Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

THÁI ĐỘ BẤT LỊCH SỰ CỦA PUTIN BỊ MỔ XẺ TỚI NƠI TỚI CHỐN

Mời xem lại: GỬI ÔNG PUTIN!
Nhiều tờ báo của Hàn Quốc trong vài ngày qua đã đồng loạt lên tiếng phê phán gay gắt thái độ bất lịch sự của Putin trong chuyến thăm Hàn Quốc mới đây.
Nguyên do là lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Hàn Quốc được phía Nga đơn phương thông báo sẽ rút ngắn, bắt đầu từ thứ Tư thay vì từ thứ Ba như thỏa thuận ngoại giao của hai bên trước đây. Ấy thế nhưng theo kế hoạch đã bị thay đổi này, ông Putin vẫn đến trễ 30 phút, buộc người đồng nhiệm là nữ Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye phải chờ đợi. Cuộc hội đàm thượng đỉnh cùng với nhiều sự kiện liên tiếp đã bị đẩy ra sau bữa ăn trưa bắt đầu lúc 3h15 chiều.
Tờ Yonhap chỉ trích phía Nga đã vi phạm nghi thức ngoại giao khi thay đổi kế hoạch và yêu cầu Seoul phải điều chỉnh theo kế hoạch của mình. Tờ báo này còn cho biết Putin có “thói quen” đến trễ trong các cuộc gặp chính thức với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, vào tháng 9 vừa qua, ông Putin đã tới trễ hơn một giờ đối với cuộc họp thượng định đầu tiên với bà Park Geun-hye tại Saint Petersburg. Còn các vị Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Phần Lan  Sauli Ninisto và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã từng phải chờ đến hai giờ để “được gặp” Putin.
Trong khi đó, tờ Dong-A Ilbo thì chỉ rõ: Sự chậm trễ thường xuyên của Tổng thống Nga Putin là do phong cách sống và các hoạt động ngẫu hứng của ông ta. Theo tờ báo này, Putin đã đến muộn 4 giờ trong cuộc gặp thượng đỉnh tuần trước với Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych. Lý do thực là lãng nhách: Putin “bận” uống rượu với một người Nga đi xe máy tình cờ gặp trên đường đến địa điểm cuộc họp. Các chuyên gia nghiên cứu về Nga cho biết sự chậm trễ thường xuyên của Putin chủ yếu là do lối sống. Một quan chức tại Moscow nói, văn phòng của Putin ở Kremlin thường để trống vào các buổi sáng trong tuần vì thói quen ngủ muộn và dậy muôn của Putin. Tờ báo này cho rằng Putin có thói quen dậy trễ bắt đầu từ thời gian ông ta làm sĩ quan KGB. Một số người nói ông Putin đã phát triển các thói quen của mình sau khi nhậm chức tổng thống vào tháng 3 năm 2000. Cũng theo Dong-A Ilbo, một phóng viên của tờ báo lớn tại Nga Rossiyskaya Gazeta, đã nhận xét rằng thói quen của Putin tương tự như của Joseph Stalin, người đã cai trị Liên Xô trong 29 năm. Vì thói quen dậy muộn này mà Stalin đã nhiều lần để đại biểu nước ngoài phải chờ trong vài giờ ở bên ngoài Kremlin.
Một tờ báo lớn khác của Hàn Quốc là KoreanTimes thì thẳng thắn kêu gọi: Putin, hãy đúng giờ vào lần sau! Tờ báo này phê phán Putin: Việc Nga đơn phương thay đổi lịch trình của Putin ngay trước chuyến thăm cho thấy sự thiếu tôn trọng to lớn dành cho Hàn Quốc và Tổng thống Park Geun-hye.
Tờ KoreanTimes bức xúc khi nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu tiên ông Putin cư xử thiếu đàng hoàng. Trong cuộc gặp bên lề G20 vào tháng Chín, Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye cũng bị đối xử theo cách của Putin: cuộc gặp bị trễ 2 giờ so với lịch trình trước đó. Tờ báo mô tả: Putin không hề có lời xin lỗi hay giải thích về sự chậm trễ này. Dù rất mệt mỏi nhưng bà Park vẫn ngồi một cách lịch sự để nói chuyện. Trong khi đó, Putin chỉ nói các vấn đề được chuẩn bị sẵn với mộtt tờ giấy trên bàn và đôi chân duỗi dài ra một cách thoải mái.

Nàng thì ngồi e lệ
Chân chàng lại duỗi ra
Do bộ phận không nhỏ
Hơi bị mỏi ấy mà!
Tờ báo nhắc lại năm 2008, Tổng thống Lee Myung-bak đến thăm Nga và có cuộc hẹn gặp với Putin lúc 5 giờ chiều tại Nhà khách chính phủ ở Moscow, nhưng đến 6 giờ chiều Putin mới xuất hiện.
Kể về hành vi khó lường của Putin, tờ báo cho biết Putin đã từng tặng Thủ tướng Đức Angela Merkel món quà độc là một con chó đồ chơi khi bà đến thăm Moscow năm 2006, mặc dù ông ta biết rằng bà Merkel rất sợ chó. Chưa hết, trong cuộc họp tiếp theo vào mùa hè 2007 tại Sochi, ông ta mang theo một con chó cưng to lớn của mình thuộc giống chó săn Labrador đen. Nó đứng ngay bên cạnh chân bà Merkel, hít hít cái mũi làm cho bà vô cùng khó chịu.










Chủ khoái chí lim dim
Còn khách hãi thót tim, 
Chó săn tha hồ hít
Chủ sai chó đi tìm
Cái chi?

Có thể coi lời nhận xét của giáo sư Shin Yul tại Đại học Myongji như một kết luận: Putin được biết đến như một nhà lãnh đạo độc tài. Dường như ông ta tin rằng mình có thể tiến hành các hoạt động trên thế giới như trong đất nước của mình. Đó là lý do của những hành vi không thể đoán trước, và thói quen của ông ta cứ thế mà tiếp tục. Đây là một điều đáng lo ngại vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với nhiều quốc gia khác.


1 nhận xét: