Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

THƯ NGỎ CỦA LƯU HỌC SINH TRUNG QUỐC GỬI HỒ CẨM ĐÀO VÀ TẬP CẬN BÌNH TRƯỚC ĐẠI HỘI 18

Theo ANH BA SÀM

Người dịch: Băng Tâm
30.5.2012
Chúng tôi là một nhóm lưu học sinh ở Mỹ tới từ TQ, chúng tôi có may mắn được tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau, và cũng được sống trong hai xã hội khác nhau. Đảng cộng sản Trung Quốc là Đảng cầm quyền lâu dài duy nhất ở Trung Quốc đại lục, hiện đại hóa và dân chủ hóa của Trung Quốc mà tách rời Đảng cộng sản là điều hoàn toàn khó lòng hình dung nổi. Vì thế, trước ngày Đại hội 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc, chúng tôi quyết định gửi bức thư ngỏ này tới hai vị lãnh đạo tối cao đương nhiệm và tương lai của Đảng cộng sản.

I. Sự kiện “4.6” bị bưng bít hoàn toàn
Khi chúng tôi đến Mỹ, không có sự phong tỏa tin tức, cũng không có sự chặn trang mạng baike.baidu.com, chúng tôi được hoàn toàn tự do lướt xem các tin tức. Điều khiến chúng tôi kinh hoàng nhất là Sự kiện “4.6” xảy ra năm 1989. Nói thực, khi lần đầu tiên nhìn thấy những bức ảnh trên mạng, thoạt đầu chúng tôi ngỡ là luyện tập quân sự, nhìn thấy những bức ảnh học sinh và người dân bị chết, mới đầu chúng tôi cũng cho là PS. Nhưng khi lướt xem nhiều video có liên quan hơn, nhiều bài viết giới thiệu hơn, cùng hồi ức của các đương sự nhiều hơn, kể cả những thư tịch có liên quan đến các nhà lãnh đạo tối cao là Tổng bí thư Triệu Tử Dương và Thủ tướng Lý Bằng, thì chúng tôi không thể không tin rằng ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày nay lại từng xảy ra một trận tàn sát của quân đội quốc gia nhằm vào những người dân và học sinh bình thường! Đó chính là Sự kiện “4.6” mà nền giáo dục của chúng ta, các thầy giáo của chúng ta cùng tất cả mọi phương tiện truyền thông của chúng ta đã không hề nhắc tới, đồng thời đã bị bưng bít một cách cố ý trong suốt 23 năm trời.
Khi còn ở Trung Quốc, nền giáo dục của chúng ta đã bảo chúng tôi rằng, sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền đất nước vào năm 1949, cũng từng mắc phải những sai lầm lớn như “phản hữu”, Đại cách mạng văn hóa, đấu tranh giai cấp… Song sau đó cũng đã tiến hành suy xét và sửa chữa những sai lầm ấy. Chúng tôi thấy rất khó hiểu, vì sao sai lầm rõ đến như vậy với Sự kiện “4.6”, thậm chí có thể gọi là tội ác, mà không những không được suy xét sửa chữa, lại còn luôn bị che đậy sự thật, lớp trẻ hơn 20 tuổi như chúng tôi đã hoàn toàn không biết gì về tấn thảm kịch như vậy đã từng xảy ra! Đây là thứ giáo dục gì vậy? Chẳng lẽ lớp trẻ chúng tôi sẽ đối diện với tương lai trong điều kiện hoàn toàn không biết gì về lịch sử sao? Đây là một thứ giáo dục hoàn toàn vô trách nhiệm với đất nước và lớp trẻ!
Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đã hai lần nói đến phải tiến hành cải cách thể chế chính trị, chúng tôi hi vọng Đảng cộng sản Trung Quốc có thể chính thức sửa sai Sự kiện “4.6” trong Đại hội 18, đồng thời tiến hành sự xét xử mang tính lịch sử đối với những người ra quyết sách sai lầm, bồi thường cấp nhà nước cho những nạn nhân của Sự kiện “4.6” , lấy đó làm bước đầu tiên trong cải cách thể chế chính trị, để Trung Quốc từ đây thoát khỏi nhân trị mà chính thức bước vào nền dân chủ pháp trị lập hiến.
II. Sự kiện Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai
Đầu năm nay, chúng tôi đọc được trên truyền thông hải ngoại về việc xảy ra sự kiện Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Điều này khiến chúng tôi liên tưởng đến việc xảy ra sự kiện “Lâm Bưu” trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa. Trước khi sự kiện ấy xảy ra, Lâm Bưu là nhân vật số 2 của nhà nước chúng ta, là người kế cận Mao Trạch Đông; Bạc Hy Lai cũng tiến hành “xướng hồng đả hắc” và làm “mô hình Trùng Khánh” phân chia chiếc bánh ở Trùng Khánh, đồng thời được cho là tốt và định “nhập thường” ở Đại hội 18, trở thành người lãnh đạo Đảng và nhà nước. Hơn 40 năm qua, trong lịch sử đã xuất hiện một cảnh tương tự. Cuộc cải cách mở cửa của đất nước chúng ta đã đạt được thành tựu nổi bật về kinh tế, nhưng về chính trị vẫn giậm chân tại chỗ, vẫn lặp lại thủ thuật cũ đấu tranh quyền lực ở cấp cao. Đây là bi kịch của người dân Trung Quốc chúng ta.
Hiện giờ Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai đã rớt đài, rất có thể sẽ nhanh chóng bị tiến hành trừng phạt và xét xử tư pháp với lí do “thối nát”. Song, nếu không xuất hiện sự kiện Vương Lập Quân đào thoát, thì Bạc Hy Lai chẳng phải vẫn tiếp tục tiến hành “xướng hồng đả hắc” và “mô hình Trùng Khánh” được đó sao? Hiện giờ Bạc Hy Lai đã rớt đài, “mô hình Trùng Khánh” cũng đã bị phê phán. Mô hình trị lí tùy theo từng người như vậy, chẳng trách có người cho không phải vì Bạc Hy Lai thối nát, mà là vật hi sinh của cuộc đấu tranh đường lối chính trị.
Ở một đất nước dân chủ sẽ không bao giờ xảy ra cái gọi là sự kiện “đào thoát” như vậy. Ngay cả khi Bạc Hy Lai và người thân của ông ta có thực sự vì giết người và thối nát mà vi phạm tư pháp, thì cũng cần phải tiến hành xử lý đúng theo trình tự hợp pháp, chứ không phải là đột nhiên mất tích, bị mất quyền tự biện hộ như hiện giờ. Hiện nay trên mạng có người kiến nghị để cho Bạc Hy Lai và Ôn Gia Bảo tiến hành tranh luận công khai về chủ trương cầm quyền của từng người, điều nay hiển nhiên nhất là không chắc xảy ra, nhưng ít ra cũng nên để cho Bạc Hy Lai có cơ hội được biện hộ cho mình. Ở Đài Loan, Trần Thủy Biển khi thất sủng cũng bị tố là tham ô, nhưng trước khi định tội tư pháp, ông ta vô tội; ngay cả có bị định tội rồi thì ông ta vẫn có thể tiếp tục nói lên tiếng nói của mình để tự biện hộ. Đó mới là độc lập tư pháp thực sự. Chúng tôi hi vọng Trung Quốc cũng có thể bắt đầu từ việc xử lý Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai mà không bao giờ còn đấu tranh đường lối chính trị nữa, mà thực sự để tư pháp đứng độc lập ngoài quyền lực chính trị.
III. Sự kiện Trần Quang Thành
Một sự kiện khác khiến cả thế giới quan tâm xảy ra vào tháng này chính là sự kiện Trần Quang Thành. Trần Quang Thành chỉ là một người mù tự học thành tài bảo vệ quyền lợi về tư pháp cho nhóm người yếu thế ở địa phương, nhưng chính quyền địa phương lại mượn cớ khác để xử tội anh ta. Sau khi mãn hạn tù được thả ra lại tiếp tục giảm lỏng quản chế anh ta. Cuối cùng buộc anh ta phải chạy trốn vào Đại sứ quán Mỹ, sự kiện “Trần Quang Thành” hoàn toàn là sự kiện quốc tế do chính quyền địa phương vi phạm tư pháp hành chính bức hại mà tạo ra.
