Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Bài thơ "BÁC ANH HÙNG TÔI CŨNG ANH HÙNG" là của ai?

Hẹn nhau mãi, cuối cùng cũng tụ họp được vào chiều nay 1/9. Mình là em út xa lắc xa lơ, may mắn được các ông anh bạn già, đều là những người thành đạt, cho tham gia vào " Hội người cao tuổi vui vẻ".


Ông anh thứ nhất là một họa sĩ, có biệt tài về ký họa. Chỉ cần trong 2 phút, ông có thể vẽ tặng bức ký họa cho bất kỳ ai, miễn là đối với người đó ông cảm thấy thích hoặc có ấn tượng. Có đôi khi mình được chứng kiến, ông ký họa người đối diện rồi tặng, anh này đỏ mặt, lí nhí cảm ơn và bảo: sao mà lại giống cái thằng hàng xóm nhà  em thế? Ông năm nay 64 tuổi, về hưu được 4 năm rồi.

Ông anh thứ hai là một nhà thơ 62 tuổi, thơ của ông được lưu truyền bằng miệng nhiều hơn bằng con đường văn chương chính thống, tức là thông qua các tác phẩm được in bởi các nhà xuất bản trong nước đàng hoàng. Độ nổi tiếng của ông tỉ lệ thuận với số tác phẩm được in, ngặt nỗi ông chỉ mới có một hai quyển thơ đem in nhưng đã lâu chưa thu hồi được vốn. Ông là người luôn ủng hộ nhiệt thành cho những sáng tác theo trường phái của một nhà thơ nổi tiếng, tỉ như:

Giống ruồi là giống hiểm nguy,
Cái chân của chúng rất vi trùng nhiều.

Mình rât ngạc nhiên,  bởi lẽ ông vẫn là đương kim Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội viên Hội Nhà báo Việt nam.

Ông anh thứ ba là phó giáo sư đại học vừa về hưu. Ông dạy Vật lý ở bậc Đại học từ khi mới tốt nghiệp ĐHSP năm 1973. Ông anh này  rất vui vẻ hồn nhiên. Có hôm đang nhậu, mình hỏi: anh ơi, vì sao Trái đất quay? Ông anh ngần ngừ, rồi trả lời tỉnh bơ:

Ừm..., thế mới tài, chứ nếu Trái đất không quay thì còn có chuyện chó gì mà nói nữa !

Đó là mô tả sơ qua về ba ông anh.

Câu chuyện chính hôm nay lại là chuyện khác, nhưng có liên quan đến ba ông anh hết sức quí mến  nói trên.

Số là, trong buổi bia bọt chiều nay 1/9, ông anh phó giáo sư đại học ngành Vật lý có đọc một bài thơ, phân tích đủ điều, bảo rằng đây là bài thơ của ông X. Hai ông anh còn lại cũng đưa ra ý kiến, thế này, thế nọ, cũng phân tích, cũng tổng hợp, rồi đối chiếu các kiểu mọi nhẽ..., bảo rằng dứt khoát bài này là phải của ông Y, ông Z...

Mình vốn dốt về thơ văn, nên chỉ ngối há mồm nghe các bác ấy nói, cứ như uống lấy từng lời vàng ngọc của các văn nhân.

Vãn nhậu, chia tay, 3 ông bạn già sau mấy tiếng đồng hồ cãi nhau chí chóe, cũng không thống nhất được đó là bài thơ của ai.

Mình về nhà, ức chế vì câu chuyện hồi chiều nên ngủ không được. Mình ghi lại mấy dòng này, mong rằng nếu bà con nào am hiểu lịch sử thơ văn, biết tường tận lai lịch xuất xứ của bài thơ thì cho biết với. Xin đa tạ và chúc bà con nghỉ lễ vui vẻ.

Bài thơ như sau:

Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng.
Tôi bác chung nhau nghiệp kiếm cung,
Bác diệt xâm lăng, thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc giã, ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Mừng tôi sự nghiệp đã thành công!

PS: Mình về chép lại theo trí nhớ, có thể vài từ chưa chuẩn, mong bà con chỉnh lý giùm.

9 nhận xét:

Hoa Cải nói...

Vài dị bản:
Vịnh đền Kiếp Bạc
Cũng tai cũng mắt, cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung chí kiếm cung,
Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp lá cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu tới đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng
Rằng tôi kách mệnh đã thành công.

Tôi anh hùng, bác cũng anh hùng
Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công.

Tác giả bài thơ theo anh trí thức là: VĨ CUỒNG, theo anh xe ôm, chị hai lúa là: THẰNG KHÙNG

Tâm Sự Y Giáo nói...

Cảm ơn bác Hoa Cải cung cấp thêm 2 dị bản của bài thơ mà lần đầu nhà em được biết.

Dalt nói...

Bác đọc đoạn 2 nhé:
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuL/LeVanViet.php

Tâm Sự Y Giáo nói...

Cảm ơn bác Dalt, đã cho nhà em đọc bài của tg Lê Văn Việt. Tuy nhiên luận cứ của bài này là rất yếu bác ạ.
Nhà em có vào vườn nhà bác, chỉ thấy mấy con chữ của Putin, hãi quá vọt ra ngay, hì hì.

Dân phố nói...

Bác anh hùng tôi cũng anh hùng
Tôi bác chung nhau nợ kiếm cung
Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một xứ qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu tới đại đồng
Bác có anh linh cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng đã thành công

Tâm Sự Y Giáo nói...

Thank you bác Dân phố cho nhà em được đọc thêm một bản khác nữa. Thì ra bài thơ này có nhiều bản khác nhau, chứng tỏ độ lan tỏa của nó là rất rộng. Vậy mà lâu nay nhà em cứ mù tịt, tự thấy mình chán như con gián!

Tâm Sự Y Giáo nói...

Thank you bác Dân phố cho nhà em được đọc thêm một bản khác nữa. Thì ra bài thơ này có nhiều bản khác nhau, chứng tỏ độ lan tỏa của nó là rất rộng. Vậy mà lâu nay nhà em cứ mù tịt, tự thấy mình chán như con gián!

Nặc danh nói...

làm sao lại có đứa con cháu nào hư đốn hỗn láo như vậy ta ? dám gọi các bậc tiên sinh tổ tiên là "bác" ? " Tôi-Bác " một cách ngang hàng xéch mé vậy ? "bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc " Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng " ! Bác phải dùng cơ bắp , dùng kiếm như khủng bố , còn tôi chỉ cần ngọn cờ hồng là thắng lợi , Bác chỉ cứu 1 nước thì ăn thua gì , còn tôi cứu cả 5 châu cơ , 'tôi đưa cả 5 châu tới đại đồng " - rõ ràng là bác kém xa tôi , kém hàng ngàn lần nhé . vì một châu lục thì có rất nhiều nước đem nhân với 5 châu nhé ! Ngạo mạn , hỗn láo , hơm đời chúng ta ít thấy ở những người có đạo

Nặc danh nói...

Ai trồng khoai đất này...