Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

DIỀU HÂU TRUNG QUỐC VÀ HỘI CHỨNG ĐÁNH CHIẾM TRƯỜNG SA

Theo RFI

Trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc rồi Philippines liên tục loan tin về một kế hoạch của quân đội Trung Quốc nhằm đánh chiếm một hòn đảo lớn do Philippines trấn giữ trong vùng quần đảo Trường Sa. Hư thực của kế hoạch này còn trong vòng tranh cãi, nhưng chắc chắn đây là những thông tin đến từ giới diều hâu Trung Quốc, từ lâu nay luôn luôn bị ám ảnh bởi mong muốn đánh chiếm toàn bộ Biển Đông, đến mức có thể gọi đây là một hội chứng.
Trước cái gọi là kế hoạch đánh Philippines để chiếm lấy đảo Thị Tứ (tên Philippines là Pag-asa, tên Trung Quốc Trung Nghiệp đảo), báo chí Trung Quốc vào giữa năm ngoái 2013 từng đưa ra một chiến lược rửa nhục « mất nước » của họ khi tiết lộ 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc tất yếu phải thắng trong vòng 50 năm tới đây. Trong số các cuộc chiến này, Biển Đông được xếp thứ hai trong thứ tự ưu tiên, chỉ sau Đài Loan
Về kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ, nhật báo The Philippine Star, ngày 14/01/2014 dẫn lại bài viết tiếng Hoa đăng trên báo mạng Tiền Chiêm (Qianzhan) – tức là Triển vọng - của Trung Quốc, và được báo mạng China Daily Mail cũng của Trung Quốc dịch qua tiếng Anh. 
Theo tác giả bài này, thì Hải quân Trung Quốc đã vạch kế hoạch tác chiến chi tiết để tấn công và chiếm giữ đảo Thị Tứ, bị Bắc Kinh cho là đang bị Philippines chiếm đóng trái phép. Chiến sự chỉ giới hạn ngoài Biển Đông, chứ không lan vào lãnh thổ Philippines
Thị Tứ là đảo lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa, hiện đang do Philippines kiểm soát, đặt trên đấy cả một sân bay, cư dân bao gồm cả lính và thường dân khoảng 200 người. Đảo này hiện có 4 bên tranh chấp chủ quyền : Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan. 
Tờ báo mạng Trung Quốc Tiền Chiêm dẫn một số nguồn tin cấp cao cho biết là kế hoạch dự trù trước tiên việc sẽ ra tối hậu thư buộc Philippines rút nhân sự, cơ sở khỏi đảo Thị Tứ rồi mớitriển khai Hạm đội Nam Hải xua quân chiếm đóng.
Cuộc chiến được dự báo sẽ chỉ kéo dài trong 2 giờ đồng hồ và hải quân Trung Quốc sẽ nhanh chóng thiết lập cơ sở phòng thủ trên đảo nhưng sẽ không « tiến sâu vào lãnh thổ Philippines».Tờ báo cũng cho biết là phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị đối phó nếu Mỹ hỗ trợ đồng minh Philippines, dùng Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải để chặn Hạm đội 7 của Mỹ không cho tiến gần khu vực Trường Sa. 
Chính phủ Philippines phản ứng rất bình tĩnh trước các thông tin này, cho biết là sẽ xem xét thực hư trước khi ra tuyên bố chính thức. 
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà giới diều hâu tại Trung Quốc tung ra nào là chiến lược, nào là kế hoạch nhằm tấn công chiếm lại những vùng lãnh thổ, biển đảo, hiện do các láng giềng kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc cho là trước đây đã thuộc chủ quyền của họ. 
Đáng chú ý nhất trong các chiến lược, kế hoạch này là tiết lộ hồi mùa hè năm 2013 vừa qua về các cuộc chiến mà Trung Quốc phải khởi động trong vòng nửa thế kỷ tới đây, với những mốc thời gian cụ thể. 
Kế hoạch này xuất hiện trong một bài báo tiếng Hoa ngày 18/07/22013 đăng trên tờ Văn Hối Báo (Wenweipo) thân Bắc Kinh tại Hồng Kông, mang tựa đề « Trung Quốc vị lai 50 niên lí tất đả đích lục tràng chiến tranh », tức là « Sáu cuộc chiến mà Trung Quốc tất yếu phải đánh trong 50 năm sắp tới ». Bài này sau đó đã được nhiều trang mạng dịch ra tiếng Anh dưới tựa : Six Wars China Is Sure to Fight In the Next 50 Years. 
Theo thứ tự thời gian, bài báo nêu lên các cuộc chiến sau đây : 
1. Thống nhất Đài Loan (2020-2025) 
2 . Tái chinh phục các quần đảo ở Biển Đông (2025-2030) từ tay các nước Đông Nam Án với đối tượng cần đánh phủ đầu là Việt Nam
3 . Tái chinh phục vùng Nam Tây Tạng (2035-2040) bằng cách tăng cường giúp đỡ kẻ thù của Ấn Độ là Pakistan, qua đó thúc đẩy sự phân rã của Ấn Độ. 
4 . Tái chinh phục từ tay Nhật Bản các quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) cũng như chuỗi đảo Ryukyu (có đảo Okinawa) trên Biển Hoa Đông (2040-2045) 
5 . Thống nhất vùng Ngoại Mông (2045-2050), cho phép Trung Quốc đưa quân đến sát biên giới Nga, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thứ sáu. 
6 . Khôi phục các lãnh thổ bị Nga chiếm đoạt (2055-2060). 
Liên quan trực tiếp đến Việt Nam trong danh mục trên đây là cuộc chiến tranh thứ 2 nhằm chiếm quần đảo Trường Sa. Theo tác giả bài báo, cuộc chiến này đặt tiền đề trên khả năng các quốc gia Đông Nam Á run sợ sau khi Trung Quốc thống nhất được với Đài Loan bằng võ lực. 
Bài báo viết : 
« Sau khi thống nhất Đài Loan (vào năm 2025), Trung Quốc sẽ nghỉ ngơi trong hai năm. Trong thời gian dưỡng sức, Trung Quốc sẽ gửi tối hậu thư cho các nước xung quanh quần đảo Trường Sa với thời hạn chót là năm 2028. Các nước có tranh chấp chủ quyền quần đảo có thể thương lượng với Trung Quốc để bảo tồn các phần đầu tư của họ tại Trường Sa, nhưng phải từ bỏ đòi hỏi lãnh thổ. Nếu không, một khi Trung Quốc tuyên chiến với họ, phần đầu tư và lợi ích kinh tế của họ tại Trường Sa sẽ bị Trung Quốc tịch thu ».
Tác giả bài báo giả định rằng trước uy lực của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sẽ ngồi vào bàn đàm phán, nhưng sẽ không muốn từ bỏ lợi ích của họ. Do đó, họ sẽ có thái độ chờ thời, và tiếp tục trì hoãn không đưa ra quyết định cuối cùng. Họ sẽ chần chờ, phân vân giữa hòa bình và chiến tranh cho đến khi Trung Quốc hành động. 
Về khả năng Mỹ can thiệp, tác giả bài báo cho rằng sau khi bất lực không ngăn được Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan trong cuộc chiến trước đó, Hoa Kỳ sẽ tránh trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, mà tìm cách ngấm ngầm giúp các nước Đông Nam Á, như Việt NamPhilippines
Theo tác tác giả bài viết, trong số các nước quanh Biển Đông, chỉ có Việt NamPhilippines là dám thách thức sự thống trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai nước này sẽ suy nghĩ hai lần trước khi lao vào cuộc chiến với Trung Quốc, trừ khi họ thất bại trên bàn đàm phán và chắc chắn được hỗ trợ quân sự từ Mỹ. 
Về chiến thuật tấn công, bài báo không một chú mơ hồ : « Lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc là tấn công Việt Nam trước, vì Việt Nam là quốc gia mạnh nhất trong khu vực. Đánh bại được Việt Nam là có thể đe dọa được các nước còn lại. Trong khi cuộc chiến tranh với Việt Nam diễn ra, các nước khác sẽ không động đậy, và nếu Việt Nam bị thua, các quốc gia sẽ trao trả các đảo lại Trung Quốc vì nếu không, họ sẽ tuyên chiến với Trung Quốc ». 
Điều đáng ghi nhận là tính chất không tưởng của kế hoạch trên đây, vì xuất phát trên tiền đề là tất cả các nước bị Trung Quốc tấn công đều ngồi yên để cho Trung Quốc đánh, trong lúc cộng đồng quốc tế cũng lặng thinh không nói gì. Kịch bản đánh chiếm đảo Thị Tứ do Philippines vừa được tung ra cũng xem nhẹ phản ứng từ bên ngoài. Dẫu sao, khi đã gọi là hội chứng, thì phần logic không cần thiết.


Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

TS ĐINH HOÀNG THẮNG: LỆ THUỘC “MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG” và “BỐN TỐT” CÓ THỂ DẪN ĐẾN NHỮNG HẬU HỌA KHÔN LƯỜNG CHO ĐẤT NƯỚC.



Ngày 19/1, tại tp Đà Nẵng có Hội thảo khoa học nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Dưới đây là phát biểu của TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao tại buổi Hội thảo đó:
Trận hải chiến bi hùng xẩy ra cách đây 40 năm nhắn nhủ chúng ta điều gì, nhìn từ hôm nay? Có thể có ba thông điệp. Thông điệp đầu tiên, đó là lợi ích của quốc gia – dân tộc bao giờ cũng là tối thượng! Một khi biết đặt chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc lên trên hết, mọi trở ngại khác đều có thể tìm ra phương hướng giải quyết. Thông điệp thứ hai, lợi ích quốc gia, quyền lợi dân tộc không phải là điều gì trừu tượng, ngược lại nó mang nội dung rất cụ thể và sát sườn đối với mọi người Việt yêu nước. Lợi ích này còn gắn bó chặt chẽ với lợi ích của khu vực và quốc tế.Thông điệp thứ ba, 40 năm trôi qua, nay là lúc mỗi chúng ta, nên tự vấn lương tâm, đã làm gì để “đưa Hoàng Sa gần với đất liền”, để trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”, làm gì để giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa?
Mất Hoàng Sa, không giữ được Trường Sa sẽ mất Biển Đông. Mà mất Biển Đông là sẽ mất con đường sống, mất một hải lộ giao thương huyết mạch của quốc gia, của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và tuyên bố của nhiều nước trong những ngày qua đang cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề. Ở thời khắc hiện tại, khi chúng ta tưởng niệm ngày quần đảo Hoàng Sa bị chiếm đóng, dù chỉ rộng có 8 cây số vuông, nhưng những thông điệp từ Hoàng Sa ngày ấy đã xuyên suốt không gian và thời gian, giờ đây đang trở nên bức bách và đáng báo động. Trên thực tế, những thông điệp ấy đang vượt ra khỏi mọi khuôn khổ tưởng niệm hay hội thảo khoa học trong những ngày này. Sau đây, tôi xin trình bày sâu hơn từng nội dung của mỗi thông điệp:
I. Chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là tài sản quý nhất
Các chuyên gia sẽ còn mất nhiều thời gian nghiên cứu các sự kiện 19/1/1974 và 14/3/1988 để tiếp tục rút ra bài học cho những người Việt hôm nay và các thế hệ mai sau. Chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ không thuộc sở hữu của riêng ai. Đó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16/10/2012 đã cam kết: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư là một tập thể lãnh đạo kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia”. Nhưng chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc không chỉ là vấn đề của lãnh đạo đất nước, đó còn là vấn đề của toàn dân. Hơn thế nữa, đó từng là khát vọng ngàn đời của những người con đất Việt từ khắp mọi góc bể chân trời.
Lấy chủ quyền quốc gia/độc lập dân tộc làm hệ quy chiếu sẽ thêm điều kiện cho khối đoàn kết toàn dân vững mạnh. Bởi vì, cả ba lần Trung Quốc đem quân thôn tính Hoàng Sa vào các năm 1909, 1956 và 1974 đều trùng vào thời điểm Việt Nam phải đối mặt với chiến tranh và chia cắt. Do hoàn cảnh ấy, tiềm lực quốc gia và đồng thuận xã hội bị suy giảm. Nay công nhận 74 chiến binh Việt Nam CH như đã từng công nhận 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam trong vụ thảm sát Gạc Ma là liệt sĩ, là cắm một cột mốc quan trọng trên con đường hòa hợp-hòa giải. Thống nhất giang sơn đã khó, thống nhất lòng người còn khó hơn. Một dân tộc sẽ không thể trưởng thành nếu lòng dân ly tán. Không có hòa hợp-hòa giải, sẽ không có dân chủ-pháp quyền. Thiếu dân chủ-pháp quyền sẽ không có phát triển-thịnh vượng.
Nhìn từ lợi ích quốc gia, chúng ta càng thấm thía hơn bài học cảnh giác. Trong quan hệ quốc tế, không thể “thật dạ tin người”. Mọi thứ đều có thể thay đổi, chỉ có bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thống nhất quốc gia là không bao giờ thay đổi. Chính sách ngoại giao của ta, được công bố ngay từ những ngày nền cộng hòa dân chủ còn trong trứng nước, đó là chính sách ngoại giao có tính dân tộc và dân chủ. Chính sách ấy lấy tư tưởng Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến” làm điểm xuất phát. Qua những năm Đổi mới, chính sách ấy nhấn mạnh chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa”. Đa phương hóa các quan hệ quốc tế là bất biến, tạo ra và duy trì thế “cân bằng động” là bất biến để tùy cơ ứng biến với những điều đang và sẽ thay đổi của các đối tác, trong đó hàng đầu là của các cường quốc.
Một điều “bất biến” nữa giữa Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng cùng chung biên giới/biển đảo. Hai nước phải sống chung với nhau là điều vĩnh viễn và không thay đổi. Tuy nhiên, cuộc sống chung ấy cần được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là trong tương quan “bất biến” với chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức ra điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “vạn biến” như “mười sáu chữ”, hay “bốn tốt” đều có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu họa khôn lường cho đất nước! Chỉ cần hữu hảo ở mức tối thiểu với nước ta, thì Trung Quốc đã không thể công bố lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông trong những ngày này khi khắp cả nước ta đang tưởng niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị cưỡng chiếm.
II. Phải gắn tài sản nói trên với người dân, với khu vực và quốc tế
Lợi ích quốc gia, quyền lợi dân tộc không phải là điều gì trừu tượng, ngược lại đó là những điều rất cụ thể, rất sát sườn đối với mọi người Việt Nam. Lợi ích quốc gia – dân tộc gắn với đời sống mưu sinh hàng ngày của mọi người dân. Đất nước ta ba phần là biển, một phần là đất. Vậy mà trong số nhiều bộ, nhiều ngành đang quản lý “một phần là đất” kia, vẫn chưa hề có Bộ Kinh tế Biển. Tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ là dịp chúng ta nên ngẫm lại về “tư duy biển”, về “triết lý phát triển biển”. Tư duy đó, triết lý đó đang phát triển hay tụt hậu? Những ngày Trung Quốc ban bố lệnh cấm đánh cá trên hầu hết 2/3 diện tích Biển Đông này, chúng ta yêu cầu gì, nếu như không phải là yêu cầu chính đáng, ngư dân ta mỗi lần ra khơi đánh bắt xa bờ phải được tự vệ và cần được bảo vệ.