Cùng với sự phát triển kinh tế, do sự trì trệ của cải cách chính trị mà mâu thuẫn xã hội ngày càng nhiều lên, mức độ xung đột cũng ngày càng gay gắt. Sự xuất hiện một nhân vật như Trần Quang Thành, muốn đem vũ khí pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình, bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với sự xuất hiện của kẻ cầm dao mổ súc vật như Dương Quế để đòi cho mình một lối giải thích riêng. Trung Quốc đã định ra và ban bố những bộ luật tương đối toàn diện, nếu như mỗi công dân, mỗi chính quyền địa phương đều muốn dùng luật pháp làm chuẩn để giải quyết các mâu thuẫn xã hội và xung đột lợi ích, thì những sự kiện đám đông ở Trung Quốc sẽ giảm đi nhiều, cũng sẽ không xuất hiện những sự cố nghiêm trọng nổ ra ở các cơ quan chính phủ, tư pháp như vậy nữa. Xét từ điểm này, Trần Quang Thành mà càng nhiều thì càng có lợi cho việc ổn định xã hội của Trung Quốc, chứ không phải là ngược lại. Trần Quang Thành trở thành “kẻ thù” của xã hội chúng ta là bi kịch của người Trung Quốc.
Chúng tôi hi vọng Đảng cộng sản Trung Quốc sau Đại hội 18 nếu muốn thay đổi mô hình duy trì ổn định bằng biện pháp vũ lực, đàn áp trước mắt, phải để cho luật pháp thực sự có quyền uy, để cho Trần Quang Thành trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc. Sau khi sự kiện “Trần Quang Thành” xảy ra, anh ta cuối cùng đã có thể giành được tấm hộ chiếu một cách thuận lợi để đến học tập tu nghiệp ở Mỹ, đây là một bước tiến của Trung Quốc; song chúng tôi còn hi vọng sau khi học xong ở Mỹ về, anh ta cũng có thể về được đất nước mình một cách thuận lợi, có thể tiếp tục tận dụng sở trường pháp luật của mình để bảo vệ lợi ích quyền lợi cho người dân bình thường quanh mình. Đó mới là sự tượng trưng quan trọng cho việc Trung Quốc thực sự đi vào nền chính trị dân chủ. Chúng tôi không hi vọng Trần Quang Thành sau khi rời khỏi Trung Quốc lại không có cách gì để trở về đất nước mình, giống như những học sinh trốn ra hải ngoại sau khi xảy ra Sự kiện “4.6”, trở thành những người lưu vong bị mất quốc tịch. Chúng tôi lại càng không hi vọng, với tư cách là những người kí tên trong bức thư ngỏ này, cũng là vì muốn nói lên tiếng nói khác với suy nghĩ độc lập, mà bị biến thành những người lưu vong trong tương lai không có nhà để về.
IV. Tổng tuyển cử ở Đài Loan, Mỹ và gợi ý từ Quốc dân đảng
Mấy năm sống ở hải ngoại, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ và Đài Loan. Nửa thế kỷ trước, người Mỹ da đen còn phải đấu tranh vì quyền bình đẳng cho mình, hiện giờ lại đã bầu lên được vị tổng thống da đen. Quốc dân đảng ở Đài Loan sau nửa thế kỷ là một đảng độc tài, cuối cùng cũng đã thông qua tổng tuyển cử mà giành được tín nhiệm của người dân Đài Loan để một lần nữa lên nắm quyền, Đài Loan mà người Trung Quốc sinh sống cuối cùng đã tiến hành được cuộc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Ngài Tưởng Kinh Quốc của Quốc dân đảng khi quyết định cởi bỏ việc cấm các đảng phái chính trị đã nói, không có đảng cầm quyền vĩnh viễn. Còn thứ giáo dục chúng tôi được tiếp nhận ở Trung Quốc lại là “lịch sử đã lựa chọn Đảng cộng sản”. Các thầy giáo đã lập luận như thế này: Khởi nghĩa nông dân thời Thái Bình thiên quốc đã thất bại, phong trào Dương Vụ đã thất bại; Quốc dân đảng của giai cấp tư sản đã thất bại, chỉ còn có Đảng cộng sản là đã thắng lợi. Vì thế sự cầm quyền của Đảng cộng sản là do lịch sử lựa chọn.
