TSYG:
Nghe ông GS lý luận chính trị Đỗ Quang Hưng (ĐQH), Ủy viên Hội đồng lý luận TW,
trả lời phỏng vấn đài BBC mà mình không nhịn được cười. Giáo sư gì mà ngộ quá: ăn
nói ngô nghê, câu cú thì lộn xộn vô nghĩa, lý luận rặt theo kiểu lý sự cùn, thi thoảng lại còn cà cà...cà lăm Với
những ông như thế này tham gia vào Hội đồng lý luận TW mà đất nước không đi
xuống thì mới là lạ.
Nguồn:
BBC
ĐQH:
Đương nhiên cũng như số đông người Việt Nam , tôi nghĩ về một bản hiến pháp
như vậy đấy, tất nhiên là tôi tán thành. Hiện nay thì những ý niệm, những vấn
đề lớn trong toàn dân như thế này, trong tình hình như thế này thì sự, những
cái sự đồng thuận, những cái sự tỉ lệ mà nó cao như vậy đấy thì tôi cho nó cũng
phản ánh khách quan về cách suy nghĩ trong Quốc hội và trong các đại biểu Quốc
hội thì tôi nghĩ việc ấy cũng là bình thường, và cũng dễ hiểu. Tôi thì tôi thấy
như vậy.
PV:
Thưa ông, xét trên những nét lớn, những
nét cơ bản mang tính chiến lược, hoặc là từ góc độ mang tính cải tổ có ý nghĩa
lớn thì bản Hiến pháp sửa đổi lần này so với phiên bản cũ thì theo ông có những
thay đổi thật là lớn, thật là chiến lược, thật là cơ bản không ạ?
ĐQH:
Đương nhiên là trong quá trình trao đổi, thì tôi có được tham gia một phần nào
đấy trong công việc cũng như mọi người dân cũng như là một số tổ chức ở trong
tham gia thì chúng tôi thấy rằng là trong những cái bước tiến của ngày hôm nay
thì trong cái Hiến pháp, theo tôi cũng có được hai điểm, nếu thuộc vào loại cơ
bản thì tôi thấy đúng là những cái cơ bản. Đó là cái vấn đề thứ nhất ấy, thì có
lẽ trong cái ngôn ngữ chính trị của một văn bản Hiến pháp như thế này đấy thì
những qui định về quyền con người thì tôi thấy là nó có khá hơn trước, có bước
tiến tương đối rõ nét.Đấy là vấn đề thứ nhất. Còn vấn đề thứ hai thì tức là các
cái vận hành của bộ máy chính trị, mối quan hệ giữa các cái của hệ thống chính
trị với người dân v.v… thì tôi cho là cái điểm này cũng là điểm thứ hai mà tự
tôi thì tôi ghi nhận là cái điểm, những bước tiến có khá hơn chút (trước?). Đó
là hai cái điểm mà tôi ghi nhận được rõ nhất.
PV:
Cái phiên bản sửa đổi HP được thông qua
lần này đó, thì theo ông có điều gì mang tính cải tổ, và mang tính chất căn bản
chiến lược đấy, thì theo ông, nó còn thiếu sót, nó cần phải được thay đổi hoặc
tiếp tục nghiên cứu thay đổi trong thời gian tới đây?
ĐQH:
Những điều mà nó còn tiếp tục, cần tiếp tục nữa, đúng hơn là một cái mong muốn
của những người dân, ít nhất là ở một góc độ nào đó mà người dân như trường hợp
như tôi là một người dân chẳng hạn mà tôi đứng nhìn về phương diện xã hội,
những phương diện cái bộ luật cao nhất của đất nước thì tôi thấy cũng có những
cái mặt cần phải tiếp tục. Thí dụ, như việc đối với tôi thì tôi thấy rằng những
cái điều khoản của Hiến pháp ấy, thì những cái phương diện của những cái quan
hệ của xã hội, thậm chí của những con người trong cái tương quan đối với xã
hội, thì có lẽ đó là cái cần phải tiếp tục đẩy mạnh rõ nhất. Tôi nói một cái
thí dụ, như là thí dụ các cái quyền, các cái quyền hạn ấy của các tổ chức xã
hội, các cái kể cả của các tổ chức tôn giáo, của các tổ chức nhân dân v.v… thì
tôi nghĩ là cũng cần phải có một cái, cái đó là cái cần phải tiếp tục suy nghĩ
để mà có thể trong một tương lai nào đó thì sẽ có các tiếp tục, các bổ khuyết
và các tăng cường nữa để phản ánh rõ các bước tiến của cái xã hội cũng như là
cái yêu cầu của cái dân chủ hóa nó cao hơn nữa, và thích ứng hơn nữa, và nó nó …
nó đồng thuận hơn nữa, nó nó … nó hội nhập hơn nữa, thì tôi nghĩ như vậy.