Tình cảm của những ngư dân có cuộc sống cheo leo giữa biển khơi sóng dữ trong những ngày này không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vị kỷ. Quyền lợi của Việt Nam gắn bó với quyền lợi của cả khu vực và quốc tế. ASEAN, Mỹ, Nhật và nhiều nước châu Á khác đều hiểu rất rõ: Trung Quốc đâu chỉ bắt nạt hay bắt bí một mình dân Việt Nam. “Chuông nguyện hồn ai?” Các nước trong khu vực và trên thế giới nhận thức từ rất sớm, chuông nguyện chính cả bản thân mình. Đài Loan, Philippines, Mỹ và Nhật Bản đều đã lên án Trung Quốc. Hy vọng lần lượt sẽ có phản kháng từ các nước khác. Trung Quốc không thể biến một hải lộ vận tải quốc tế có ý nghĩa sống còn đối với nhiều nước thành cái ao nhà của mình. “Những kẻ bắt cóc trên biển” không thể tự tung tự tác, múa gậy vườn hoang như thế.
Chủ nghĩa khu vực “mở” sẽ là nguồn sức mạnh. Các quốc gia trong vùng không thể “khấu đầu” trước một Trung Quốc hung bạo, hành động trái với đạo lý và luật pháp quốc tế. Nếu cứ chấp nhận như vậy, sau lệnh cấm đánh bắt cá và các tàu thuyền lưu thông trên Biển Đông phải xin phép nhà đương cục Hải Nam thì tới đây, Trung Quốc có thể sẽ thiết lập ADIZ trên Biển Đông và cứ thế tiếp tục leo thang. Kết quả là DOC bị Trung Quốc chà đạp, COC sẽ không đi đến kết cục như đa số thành viên ASEAN mong đợi. Biển Đông sẽ căng thẳng hơn và hỗn loạn. Các nước trong vùng buộc phải chạy đua vũ trang. Khu vực giống như một thùng thuốc súng. Tình trạng “bên miệng hố chiến tranh” sẽ lấn át viễn cảnh hòa bình. An ninh và an toàn hàng hải trên Biển Đông sẽ bị đe dọa từng phần và toàn cục.
III. Chúng ta làm gì vì Hoàng Sa và Trường Sa?
Không một quốc gia nào đón đợi viễn cảnh nói trên, trừ những kẻ rắp tâm gây ra trạng huống ấy. Vì vậy, thông điệp thứ ba từ Hoàng Sa chính là trách nhiệm chúng ta đối với sự nghiệp bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Trong những ngày này, một lần nữa, xin đề nghị nhà nước CHXHCN Việt Nam chính thức công nhận 74 chiến binh của Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa cách đây 40 năm là những liệt sĩ. Vẫn biết, sự tôn vinh trong trái tim nhân dân là sự tôn vinh cao nhất và vĩnh hằng. Nhưng như đã nói ở trên, sự công nhận chính thức của nhà nước cũng là “nhất cử lưỡng tiện”. Nhân đây xin đề xuất: đưa các cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa, đưa các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978 và biên giới phía Bắc năm 1979 vào sách giáo khoa lịch sử.
Đảo bị chiếm không đồng nghĩa với đảo bị mất! Để giành lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa, phải coi trọng cuộc đấu tranh chính trị và pháp lý. Trung Quốc đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng là hoàn toàn đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế. Dù Trung Quốc không đồng ý, Việt Nam vẫn phải thu thập, hoàn chỉnh hồ sơ trên cả hai mặt: tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp hàng hải. Phải dầy công nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để Việt Nam đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Hành vi này, trước hết, nhằm duy trì tính liên tục trong các tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo và các đảo bị chiếm đóng. Một vụ kiện Trung Quốc ở thời điểm hiện nay sẽ giúp Việt Nam thoát được cái bẫy “nguyên tắc đồng thuận” được quy định tại Tòa quốc tế.
Trung Quốc thường biện bạch về những “cơ sở lịch sử”, vì nhìn chung, Trung Quốc là quốc gia có truyền thống làm sử được xếp hạng trên thế giới. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử thật của họ về biển đảo lại đuối lý hơn so với chúng ta. Trên thực tế, Trung Quốc là một “quốc gia lục địa” chứ không đủ điều kiện để được coi là quốc gia biển (do tỷ lệ đường bờ biển trên tổng diện tích lãnh thổ là một tỷ lệ thấp). Triết lý phát triển của họ xưa nay là “tư duy lục địa”. Não trạng người Trung Quốc là não trạng của cư dân bình nguyên và thảo nguyên chứ không phải là não trạng của ngư dân. Họ từng quay lưng ra biển từ hàng mấy ngàn năm trước. Có vô số chứng cớ về việc các triều đại phương Bắc đã giao phó trách nhiệm về Biển Đông cho các vua chúa Việt Nam, còn Trung Quốc chủ yếu “ngồi chờ báo cáo”.
Ngày nay cần gắn bảo vệ chủ quyền biển đảo với Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (10/4/2013) về việc tích cực và chủ động hội nhập toàn diện. Nghị quyết chỉ rõ, đường lối của nhà nước trong vấn đề biên giới lãnh thổ giúp ta tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế đối với chính sách đúng đắn và lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Trong khi nỗ lực phát huy sức mạnh nội tại, hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta nâng cao tiềm lực mọi mặt, trong đó có tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập toàn diện kiến tạo nên hệ thống đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, giúp ta cộng hưởng chặt chẽ hơn với khu vực và quốc tế trong việc thúc đẩy thực thi các hiệp định, hiệp ước ký kết với láng giềng, trong đó có các văn kiện liên quan đến biên giới, biển đảo, góp phần duy trì hòa bình và an ninh khu vực.
*
Tưởng niệm ngày Hoàng Sa bị chiếm đóng, chúng ta nhận thức rằng, biển đảo chỉ là một trong nhiều vấn đề hiện nay của bang giao Việt-Trung. Giới học thuật Trung Quốc gần đây đã tiết lộ một số quan điểm khá thực tiễn về tổng thể quan hệ Trung-Việt. Trong một bài viết của mình, tác giả Kha Tiểu Trại cho rằng không có cơ sở để tìm được “sự đột phá” trong quan hệ với Việt Nam. Quan hệ Trung-Việt chỉ có thể xếp trên quan hệ của Trung Quốc với Philippines. Theo tác giả, sự tương đồng ý thức hệ không phải là cơ sở cho “sự đột phá”. Thực tiễn lịch sử bang giao hàng ngàn năm nay đã chứng minh xu thế không mấy tích cực trong quan hệ giữa hai nước sau khi đã được bình thường hóa. Vẫn theo nghiên cứu gia này, điều cần làm hiện nay là phải “tái bình thường hóa” bang giao Trung-Việt.
Để kết thúc tham luận, xin nhắc lại ý kiến của nhiều chuyên gia: Hoàng Sa và Trường Sa từ nay là chất men mới để giáo dục lòng yêu nước. Hãy cổ võ trên cả nước các chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa”, “Ngàn thanh niên thế kỷ 21”, “Giấc mơ Việt Nam”, “Chương trình Minh triết về Biển Đông”, “Nuôi chí giành lại Hoàng Sa”. Từng cá nhân hãy xây dựng cho mình kế hoạch nâng cao năng lực bản thân để tăng sức mạnh cộng đồng. Hãy tích cực góp phần thực hiện tốt hòa giải, hòa hợp dân tộc, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, xây dựng đất nước trong ấm ngoài êm. Đó mới là nền tảng lâu bền để giữ vững Trường Sa và đòi lại Hoàng Sa. Chỉ một chút thờ ơ với bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ đất nước, nơi bao máu xương cha ông đã đổ xuống để gìn giữ, cũng là đắc tội với tổ tiên.
                                   Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2014   
 (Tên bài do TSYG đặt)


Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

BA LẦN PHẢN BỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


TSYG: “Trong 30 năm qua, những người cầm quyền Trung Hoa đã ba lần phản bội nhân dân Việt Nam. Đó là lời khẳng định đanh thép trong cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979.
Đã nhận ra rằng bị Bắc Kinh phản bội ba lần đau đớn với giá đắt đến vô cùng như thế, mà bây giờ vẫn phải cay đắng gọi bọn họ là những người bạn 4 tốt, 16 chữ vàng! Lịch sử từ ngàn năm trước cho đến ngày hôm nay chỉ rõ rằng: tham vọng bành trướng, bá quyền đại Hán của giới cầm quyền Bắc Kinh ngày càng ngông cuồng, quyết liệt và nham hiểm. Sẽ không có gì lạ, nếu còn bị Bắc Kinh phản bội dài dài. Bao giờ mới sáng mắt đây?
Nhằm:
- Nhớ về những sự kiện đau thương của dân tộc trong quan hệ với Trung Quốc, 
- Kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa 19/1/1974 , 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược ở Biên giới phía Bắc Việt Nam 17/2/1979 và 35 năm chiến thắng Biên giới Tây Nam,
- Tưởng niệm và tri ân các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh tính mạng và tuổi thanh xuân của mình trong các cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược và tay sai của chúng, 
TSYG xin đăng lại Phần V của cuốn sách quí này:










































CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA BẮC KINH
MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐỘC LẬP DÂN TỘC
HÒA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH Ở ĐÔNG NAM CHÂU Á
I
Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước luôn luôn gắn bó, giúp đỡ, cổ vũ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì lợi ích cách mạng của nhân dân mỗi nước. Nhân dân Việt Nam đã ủng hộ nhân dân Trung Hoa về chính trị và tinh thần, có lúc đã phối hợp chiến đấu cùng với nhân dân Trung Hoa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhân dân Trung Hoa, mặc dầu còn có nhiều khó khăn, nhất là trong những năm đầu của nước Cọng hòa nhân dân Trung Hoa, đã dành sự giúp đỡ to lớn cho nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống bọn đế quốc xâm lược.
Nhân dân Việt Nam rất quý trọng và luôn luôn giữ gìn, vun đắp cho mối tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Hoa đời đời bền vững. Nhân dân Việt Nam không hề xâm phạm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của nhân dân Trung Hoa, không hề can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Hoa. Đối với những vấn đề bất đồng về quan điểm hoặc những hành động sai trái do những người lãnh đạo Trung Hoa gây ra đối với Việt Nam, phía Việt Nam đã cố gắng và bền bỉ tìm cách giải quyết bằng con đường thảo luận nội bộ giữa hai bên.
Mặc dầu những người lãnh đạo Trung Hoa đang tâm phá hoại tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn mà nhân dân Trung Hoa đã dành cho nhân dân Việt Nam và rất mong muốn tình hữu nghị anh em giữa nhân dân hai nước sớm được khôi phục. Trong các cuộc đàm phán để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước, phía Việt Nam luôn luôn xuất phát từ lòng mong muốn thiết tha đó của nhân dân Việt Nam. Lập trường trước sau như một của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sớm khôi phục quan hệ bình thường giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mỗi nước và vì lợi ích của hòa bình, ôn định ở Đông nam châu Á và trên thế giới.



















