông cứ bắt con cháu của ông học thêm nhiều đến thế, học thêm đến cả 5 môn cơ đấy. Kinh! Tôi có đề nghị nho nhỏ với ông: mỗi ngày ông cứ cho cháu uống nửa thìa i-ốt là mọi thứ sẽ ổn thôi ông ạ, cùng lắm là sau 2 tháng, cháu chỉ cần học thêm môn tiếng Anh là đủ!
Điều thứ hai: cứ cho những điều ông nói là đúng, mỗi cháu học 2-3 môn thì mỗi cháu phải học với 2-3 thầy cô khác nhau. Thế thì mỗi thầy cô (quá lắm) cũng chỉ thu được 15 triệu đồng mà thôi. Nhiều thầy cô đã từng bị ho lao, ung thư phổi và đã phải cực kỳ vất vả, vật lộn với cuộc sống để kiếm được chút thu nhập từ nghề nghiệp của chính mình đấy ông ạ.
Điều thứ ba: có gì đảm bảo khi chỉ dựa vào suy đoán hết sức chủ quan của cá nhân, để ông nói rằng thu nhập của giáo viên là 50 triệu đồng mỗi tháng, và rồi từ đó ông kết luận cực kỳ tào lao rằng: không thể nói là đời sống giao viên khó khăn?
Còn cử tri có tên Trương Đình Khoái thì phán một câu xanh rờn: “Nhiều cha mẹ không đủ tiền cho con học và mất lòng tin vào giáo viên. Học sinh kém thì phải phạt giáo viên chứ không thể bắt học sinh học thêm”!
Chỉ xin thưa với cử tri Trương Đình Khoái một câu: Nếu ông đã mất lòng tin vào giáo viên ở Việt Nam thì ông nên theo gương của rất nhiều quan chức, hãy cho con ông đi du học Mỹ quốc, Anh quốc, Úc quốc, Pháp quốc, …, để nay mai cháu về giúp cho Cố quốc, chứ đừng để cháu lui cui học ở trong nước rồi trong tương lai gần, lại phải ra mần thuê kiếm cháo ở Phú quốc, ông Khoái nhá. Hơn nữa, nếu có phạt chăng, là phải phạt những người như ông vì ông đã lỡ đẻ ra những đứa con, chứ đâu phải là đụng chút gì là phạt ngay giáo viên, bời họ là những người đang toát mồ hôi hột để dạy cho con ông, một sản phẩm đích thị là của ông?
Lời kết, thưa với cả hai ông Hương và Khoái:
Ai đó đã từng nói rằng, đây là “lỗi hệ thống”. Ngành giáo, ngành y, hay bất cứ ngành nào hiện nay đều có nhiều vấn đề hệ trọng, nếu không muốn nói là rất nghiêm trọng.
Các ông có vinh dự thay mặt cho nhân dân để phát biểu tại các cuộc họp với quan chức cấp cao, thì lời phát biểu của các ông cũng phải có tí tầm chứ, sao nại lói tào nao thế, các ông nhẩy?



Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

MONG ƯỚC ĐƯỢC THƯỢNG TỌA THÍCH THANH QUYẾT GỌI BẰNG “ĐỒNG CHÍ”!