PV:
Thưa GS, có cần thiết không và có đúng
đắn hay không khi đưa hẳn tên của một cái chủ thuyết vào một cái bản Hiến pháp và
coi đó như là một cái kim chỉ nam, một cái gọi là nguyên tắc để là lãnh đạo Nhà
nước và xã hội và đưa vào trong Hiến pháp, thì cái bình luận của GS thế nào ạ?
ĐQH:
Đây là một trong những cái điều quen, một cái thói quen cũng có và nó đã thành
một cái nề nếp suy nghĩ, của một cái diễn ngôn chính trị của một văn bản Hiến pháp
kiểu như của Việt Nam .
Trong cuộc trao đổi trong quá trình thời gian vừa qua mà sửa đổi thì tôi biết
các tầng lớp nhân dân cũng đã trao đi đổi lại rất nhiều, ở góc độ truyền thông
cũng phản ánh cái đó. Riêng tôi thì tôi thấy là cái cái cái … cái trong cái
tình hình hiện nay ở Việt Nam ấy thì cũng có thể chắc chắn đấy là một cái đã
được thông qua và có lẽ cái số đông kể cả trong Quốc hội, người ta cũng thấy là
nó vẫn phản ánh một cái gì đó của cái cái … cái thói quen chính trị của cái cái
… cái suy tư chính trị của đất nước này là như vậy. Thì tôi nghĩ điều đó cũng
có thê nó là như vậy. Thực tế cái khách quan nó là như vậy. Bản thân Quốc hội
là cái đại diện của quyền lực nhân dân vì đã bỏ phiếu với mức khá khá … khá là
dẫn và khá rất là cao, tán đồng với những diễn ngôn chính trị như vậy thì tôi
thấy cái điều đó là vẫn chấp nhận thôi.
PV:
Dạ thưa ông, để so sánh nó với các hiến
pháp của quốc tế đó, thì thói quen này, hay là cách thức suy tư, diễn ngôn này
có bình thường không, có như thông lệ không?
ĐQH:
Theo tôi, đương nhiên Hiến pháp bao giờ cũng có cái thông lệ và những cái khác
biệt. Thí dụ như bây giờ ta đọc các bản hiến pháp của các nước Đông Nam Á chẳng
hạn, mà tôi khi làm cái nghiên cứu tôn giáo thì tôi thấy rất là rõ. Cái cái bản
nghiên cứu, à cái bản hiến pháp của các nước ĐNA mặc dù họ có những bước tiến
triển rất là tiến bộ so với nhiều thập kỷ trước về phương diện xã hội, dân chủ
rồi là v.v… nhưng nếu tôi đọc cái hiến pháp của các cái nước ngay gần VN đây,
tôi cũng nhận thấy rằng những dấu vết của những nhà nước nửa thế tục nó vẫn rất
rõ, thì làm sao? Những nhà nước ở ĐNA này thì nó rất là tôn giáo, các cái hiến
pháp của họ cận thế tục và nửa thế tục thôi. Và những yếu tố của tôn giáo nó
vẫn thể hiện khá rõ trong hiến pháp thì điều đó cũng … Tôi thì tôi nghĩ đó là
vì cái nhân dân ở đấy, cái tôn giáo ở đấy nó có cái vị trí như vậy và người ta
qui định như vậy, thì cũng không thể nói rằng là nó nó … nó có vấn đề gì được,
bởi vì nó không giống cái số đông của các hiến pháp còn lại, mà nó lại phản ánh
được tâm tư nguyện vọng cũng như cái lịch sử, cái văn hóa của dân tộc ấy, thì
nó là như thế. Dùng các chữ diễn ngôn chính trị của Việt Nam bởi vì cũng có thể là bởi vì cái đời sống
chính trị và tâm lý xã hội của người Việt Nam vẫn chấp nhận những cái cách
như vậy. Thì tôi vẫn nghĩ cái đó nó vẫn có một cái khách quan hiện thực nào đó.