II
Tóm lại, trong 30 năm qua, những người cầm quyền Trung Hoa đã ba lần phản bội nhân dân Việt Nam:
1.                       Tại Hội nghị Geneve năm 1954, họ đã bán rẻ lợi ích dân tộc của nhân dân Việt Nam, không những để bảo đảm cho nước họ một vành đai an ninh ở phía nam, mà còn chuẩn bị địa bàn cho việc thực hiện mưu đồ bành trướng ở Đông Dương và Đông nam châu Á. Họ muốn duy trì tình trạng Việt Nam bị chia cắt lâu dài, hòng làm cho Việt Nam suy yếu và phải phụ thuộc vào Trung Hoa.
2.                       Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ thì họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam. Khi Việt Nam muốn ngồi vào thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam đang trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Nixon, dùng xương máu của nhân dân Việt Nam để đưa nước Cọng hòa nhân dân Trung Hoa lên địa vị “siêu cường thứ ba” và đổi chác lấy việc giải quyết vấn đề Đài Loan.
3.                       Sau khi nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ và thống nhất nước nhà, họ đã dùng mọi thủ đoạn chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao để làm suy yếu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, tiến đến dùng lực lượng quân sự của bè lũ tay sai Pôn Pốt – Lêng xa ry xâm lược Việt Nam ở phía tây nam và lực lượng quân sự của Trung Hoa trực tiếp xâm lược Việt Nam ở phía bắc, giết hại nhân dân Việt Nam, phá hoại nghiêm trọng các cơ sở kinh tế, văn hóa của Việt Nam ở các vùng có chiến sự.
Ba lần họ phản bội Việt Nam, lần sau độc ác, bẩn thỉu hơn lần trước!
Đối với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, những người cầm quyền Trung Hoa cũng đã phản bội độc ác và bẩn thỉu. Họ đã hy sinh lợi ích dân tộc của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia tại Hội nghị Geneve năm 1954, Trong thời kỳ sau Geneve, họ ngăn cản nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập. Khi nhân dân Campuchia hoàn toàn giải phóng đất nước ngày 17 tháng 4 năm 1975, họ đã dùng bọn tay sai Pôn Pốt – Lêng xa ry để thực hiện chính sách diệt chủng, biến nước Campuchia thày một nước chư hầu kiểu mới, một căn cứ quân sự để từ đó tiến công nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở phía tây nam. Đối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, họ phá hoại công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân Lào, trang bị và giúp đỡ các lực lượng phản động ở Lào gây rối loạn, đưa nhiều sư đoàn áp sát biên giới Lào – Trung, hòng ép nhân dân Lào đi vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Họ chia rẽ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, hòng làm suy yếu và thôn tính từng nước.
Để che giấu bộ mặt phản bội của họ, những người cầm quyền Bắc Kinh thường hay nhắc đến việc Trung Hoa viện trợ cho nước Việt Nam, thậm chí khoe rằng quân đội của họ đã “chiến đấu ở Điện Biên Phủ”, v.v.. Nhân dân Trung Hoa đã dành một phần thành quả lao động của mình để giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng đất nước, đó là điều mà nhân dân Việt Nam, trong bất cứ tình huống nào, mãi mãi không bao giờ quên. Đối với nhân dân Việt Nam, đó là biểu hiện cao đẹp của mối tình đoàn kết chiến đấu của những người cùng chung cảnh ngộ, nhưng đối với tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đó là một công cụ chính trị để thực hiện chính sách bành trướng của họ ở Việt Nam cũng như trên toàn bán đảo Đông Dương. Thực tế đã chỉ rõ họ đã xử dụng viện trợ đó khi thì như “một củ cà rốt”, khi thì như “một cái gậy”, tùy theo yêu cầu chính trị từng lúc của họ.
Vả lại, không chỉ có vấn đề Trung Hoa giúp đỡ Việt Nam.
Những người lãnh đạo Trung Hoa đã nhiều lần nói rằng nói đến cám ơn thì nhân dân Trung Hoa phải cám ơn nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã hi sinh nhiều, cống hiến nhiều đối với nhân dân Trung Hoa. Nhân dân Trung Hoa phải cám ơn và có nghĩa vụ giúp đỡ, ủng hộ nhân dân Việt Nam. Nhân dân hai nước giúp đỡ lẫn nhau.
Về việc Tổng thống Nixon đi thăm Trung Hoa năm 1972, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói với những người lãnh đạo Việt Nam tháng 6 năm 1973 như sau:
Thành thực mà nói, nhân dân Trung Hoa, Đảng cộng sản Trung Hoa và nhân dân thế giới phải cám ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh”.
Về việc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào Liên Hợp Quốc năm 1971, Thủ tướng Chu Ân Lai đã nói trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam tháng 11 năm 1971:
“Cống hiến của Việt Nam rất lớn. Chúng ta gắn bó với nhau”.
Lịch sử - và trước hết là quân đội viễn chinh Pháp – đã trả lời rõ ràng câu hỏi: ai đã chiến đấu và chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954? Điều cần nói thêm là trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chính phủ Trung Quốc có phái một số cố vấn sang Việt nam, và trong những năm 1960 Bắc kinh có đưa sang Việt Nam một lực lượng gọi là “bộ đội hậu cần” để giúp Việt Nam sửa những đoạn đường sắt và đường bộ giáp Trung Quốc bị bom Mỹ phá hỏng và làm một số đường mới ở vùng biên giới hai nước . Nhưng mặt chủ yếu họ làm là điều tra tình hình các mặt, thâm nhập những vùng có các dân tộc thiểu số và tuyên truyền “cách mạng văn hóa”. Phần lớn những gián điệp và “bộ đội sơn cước” mà phía Việt Nam đã bắt được trong tháng 2, tháng 3 vừa qua chính là những tên “bộ đội làm đường” Trung Quốc trước đây.
Từ sự phản bội ở Hội nghị Giơ ne vơ năm 1954, việc lợi dụng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cưu nước của nhân dân Việt Nam đến việc dựng lên chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Lêng xa ry, vũ trang xâm lược Việt Nam và uy hiếp xâm lược Lào, tất cả đều do:
- một tư tưởng chỉ đạo:
         chủ nghĩa đại dân tộc
- một chính sách:
         ích kỷ dân tộc
- một mục tiêu chiến lược:    
        chủ nghĩa bành trướng đại dân    tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn
Cụ thể là họ mưu toan thôn tính Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, lấy đó làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam châu Á và từng bước triển khai chiến lược toàn cầu của họ.
Để đạt mục tiêu và bành trướng bá quyền của họ-những người cầm quyền Bắc Kinh đã nâng lừa dối và bịp bợm thành một quốc sách, một thủ đoạn chiến lược.Về phương diện này, từ chỗ là những người học trò của Gơ ben 1, họ đã trở thành người thầy của Gơ ben. Họ gán cho người khác những điều mà họ muốn làm. Họ đổ vấy cho người khác những điều mà chính họ làm. Họ dựng đứng sự việc, xuyên tạc tài liệu, bóp méo lịch sử. Họ đổi trắng thay đen, đảo ngược phải trái và cứ thế mà tuyên truyền bằng bộ máy thông tin khổng lồ và mọi phương tiện khác. Họ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội nhưng lại chống chủ nghĩa xã hội. Họ hò hét chống chủ nghĩa đế quốc nhưng chính họ bắt tay với đế quốc Mỹ. Họ kêu la phải chống hai siêu cường nhưng lại cấu kết với đế quốc Mỹ để chống Liên Xô. Họ nói chống chủ nghĩa bá quyền, nhưng chính họ mưu toan thực hiện chủ nghĩa bá quyền ở Đông Dương và Đông nam châu Á. Họ đưa quân xâm lược nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhưng lại vu cáo Việt Nam “xâm lược” Trung Quốc. Họ tỏ vẻ “bảo vệ nhân quyền”, quan tâm đến “những người Đông Dương di tản”, nhưng chính họ đã giết hại hàng triệu người Trung Quốc trong cuộc “đại cách mạng văn hóa”, đã xúi dục hơn 20 vạn người Hoa bỏ Việt Nam đi Trung Quốc. Đối với những người cầm quyền Bắc Kinh, luận điệu của họ là chân lý, lợi ích của họ là đạo lý.”Quan châu được đốt đèn, dân đen không được nổi lửa”, câu nói đó của những người nông dân Trung Quốc dùng trước đây để chỉ trích sự áp bức của bọn bạo chúa phong kiến đã trở thành phương châm của những người cầm quyền Bắc Kinh hiện nay nhằm thực hiện tham vọng bành trướng và bá quyền của họ.