Ngay cả khi lịch sử như vậy có là sự thật đi nữa, thì chẳng lẽ người dân Trung Quốc chỉ có thể tiến hành lựa chọn được một lần thôi sao? Chẳng lẽ chính đảng được lựa chọn nếu đã bị mất sự tín nhiệm của người dân, người dân lại cứ vĩnh viễn bị mất đi quyền lựa chọn lần nữa hay sao?
Sự cải cách chính trị và thực tiễn cầm quyền của Quốc dân đảng Trung Quốc ở Đài Loan lại đã bảo cho chúng tôi một chân lí khác: Một chính đảng nếu đã bị mất sự tín nhiệm của người dân, thì sẽ bị thất sủng sau thất bại của tổng tuyển cử; nếu chính đảng thất bại tiến hành phản tỉnh và cải cách, thì có thể giành được sự tín nhiệm của người dân ở đó và lại lên cầm quyền thông qua tổng tuyển cử. Nhà nước như vậy mới là sự thể hiện thực sự của “người dân làm chủ” đã được nói trong Hiến pháp nước ta.
Đảng cộng sản Trung Quốc từng được lịch sử lựa chọn trở thành đảng cầm quyền của Trung Quốc ngày nay, cũng giống như Mãn tộc hơn 300 năm trước được lịch sử lựa chọn giành quyền thống trị Trung Quốc vậy. Song sự lựa chọn của lịch sử không đời nào chỉ có một lần, người dân cũng có quyền thay đổi chính đảng cầm quyền đại diện cho mình vào bất cứ lúc nào. Đó mới là logic lịch sử thực sự. Sự cải cách và đường lối của Quốc dân đảng đã nêu một tấm gương cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Cải cách chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng thời cuối cùng đưa Trung Quốc đi vào nền dân chủ lập hiến, không những có thể làm cho Đảng cộng sản thực hiện được cải cách, mà còn có thể tiếp tục chấp chính Trung Quốc thông qua tổng tuyển cử, đồng thời cũng là loại bỏ được trở ngại chính trị hai bờ mà cuối cùng thực hiện được sự thống nhất dân chủ hòa bình, chỉ có như vậy mới có thể thực hiện được sự phục hưng vĩ đại của Trung Quốc.
Chúng tôi tuy chỉ là những người trẻ mới hơn 20 tuổi, nhưng cũng giống như những nhà sáng lập Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình của Đảng cộng sản vào thời trẻ, chúng tôi đã ra nước ngoài, không chỉ học về khoa học kĩ thuật và quản lí tiên tiến của Phương Tây, mà còn đang quan sát, học tập cả chế độ chính trị tiên tiến của Phương Tây, càng suy nghĩ nhiều hơn về hiện trạng và tương lai của Trung Quốc. Là những người đang học ở nước ngoài, chúng tôi kêu gọi các lãnh đạo tối cao đương nhiệm và kế vị của Đảng cộng sản Trung Quốc hãy mạnh dạn lựa chọn một mô hình chính trị có giá trị phổ quát đang thịnh hành trên thế giới, vứt bỏ sự thống trị độc tài riêng của một đảng, thực hành chế độ tổng tuyển cử toàn dân, cân bằng giữa chính phủ với đảng và độc lập tư pháp, đem lại viễn cảnh tốt đẹp cho thanh niên Trung Quốc ở trong và ngoài nước, đem lại một tương lai tiến bộ cho dân tộc Trung Hoa hai bờ. Đây là con đường duy nhất để cho Đảng cộng sản Trung Quốc có thể lột xác, đồng thời có thể tiếp tục phục vụ người dân Trung Quốc.
 