Cho nên cái gì mà nó có cái hiện thực thì có thể nó vẫn tồn tại được thôi. Nó
nó … nó như vậy.
PV:
Thưa ông, có người thì họ đặt vấn đề về
điều 4, như ông biết điều này rất nhiều người quan tâm. Họ cho rằng Đảng cộng
sản thì cũng là một tiểu thiết chế ở trong một cái thiết chế chính trị của nhà
nước đương đại, thì không nên đặt cụ thể ĐCS là một đảng phái mà lãnh đạo một
nhà nước cụ thể. Trong trường hợp này thì không biết nhận xét của GS như thế
nào? Phải chăng nó thể hiện một cái ý thức hệ trong đó người ta vẫn chưa chấp
nhận một thể chế đa đảng đối lập và đa nguyên về tư tưởng, thưa ông?
ĐQH:
Đây là một trong những câu hỏi mà mà … mà có thể nói được đặt ra rất là nhiều
và bình luận cũng rất là là … là lặp đi lặp lại rất là nhiều năm nay, nhiều năm
nay chứ không phải chờ đến cái lúc trao đổi để mà đóng góp, để mà sửa đổi cái
bản Hiến pháp, cái điều 4 ấy, và tôi nghĩ rằng về cái điểm này mà nói thì người
Việt Nam số đông mà người ta vẫn thấy rằng cái điều này nó vẫn có cái hợp lý và
nó phù hợp với điều kiện chính trị của Việt Nam. Thì tôi nghĩ rằng trong cái
điều kiện như vậy thì nó nó … nó vẫn có cái hợp lý của nó thôi. Mọi người đều
thừa nhận như vậy và số đông vẫn thừa nhận như vậy. Và tôi lại trở lại một cái
chỉ số hiện nay có thể có được, đó là của Quốc hội. Cái chỉ số có thể có được
có cái cái cái … cái giá trị nó là trong Quốc hội. Bỏ phiếu như vậy mà bọn tôi
là những, chúng tôi cũng là những người công dân thì mình tin tưởng vào các đại
biểu QH của mình, của cái QH của mình. Người ta cũng đã một cái tuyệt đối như
vậy, họ như vậy họ thừa nhận cái cái cái … cái điểm đó như tôi vừa nói lại đã
trải qua cái tranh luận rất nhiều rồi thì mặc dù nó có thể điều này điều kia,
nhưng mà trong điều kiện của Việt Nam thì có thể đấy là cái điều mà vẫn là cái
tiếng nói của số đông. Thế thì tôi nghĩ cái điều đó khi đã là số đông mà đã
thừa nhận như vậy thì cũng phải nói rằng cái điều này vẫn còn cái cái … cái lý
do tồn tại của nó, tức là cái điều 4 đó.
PV:
Dạ thưa GS, vẫn tiếp ở điều 4: trong khoản 3 có qui định nói rằng các tổ chức
của Đảng, đảng viên ĐCSVN thì hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có luật vể Đảng, thì theo ông, Nhà nước và Quốc hội
có nên soạn một cái luật gọi là luật qui định về các hoạt động của Đảng hay là
không ạ?
ĐQH:
Ở VN thì không phải chỉ có luật Đảng là chưa có mà tôi nghĩ rằng cái luật của
các tổ chức xã hội, tứa là các hội, rồi các tổ chức xã hội cũng còn chưa có,
thì tôi nói rằng cái điểm này về cái phần luật Đảng cũng như luật hội tôi vừa
nói là nó chưa có, cho nên nó cũng là một vấn đề của trước mắt cần phải có. Ý
kiến cá nhân tôi thì tôi thấy như vậy. Còn ở thời điểm nào thì có thể tùy điều
kiện chính trị xã hội của VN. Còn cái lần này đó, thì nó cũng thấy rõ các điểm
đó là một vấn đề mà mà mà … mà báo chí cũng như một bộ phận dư luận xã hội cũng
có đặt ra. Thế còn tôi vẫn có một cái luận điểm rằng: cái gì mà nó hiện thực
thì nó là hợp lý. Bởi vì hiện nay có thể số đông trong QH vẫn thấy rằng cái
điều đó cũng, nó vẫn có thể chấp nhận được cho nên người ta của đại đại biểu
của chúng tôi đã bỏ phiếu tán đồng với nó thì chúng tôi nghĩ cũng có thể chấp
nhận. Còn về logic chính trị và cái cái có tính của thời đại nữa thì tôi nghĩ
rằng đếnmột lúc nào đó, tôi chưa biết là lúc nào, thì chắc chắn là cũng phải
nghĩ đến cái điều đó, cũng như luật hội tôi vừa nói ban nãy…
Mời
bà con nghe tiếp phần trả lời của GS Đỗ Quang Hưng tại hai băng trong bài của BBC, còn
TSYG thì hết chịu nổi rồi…
Nói như cái củ c..