1. Gơ-ben là Bộ trưởng tuyên truyền của Hit le. (BT)


Hiện nay những người lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức nêu cao ngọn cờ đại dân tộc để tập hợp các phe phái, thực hiện kế hoạch “bốn hiện đại hóa”. Về đối ngoại, họ ra sức thực hiện chính sách bành trướng ở Đông Dương và Đông nam châu Á, cấu kết với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động khác, trước hết là với Mỹ, chống Liên Xô và cách mạng thế giới, với hy vọng tranh thủ được nhiều vốn và kỹ thuật hiện đại của phương tây, phục vụ cho “bốn hiện đại hóa”. Và mưu đồ bành trướng và bá quyền của họ.
Một Trung Quốc bị đầu độc bởi tư tưởng đại dân tộc, chủ nghĩa bành trướng và bá quyền của những người cầm quyền, bất kể phát triển theo con đường nào, không phải chỉ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, Đông nam châu Á và Nam Á, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực này, mà còn đe dọa lợi ích nhiều mặt của các nước khác, kể cả các nước, vì lợi ích trước mắt, đang phụ họa với người cầm quyền Trung Quốc chống Việt Nam, Lào và Cam pu chia. Một số người thức thời trong các nhà chính trị và kinh doanh phương tây mới cảnh cáo chính phủ họ về hậu quả nặng nề có thể xảy ra khi đất nước Trung Quốc lại lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ mới, nhưng họ chưa nói tới những hậu quả còn nặng nề gấp bội đối với lợi ích của các nước trên thế giới, do chính sách bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc gây ra.
Trong hàng nghìn năm qua, nước Việt Nam đã bị các hoàng đế Trung Quốc xâm lược hàng chục lần, nhân dân Việt Nam hiểu rõ những ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Trung Quốc, cho nên không một phút nào là không cảnh giác đối với họ. Thậm chí trong lúc đế quốc Mỹ đẩy cuộc chiến tranh xâm lược lên đến đỉnh cao nhất , nhân dân Việt Nam đứng trước những khó khăn chồng chất, nhưng đã thẳng thắn khước từ những đề nghị của những người lãnh đạo Trung Quốc đưa sang Việt Nam 20 vạn quân và số ô-tô cần thiết để đảm nhiệm việc vận chuyển quân sự từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam . Nhân dân Việt Nam luôn luôn giữ vững đường lới độc lập, tự chủ của mình không gì lay chuyển được, bất chấp sức ép dù là che giấu hay công khai, gián tiếp hay là trực tiếp, của những người cầm quyền Trung Quốc.
III
Mặc dầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 đã thất bại thảm hại cả về quân sự và chính trị, những người lãnh đạo Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách điên cuồng chống Việt Nam bằng mọi thủ đoạn. Phía Trung Quốc vẫn giữ thái độ nước lớn trong cuộc đàm phán về những vấn đề thuộc quan hệ giữa hai nước, vẫn ngang ngược đe dọa “cho Việt Nam một bài học nữa”. Đồng thời họ tìm cách khôi phục chế độ diệt chủng Pôn-Pốt – Lêng Xa ry đã bị nhân dân Cam pu chia lật đổ hoàn toàn, đe dọa xâm lược nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nhằm duy trì sự uy hiếp từ mọi phía đối với Việt Nam.
Không có gì quí hơn độc lập, tự do”. Nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế đúng đắn của mình, quyết đập tan mọi hành động xâm lược của bất kỳ thế lực phản động nào, quyết làm thất bại mọi mưu đồ bành trướng nhằm khuất phục nhân dân Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam có chính nghĩa, lại có sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân, kết hợp với sức mạnh của ba dòng thác cách mạng vĩ đại đã và đang đẩy lùi từng bước các âm mưu can thiệp, nô dịch và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dấn cũ và mới, chủ nghĩa bành trướng, và chủ nghĩa bá quyền, ngày càng làm thay đổi bản đồ châu Á, châu Phi, và châu Mỹ La tinh. Bọn bành trướng Bắc Kinh, nếu không sớm rút ra những kết luận cần thiết từ sự thất bại từ chính sách chống Việt Nam vừa qua, thì nhất định sẽ chuốt lấy những thất bại mới nặng nề hơn. Trong thời đại ngày nay, các nước lớn nhỏ đều là bộ phận của một tổng thể duy nhất của xã hội loài người. Bọn bành trướng Bắc Kinh không thể đụng đến Việt Nam mà không khiêu khích cả loài người , không thách thức cả hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và mặt trận nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc và nhân dân yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa trên thế giới đã và sẽ đứng về phía nhân dân Việt Nam.
Bằng chính sách bịp bợm “thân xa đánh gần” của các hoàng đế Trung Quốc và nhiều thủ đoạn xảo quyệt khác, những người cầm quyền Trung Quốc có thể còn che giấu được bộ mặt bành trướng của họ trong một thời gian. Nhưng sớm muộn nhân dân các nước ở Đông nam châu Á sẽ hiểu rằng chính sách thù địch của Bắc Kinh chống Việt Nam đe dọa độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không phải chỉ của riêng Việt Nam, mà của cả các nước trong khu vực. Mọi người chắc chưa quên rằng Bắc Kinh đã dùng “đạo quân thứ năm” người Hoa để gây rối loạn về chính trị, kinh tế ở nhiều nước thuộc Đông nam châu Á trước khi áp dụng ở Việt Nam. Hiện nay trong lúc họ tập trung cố gắng để chống Việt Nam, họ chẳng đang can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của nhiều nước khác ở châu Á đó sao ?
Những người cộng sản chân chính ở Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc trong ba mươi năm tồn tại của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đã luôn luôn bị các tập đoàn thống trị lừa dối, sớm muộn sẽ nhận ra chân lý và sẽ đứng về phía nhân dân Việt Nam, sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình, góp phần bảo vệ hòa bình và ổn định ở Đông nam châu Á và trên thế giới tuy lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định sẽ thắng lợi vẻ vang.
Nước Việt Nam ngày nay sẽ đứng vững và tiếp tục phát triển trước mọi mưu ma chước quỷ của những người cầm quyền Bắc Kinh, và cũng như nước Việt Nam bốn nghìn năm qua đã đứng vững và phát triển trước những cuộc xâm lược liên tiếp của các hoàng đế Trung Quốc.
Nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ sống trong hòa bình, hữu nghị và hợp tác, hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước và hợp với lợi ích của hòa bình ở Đông nam châu Á và trên thế giới.
Tháng 10 năm 1979


Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

TÍNH ƯU VIỆT CỦA CNXH MÀ NHÂN DÂN TA ĐANG XÂY DỰNG

TSYG: Dưới đây là tham luận của GS TS Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng lần thứ 11 mà tôi tình cờ được đọc ở trang Hanhchinh.com. Mặc dù đã cũ nhưng qua đó tôi mới được biết có 8 đặc trưng, thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng.
Điều đáng chú ý là trong bài tham luận, GS TS Lê Hữu Nghĩa đã dùng thuật ngữ ưu việt đến 38 lần. 
Được biết vào ngày 23-10-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói: "... xây dựng CNXH còn lâu dài lắm, đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".
Ở đây, dường như GSTS Lê Hữu Nghĩa đã "cẩm đèn chạy trước ô tô". Chưa biết đến hết thế kỷ này ở Việt Nam đã có CNXH (hoàn thiện hay không thì cũng là CNXH) mà GSTS lại hồn nhiên khẳng định nó ưu việt quá nhiều lần. 
Hay là cứ nói ưu việt thật nhiều lần thì tự nhiên ưu việt sẽ đến? 
Thôi thì đành phải chờ đến hết thế kỷ này vậy, để xem có hay không đã, rồi mới nói tới chuyện ưu việt. Nếu hết thế kỷ này mà chưa có thì ta cứ vui lòng chờ thêm một thế kỷ nữa, thế kỷ nữa ... 
Biết kiên nhẫn chờ đợi cũng là một đặc trưng mang tính ưu việt của con người mới xã hội chủ nghĩa mà thôi, bà con ạ.


Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Để xây dựng CNXH, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình CNXH (mà chúng ta gọi đó là những “đặc trưng”). Nếu không phác thảo được mô hình, những đường nét cơ bản thì rất khó định hướng để xây dựng CNXH và biến nó trở thành hiện thực. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mô hình đó phải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, phản ánh được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng rất khó khăn đối với các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH.
Mặc dù khi dự báo về những đặc trưng của xã hội XHCN, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không coi đó là mô hình bất biến, song, các ông đã hình dung và phác thảo về CNXH - một chế độ xã hội ưu việt và tiến bộ hơn với các chế độ xã hội trước đó thể hiện trên một số nét cơ bản như sau:
(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người pháttriển toàn diện;
(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại;
(3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;
(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;
(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;
(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;
(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng;
Ở nước ta, từ năm 1930 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, độc lập dân tộc luôn gắn liền với CNXH. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Trên cơ sở nhận thức về thời đại, nhận thức về dân tộc và sức mạnh dân tộc, từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam của Đảng ta ngày càng rõ hơn. Trong quá trình đổi mới nhận thức về CNXH và xây dựng CNXH, Đảng ta đã nhận thấy việc xác định đúng mô hình CNXH là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Bởi đó là cơ sở, là định hướng để Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm hiện thực hóa mục tiêu CNXH ở nước ta.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH Việt Nam toàn diện hơn, gồm tám đặc trưng. Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng ta tiếp tục xác định tám đặc trưng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của CNXH trong hai Văn kiện nêu trên.
Các đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng được nêu trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về CNXH, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó cũng là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình: CNXH Việt Nam.
Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể thể hiện tính ưu việt của CNXH Việt Nam.
- Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của CNXH ở Việt Nam. Ở nước ta, tính ưu việt của CNXH phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Mác - Lênin về mục tiêu của CNXH, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh..., là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ được sống cuộc đời hạnh phúc...
Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng phải hướng tới việc hiện thực hóa đầy đủ, đồng bộ hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đối với dân tộc Việt Nam, chỉ có CNXH mới bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thật sự. Đây là khát vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam sau khi đất nước giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc.
Nói đến tính ưu việt của đặc trưng này, không thể không so sánh về mặt bản chất của xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng với các xã hội đã từng tồn tại trước đây ở Việt Nam nói riêng và với chủ nghĩa tư bản nói chung. Trước năm 1945, ở Việt Nam chưa hề có và chưa thể có các giá trị dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là một thực tế hiển nhiên mà mỗi người đều nhận biết. Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển), Đảng ta đã có đánh giá đúng đắn, khách quan về CNTB: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”.
Nhân dân ta đã từng chứng kiến bản chất áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo của chủ nghĩa tư bản trong thời gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lăng, đô hộ. CNXH phải xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng để tất cả cùng giàu có. Đó cũng là tiền đề để đất nước giàu mạnh thật sự trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng. CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng là quá trình dân chủ hóa, phát huy mọi quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời hướng tới những giá trị công bằng cho mọi tầng lớp, mọi người dân, xây dựng xã hội Việt Nam thành một xã hội văn minh, hiện đại.
Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt của các giá trị, thể hiện trong mục tiêu cần đạt tới là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh thật sự.
Chúng ta đang xây dựng CNXH là đang từng bước hiện thực hoá tính ưu việt của đặc trưng thứ nhất vừa nêu.
- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ
Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt về chính trị của chế độ dân chủ XHCN trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam, tư tưởng dân là gốc. Đặc biệt, đã thể hiện quan điểm về dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức dân là chủ, dân làm chủ.
Tính ưu việt của CNXH trong đặc trưng vừa nêu còn được thể hiện trong nhận thức của Đảng ta về việc từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN gắn liền với việc bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực).
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung vả phát triển) đã tiếp tục khẳng định: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp...”.
Nhân dân (bao gồm đông đảo các giai cấp, tầng lớp dân cư, các dân tộc, tôn giáo...) làm chủ thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp, thông qua việc thực hiện các Quy chế dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở... cũng đã thể hiện tính ưu việt về chế độ chính trị của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng.
Tính ưu việt của CNXH tự bản thân nó đã đòi hỏi phải phát huy dân chủ cao độ, gắn với tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong tham gia xây dựng, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. V.I.Lênin từng nêu quan niệm: CNXH không phải là sản phẩm được tạo ra từ những sắc lệnh từ trên ban xuống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền lợi đều của dân...
Tính ưu việt của chế độ dân chủ XHCN thể hiện cụ thể, thiết thực ở Việt Nam hiện nay là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ. Tính ưu việt này đã, đang, sẽ biểu hiện thông qua quá trình đổi mới và dân chủ hóa ở Việt Nam.
- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác.
Về lực lượng sản xuất của xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng không thể là cái gì khác ngoài lực lượng sản xuất hiện đại với khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Về quan hệ sản xuất không thể không tính đến yếu tố quan trọng hàng đầu là chế độ sở hữu. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH việc xác định chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện tính ưu việt của CNXH mà chúng ta đang xây dựng (đã khắc phục được tư duy cũ, giáo điều về CNXH ở Việt Nam đồng nghĩa với chế độ công hữu là duy nhất ngay trong thời kỳ quá độ).
Một luận điểm phản ánh thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về sự phát triển quá độ lên CNXH mà Đảng ta đã xác định từ Đại hội IX được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” 1.
Trong xã hội tư bản, chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN giữ vai trò thống trị của quan hệ sản xuất; là cơ sở nảy sinh những bất bình đẳng về kinh tế và áp bức về xã hội. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất TBCN, từng bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện rõ tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng so với chế độ TBCN.
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) tiếp tục khẳng định: Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khi bàn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Quan điểm này hoàn toàn nhất quán với đặc trưng trong quan hệ sản xuất của CNXH mà chúng ta đang xây dựng là xác lập dần từng bước chế độ công hữu.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là một trong những yếu tố đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế.
- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tính ưu việt về văn hóa của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát ở tính chất tiên tiến của nền văn hóa (bao hàm những giá trị mới, tiến bộ, hiện đại, nhân văn của văn hóa nhân loại); ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...).
Hội nhập quốc tế đang là một xu thế lớn khách quan lôi cuốn nhiều quốc gia, khu vực tham gia. Xu thế này, một mặt tạo cơ hội để mở rộng giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia; mặt khác làm nảy sinh nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Trong bối cảnh quốc tế mà các chế độ chính trị - xã hội khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh; trong giao lưu, hợp tác và phát triển văn hóa, tính ưu việt của CNXH mà chúng ta đang xây dựng phải được thể hiện không chỉ bằng việc xác định tính ưu việt của đặc trưng về văn hóa vừa nêu, mà còn phải hiện thực hóa đặc trưng đó trên thực tế.
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi vừa phải tiếp thu những giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa của các tộc người Việt Nam, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Sự kết hợp hài hòa những giá trị tiên tiến với những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng trên lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người trong xã hội XHCN. Về phương diện con người, CNXH đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Để có con người XHCN phải xác định và hiện thực hóa hệ giá trị phản ánh nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng.
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong xã hội XHCN, Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã xác định hệ giá trị phản ánh nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của con người Việt Nam hiện nay là: có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Tính ưu việt của CNXH thể hiện trong đặc trưng này là quan điểm nhân văn, vì con người, chăm lo xây dựng con người, phát triển toàn diện con người (đức, trí thể, mỹ) của Đảng và Nhà nước ta.
Trong những động lực để xây dựng thành công CNXH trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định một động lực rất quan trọng là giải quyết hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và toàn xã hội. Lợi ích thiết thân mà mỗi con người Việt Nam hiện nay mong đợi phản ảnh nhu cầu về đời sống vật chất, đời sống tinh thần và nhu cầu phát triển con người toàn diện. Giải quyết hài hòa các lợi ích, bảo đảm nhu cầu, lợi ích chính đáng của mỗi con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người là thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng.
- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển
Đặc trưng này thể hiện tính ưu việt trong chính sách dân tộc, giải quyết đúng các quan hệ dân tộc (theo nghĩa hẹp là quan hệ giữa các tộc người trong quốc gia ta dân tộc Việt Nam).
CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng nhất thiết phải bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, về lịch sử ra đời sớm hay muộn, trình độ phát triển cao hay thấp giữa các dân tộc. Đối lập với các chế độ áp bức bóc lột người thường phân biệt, kỳ thị và chia rẽ các dân tộc, CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng gắn liền với việc xây dựng tình đoàn kết các dân tộc, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc hiện nay.
Thực tiễn 25 năm đổi mới đất nước đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của CNXH trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Nhờ đó đã và đang phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tính đồng thuận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.
- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo
CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền XHCN.
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã chỉ rõ tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền XHCN mà nhân dân ta đang hướng tới xây dựng. Đó là: Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân.
Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là biểu hiện cụ thể tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng. Nhà nước ấy phải kế thừa những giá trị trong kiểu tổ chức nhà nước pháp quyền và xã hội công dân với tư cách là giá trị của văn minh nhân loại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Thành quả của công cuộc đổi mới đã giúp Đảng và Nhà nước ta xác định kiểu tổ chức và hoạt động mang tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là: Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự thống nhất của trung ương. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong quan hệ với Nhà nước, Đảng lãnh đạo để Nhà nước phát huy vai trò quản lý chứ không bao biện làm thay Nhà nước. Đảng luôn luôn chịu sự giám sát của nhân dân và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đảng ta đã khẳng định: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong đặc trưng về Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là thành quả của việc vận dụng, phát huy sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước XHCN trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay.
- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu việt trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Xác định quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới là đặc trưng nhất quán trên lĩnh vực đối ngoại của Đảng ta từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đến nay.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, đặc trưng này còn thể hiện tính ưu việt của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam luôn luôn khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực đã chứng minh một cách sinh động tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng, thể hiện trong đặc trưng về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kính thưa: Đoàn Chủ tịch
Kính thưa: Các vị khách quý, các đồng chí đại biểu Đại hội
Những đặc trưng vừa nêu trên thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng trong việc xác lập những đường nét cơ bản mang sắc thái riêng của mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam mà nhân dân ta đang xây dựng để từng bước hiện thực hóa đặc trưng, mô hình đó trong thực tiễn cuộc sống.
Sự vận động và biến đổi của thế giới hiện nay, của thực tiễn xây dựng CNXH sẽ tiếp tục cung cấp thêm những cứ liệu mới để bổ sung cho nhận thức của Đảng ta về mô hình CNXH và con đường để thực hiện mô hình đó ở Việt Nam.
Với quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển, chúng tôi mong rằng tại diễn đàn Đại hội Đảng lần này sẽ có thêm những ý kiến đóng góp thiết thực về những đặc trưng và tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện qua những đặc trưng đó.