Khoảng một tháng rưỡi nay, dư luận viên Vo Văn Ve nhà em tối mặt tối mũi lo chạy xe ôm kiếm tiền nuôi vợ con nên sao nhãng sự nghiệp bờ lốc bờ liếc. Hôm nay, trong lúc đang nằm thượt đuổi ruồi trên yên xe chờ khách, nhà em bỗng đọc được bài của báo Côngan Nhân dân, phỏng vấn Thượng tọa Đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết, chợt thấy cảm xúc dâng tràn, và tự hứa tối nay phải viết mấy dòng để tỏ bày tâm tư.
Trong bài trả lời phỏng vấn, Thượng tọa Thích Thanh Quyết ca ngợi lực lượng công an đã có nhiều nỗ lực kiềm chế sự gia tăng tội phạm, đấu tranh khám phá án đạt tỉ lệ cao và đã ngăn chặn, khống chế các âm mưu, ý đồ hòng kích động, gây rối trật tự. Thượng tọa khẳng định: “Tôi thấy tình hình an ninh, chính trị ở ta rất ổn định, an toàn. Rõ ràng đời sống kinh tế, vật chất của ta còn những khó khăn nhưng an ninh quốc gia đảm bảo, chính trị ổn định, ngay người nước ngoài đến Việt Nam cũng vậy, họ rất yên tâm, không phải lo việc này việc kia”. Đề cập đến “các thế lực bên ngoài”, Thượng tọa Thích Thanh Quyết mạnh mẽ khẳng định: “Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lệ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia”. Khi được hỏi về tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp qua những vụ án man rợ, gây rung động gần đây, Thượng tọa Thích Thanh Quyết thẳng thắn chia sẻ: “Hiện nay trong xã hội, và thảo luận tại Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu cũng rất bức xúc, truy nguyên nguồn gốc nảy sinh những hành vi, nào là ngành y tế, nào ngành giáo dục, rồi văn hóa, kinh tế… Tức ngành nào cũng có chuyện này, chuyện kia mà thực ra là động đâu bung đấy. Cho nên bây giờ chúng ta phải tìm nguồn, kiểm tra lại tổng thể đạo đức con người để ta biết được đang cần gì, ta bắt đầu bước đi từ đâu, xử lý đến từng giai đoạn nào, lúc ấy mới biết được căn nguyên, cái mà các đại biểu nói là đạo đức xã hội xuống cấp”.
Tuy nhiên, điều làm cho nhà em sung sướng và tự hào nhất là Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã gọi anh em trong ngành Công an là “đồng chí”: “ Những vụ án (lớn) như vậy chỉ lực lượng Công an mới khám phá được. Vụ án tham nhũng càng lớn, tính chất tinh vi, phức tạp càng cao. Lại được ‘bao bọc’ bởi nhiều yếu tố. Các đồng chí khám phá được bởi có chuyên môn nghiệp vụ, có nhân lực được đào tạo, tôi luyện tốt, có kinh nghiệm đấu tranh, khám phá án và có phẩm chất cao. Cho nên khi tung vào làm những vụ án đó, các đồng chí đã khám phá rất nhanh, phát hiện nhanh nhạy, điều tra làm rõ được hành vi phạm pháp của từng đối tượng. Đó là thành quả rất lớn của ngành Công an”.



Từ “đồng chí” chỉ được phát ra có hai lần thôi nhưng sao mà quí giá đến thế! Bởi lẽ nó được phát ra không phải từ những cán bộ chiến sĩ công an, quân đội hay là những đảng viên, mà lại từ một vị Thượng tọa đáng kính.
Hy vọng đây sẽ là tín hiệu khởi đầu cho một trào lưu mang tính cách mạng trong việc sử dụng những thuật ngữ tương tự nhằm nâng cao tính chiến đấu cho những người vốn hiền hòa như em và vợ em.
Càng hy vọng hơn, trong một ngày không xa nào đó, nhà em sẽ gặp và được Thượng tọa Thích Thanh Quyết bắt tay trìu mến: “Chào đồng chí Dư luận viên”! Khi đó, đảm bảo rằng nhà em sẽ vô cùng tự hào và trân trọng đáp lại: “Kính chào đồng chí”!

Dư luận viên VO VĂN VE.





Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

NHỮNG MÂU THUẪN KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT CỦA TRUNG QUỐC