Trả lờiXóaLẩm cẩm.
Trả lờiXóaHĐLLTƯ,. . . rặt những giáo XƯ như vậy thôi.
Khổ cho BBC, thì cũng phải phỏng vấn các giáo XƯ ở cá HĐ như thế này cho nó khách quan. BBC bị liệt vào hàng ngũ các thế lực thù địch mà.
Bó toàn thân chấm com. Hề hề
Trả lờiXóaCông nhận người phỏng vấn giỏi thật.
Trả lờiXóaQuá kinh khủng GS XHCN ! Thành viên ban ný nuận của đảng đỉnh cao trí tuệ nữa, Khiếp quá!
Trả lờiXóaNói nói....nói...
Trả lờiXóaNhư như.... như...
Củ củ... tự do í.
Mẹ kiếp, đọc hết chắc thành cà cà ...cà, lăm....lăm luôn !
Cười thế nào đây TSYG? Mình thì...lấy hết nghị lực đọc hết những câu trả nhời của ông "lảo xư" và sau đó bụng xẹp xuống không trương đầy nữa.(Cảm ơn "lảo xư").Đấy GS chính trị Mác-Lê là vậy đó.Ngày xưa có TS giấy,thời CS có tiến sĩ plastic có sai không ?
Trả lờiXóagiáo sư giáo soét nói dối lem lẻm tự dối cả mình
Trả lờiXóanói như con cặc ấy
Trả lờiXóaCái hay của chủ blog TSYG là viết lại văn nói của vị GS ĐQH.Đã nghe cuộc PV từ BBC,nhưng khi đọc lại thì quả thật kô thể nhịn được..
Trả lờiXóaMặc dù đã nghe BBC PV vị GS ĐQH,một trong nhiều "học giả" của ĐCSVN nằm trong 'não đậu'cao cấp nhất khâu lý luận,tuyên truyền,vẫn kô thể nhịn được đủ mọi thứ,khi đọc lại toàn văn đã được TSYG viết lại thành bài.Xin được cảm ơn chủ blog.
Trả lờiXóaCảm thấy không trả lời được hay khó trả lời thì từ chối đi. Chao ôi "lý luận TW" là thế này ư, là phải mang đinh hướng XHCN đây, hèn gì đất nước sắp lên CNXH rồi, tư duy từ lão này suy ra tư duy của Nguyễn Phú Trọng thôi. Thật đúng như Năm Sài Gòn: đọc xong thấy bụng xẹp hẳn không bị trương đầy nữa
Trả lờiXóaĐó là sản phẩm tuyệt đỉnh của VC đấy nhen. Tưởng bở ah.
Trả lờiXóaÔng này thích giống cái ( không phải giống đực)
Trả lờiXóaĐề nghị TSYG không nên đưa nội dung trao đổi của GS ĐQH lên đây.
Trả lờiXóaNgôn ngữ của GS sử dụng khi trả lời BBC là ngôn ngữ phức tạp, với trình độ dân trí hiện nay của VN chưa đủ tầm hiểu hết nên dễ dẫn đến hiểu lầm và gây cười, không hiểu hết ý của GS.
TSYG cũng nên biết rằng để được công nhận GS phải qua quy trình xét duyệt nghiêm ngặt của Hội đồng chức danh và khoa học Nhà nước chứ không phải là người ta phong GS ở ngoài chợ. Do vậy chức danh GS là rất uyên thâm, đỉnh cao.
Tránh làm vấy bẩn ý nghĩa của chức danh Giáo sư !
Xin lỗi, tôi chỉ đọc được 1/3 bài rã băng và không thể đọc thêm nữa vì không hiểu được ý nghĩa quá sâu sắc và quá cao siêu của Giáo sư ĐHQ !