Những người khởi xướng:
Phạm Hộ Sưởng: Lưu học sinh Arizona Sigasi Lauderdale Film Academy
Bành Vỹ: Lưu học sinh Nevada Las Vegas
Đổng Thế Hàng: Lưu học sinh University of Detroit, Michigan
Chu Thần Bác: Lưu học sinh Iowa State University
Tất Thiên Kỳ (nữ): Lưu học sinh University of Pennsylvania
Dương Mộng Bút: Lưu học sinh Auckland Lenny College in Northern California
Vương Mẫn (nữ): Lưu học sinh California State University
Hồ Kim Đệ (nữ): Lưu học sinh Northern California
Mời lưu học sinh hải ngoại liên hệ chữ ký với các bạn dưới đây, xin ghi tên họ, trường lưu học và hộp thư liên lạc thật:
Phạm Hộ Sưởng: 623-606-6219 fanhuchang6@yahoo.com
Đổng Thế Hàng: 562-506-3046 dshang413@gmail.com
Bành Vỹ: 626-927-8770 610042720@qq.com
Chu Thần Bác: 515-708-1201 jamesmadison945@gmail.com
Nguồn: boxun.com

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

ĐƠN TỐ CÁO CỦA CON GÁI ÔNG NÔNG ĐỨC MẠNH

(Theo TTHN) Dưới đây là lá đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh. Bức đơn được gửi cho báo Người Cao Tuổi, nội dung tố cáo những việc làm vi phạm Pháp Luật của Đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ông Nông Đức Mạnh). Nay xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận và cũng để mọi người có thể cùng theo dõi.


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
———————-
Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012
ĐƠN TỐ CÁO (lần 2)
(V/v: Đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức Đảng viên, vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.)
  • Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi
Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.
Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:
1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi:
- Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.
- Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.
Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi .
Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng .
Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để ạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.
Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là “Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn.” Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.
Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.
Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch thông tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.
Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám ( thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:
Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn.
Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:
a) Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng.
b) Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?
c) Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?
II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
- Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?
- Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.
- Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.
- Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang bằng mọi thử đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được .
Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.
Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.
Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm?
Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?
Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:
- Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.
- Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?
Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được .
Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội -thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.
Tôi đề nghị :
1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.
2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ:
Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.
Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.
3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không?
4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?
5 – Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:
Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân
Người viết đơn
Nông Thị Bích Liên
Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837

HUGO CHAVEZ TIẾP TỤC “BƠM DẦU” CHO CHẾ ĐỘ TÀN BẠO AL-ASSAD Ở SYRIA


600.000 thùng dầu diesel cho Assad
Cả thế giới đang lên án mạnh mẽ vụ thảm sát tại thị trấn Al Hula do chính quyền Bashar al-Assad thực hiện khiến 108 người chết, trong đó có 34 phụ nữ và 49 trẻ em. Nhiều gia đình đã bị giết  trong nhà của họ bời những loạt đạn ở cự ly gần. Từ khi bắt đầu các cuộc nổi dậy tại Syria vào tháng 3/2011 đến nay, Liên hợp quốc ước tính đã có 9000 người bị giết.
Trong khi đó, từ Venezuela, tổng thống Hugo Chavez vẫn tiếp tục hà hơi tiếp sức cho chế độ tàn bạo của Assad. Trong tuần qua, chuyến nhiên liệu thứ ba từ Venezuela đã được chuyển đến Syria. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Venezuela, ông Rafael Ramirez cho biết trong năm qua, Venezuela đã viện trợ cho chính quyền Assad 600.000 thùng dầu diesel và sẵn sàng gửi thêm.
Mặt trận thống nhất dân chủ đối lập tại Venezuela (MUD)  đã ra tuyên bố kịch liệt phản đối sự hỗ trợ cửa chính quyền Chavez đối với chế độ “độc tài và diệt chủng” tại Syria. Bản tuyên bố của MUD nêu rõ: Chúng tôi phản đối mạnh mẽ chính sách nghiêm trọng có hệ thống của Tổng thống Hugo Chavez ủng hộ chính quyền, quân đội , cảnh sát Syria chống lại dân thường và tiếp tục hợp tác bằng nhiều phương thức khác nhau với chế độ Assad, bất chấp sự cô lập của chính quyền này từ cộng đồng quốc tế”.
Bản tuyên bố còn nhấn mạnh: “Sự hợp tác của Venezuela với chính quyền Damascus là một sự coi thường các quyết định của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người của nhân dân Syria và không tôn trọng nhân dân Venezuela. Tên của đất nước Venezuela đã bị gắn với chế độ độc tài tàn ác nhất thế giới, dầu của Venezuela đã được sử dụng để đàn áp những người anh em Syria của chúng tôi. Liên minh chiến lược của ông Chavez và Assad đã đi ngược lại nguyên tắc dân chủ, ý thức hòa bình và trách nhiệm quốc tế, những giá trị đã luôn luôn là đặc trưng của người dân Venezuela”.