Telegraph 28-10-13
China's impossible contradiction

Những mâu thuẫn không thể giải quyết của Trung Quốc

Ambrose Evans-Pritchard

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tiết lộ kế hoạch cải tổ kinh tế trên quy mô rộng lớn tại Hội Nghị Trung Ương 3 của Đảng vào tháng tới. Kế hoạch này sẽ tấn công vào con khủng long doanh nghiệp nhà nước và bộ máy xin cho của Đảng.
Tuy nhiên, ông ta vẫn muốn tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ của một nhà nước độc tài một đảng, một hệ tư tưởng. Sau đây là bài tường thuật đáng chú ý của Hoàng Tương Duy trên tờ Tin Sáng Hoa Nam (South China Morning Post).
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nhà nước (TTNCPTNN) vừa đưa ra lộ trình của các biện pháp cải tổ kinh tế. Đề xuất này được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc vì nó được chấp bút bởi không ai khác ngoài chính người có chủ trương cải tổ Lưu Vĩ cùng cánh tay phải của Chủ tịch Tập về các vấn đề kinh tế, ông Lưu Hạc.
Vấn đề ở đây là các đề nghị này mâu thuẫn với các phát hiện cốt lõi trong bản thông cáo chung của TTNCPTNN và Ngân Hàng Thế Giới. Bản đệ trình này chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không thành công khi nhảy vào giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo và sẽ suy thoái trong cái “bẫy lợi tức trung lưu” trừ khi Trung Quốc chấp nhận toàn bộ lối tư duy tự do hiện đại. Bản kiến nghị không nhắc trực tiếp đến vấn đề dân chủ, nhưng rõ ràng là có hàm ý như vậy.
Bản tường trình năm 2012 đã cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ có nguy cơ chạm mức trần vô hình giống trường hợp Mỹ Latinh và Trung Đông sau thời kỳ phát triển vượt bậc trong hai thập niên 1960 và 1970. Trung Quốc sẽ không được như Nhật Bản, Hàn Quốc, là những nước hiếm hoi đã thoát khỏi tình trạng “đụng trần”. Bản báo cáo nêu rõ: “Khi mà các nước không có khả năng tăng năng suất lao động bằng cách đổi mới, họ sẽ rơi vào bẫy. Trung Quốc không phải chịu chung số phận đó (nếu áp dụng các chính sách đổi mới).”
Tất cả các lập luận đến nay đều trở nên rõ ràng. Lực lượng lao động rẻ từ khu vực nông thôn của Trung Quốc đang cạn kiệt. Bản báo cáo của TTNCPTNN đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thay đổi nhân chủng trệch hướng, khi mà tỉ lệ người già sống phụ thuộc cao gấp đôi tỉ lệ ở Bắc Âu trong vòng 20 năm.
Bản báo cáo tiếp tục nói rằng Trung Quốc đã gặt hái thành quả từ nhân công rẻ sẵn có và sự phát triển dựa vào đầu tư, xuất cảng và sự tăng trưởng mang tính rượt đuổi. Trung Quốc còn có thể dựa vào nền kỹ thuật nhập cảng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển (trung bình 10%/năm kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu cuộc đột phá mở cửa kinh tế vào năm 1978). Bản phúc trình cho hay: “Trung Quốc đã đi đến một khúc ngoặt khác của con đường phát triển. Nó đòi hỏi một sự thay đổi chiến lược mới mang tính nền tảng.”
Như tôi đã từng trình bày, TTNCPTNN cho biết mức phát triển của Trung Quốc sẽ chậm xuống còn 7% vào cuối thập niên này và 5% vào cuối thập niên 2020 ngay cả nếu Trung Quốc cải tổ sâu rộng. Sự trì trệ sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục bám vào mô hình kinh tế và xã hội do nhà nước kiểm soát. TTNCPTNN cho rằng: “Những lực hỗ trợ cho sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc đang yếu dần. Sự kiểm soát tuyệt đối của chính quyền trong một số lãnh vực chính, trong giai đoạn đầu là lợi thế, tuy nhiên trong tương lai rất có thể trở thành hàng rào cản trở sự sáng tạo. Vai trò của khu vực tư nhân rất quan trọng vì sự sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật hoàn toàn khác biệt về bản chất so với giai đoạn chạy đua để bắt kịp công nghệ thế giới. Đây không phải việc có thể hoàn thành bằng sự kế hoạch hóa của chính phủ.”
Xem ra ông Tập Cập Bình nghĩ rằng ông có thể loại bỏ một nửa những thứ này, và lựa chọn một số cải tổ thuận lợi nhất mà ông nghĩ có thể tạo ra phát triển trong khi bóp nghẹt báo chí, Internet, tự do khoa học, và làm sống lại các cuộc “tự phê bình” theo kiểu Mao-ít để kiểm soát chặt chẽ toàn bộ đảng. Người ta nhìn thấy rõ rệt sự tái hồi của chủ nghĩa Lê-nin. Vụ xử lý một nhà báo của Tin Nhanh Quảng Châu (Guangzhou Express) trong tuần này, khi người đó buộc phải thốt ra những lời ngớ ngẩn trong một màn thú tội được thu hình có công an theo dõi kèm theo những thủ tục truy tố bị lên án, đã mang mầu sắc Cách Mạng Văn Hóa nặng nề.
Chắc chắn phải có sự đánh đổi: hoặc Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải từ bỏ bớt sự kiểm soát về các mặt chính trị xã hội để cho phép “tinh thần sáng tạo” phát triển; hoặc những cuộc cải tổ sẽ bị thoái hóa thành những bùa phép vô nghĩa và những lời phát biểu khoa trương nhảm nhí, khiến Trung Quốc rơi vào cái bẫy “lợi tức trung lưu”. Chúng ta đang ở thời điểm mà Trung Quốc phải đưa ra quyết định. Hãy dõi theo sát những thông tin từ Hội nghị Trung Ương 3.

TRẦN NGỌC ANH dịch
PHONG VỆ nhuận sắc