Hugo Chavez tay trong tay với đồ tể Bashar al-Assad

Trục xuất Đại sứ Syria ở khắp nơi trên thế giới
Trong ngày 29/5/2012, nhiều quốc gia đã tuyên bố trục xuất Đại sứ và các nhà ngoại giao của Syria kèm theo những lời lên án mạnh mẽ đối với chính quyền Assad.
Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết sẽ trục xuất đại biện lâm thời Ghassan Dalla và hai nhà ngoại giao khác, coi đây là một “thông điệp” rõ ràng cho việc ra đi của Basshar al-Assad. “Họ có bảy ngày để rời khỏi nước Anh”, ông nói.
Ngoại trưởng Australia Bob Carr đã gọi vụ thảm sát ở Hula là một “tội ác ghê tởm và tàn bạo”. Ông ra hạn cho nhà ngoại giao cao cấp Syria  Jawdat Ali và một nhà ngoại giao khác của Đại sứ quán Syria phải rời khỏi Australia trong vòng 72 giờ.
Tại Pháp, tân Tổng thống Francois Hollande thông báo với Đại sứ Syria Lamia Shakkour phải rời khỏi nước Pháp “trong hôm nay hoặc ngày mai”.
 Ngoại trưởng Đứa Guido Westerwelle nói rằng những thông điệp mạnh mẽ sẽ không rơi vào “những lỗ tai điếc ở Damascus”, chế độ  Assad phải chịu trách nhiệm về những sự việc khủng khiếp ở Hula. Assad không có tương lai ờ Syria, ông ta phải dọn đường cho sự thay đổi hòa bình. Ngoại trưởng Đức đã thông báo cho Đại sứ Syria Loutfi Radwan phải rời khỏi Đức trong 72 giờ.
Bộ ngoại giao Ý đã triệu tập Đại sứ Syria Khaddour Hassan và thông báo ông này phải rời khỏi Ý.
Tây ban nha cũng yêu cầu Đại sứ Syria Hussam Edin Aala và bốn nhà ngoại giao khác phải rời khỏi Tây ban nha trong ba ngày.
.Bộ trưởng ngoại giao Canada John Baird đã thông báo cho các nhà ngoại giao Syria và gia đình phải rời khỏi Canada trong năm ngày. Ông nói: Những đại diện của Syria không thể ở lại đất nước chúng tôi khi những chủ nhân ở Damascus tiếp tục những hành động giết người tàn ác.
Các nước Bulgaria, Thụy sĩ cũng đã yêu cầu Đại sứ quán Syria rời khỏi đất nước. Bỉ, Hà lan, Hy lạp tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Damascus.
Từ khi việc đàn áp những người biểu tình xảy ra vào năm ngoái, Mỹ, Anh và Pháp đã đóng cửa các Đại sứ quán tại Syria.
Theo ABC, Telegraph

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

NHỮNG TU VIỆN TREO TRÊN VÁCH NÚI

                            Tu viện trên núi Huashan ở Trung quốc


       Tu viện Nest Tiger Taktshang trên đỉnh núi ở thung lũng Paro - Bhutan



                          Một phần của tu viện Nest Tiger Taktshang


                            Tu viện Chúa Ba Ngôi ở Meteora - Hy lạp


                                    Tu viện Sumela ở Thổ Nhĩ Kỳ



                               Khách đang tham quan thu viện Sumela


Tu viện Agios Nikolaos Anapafsas (trái) và Agia Roussanou (phải) ở Meteora - Hy lạp



     Di tích Sigiriya ở Matale - Sri Lanka, một tu viện từ thề kỷ 5 trước công nguyên


         Cầu thang đi đến hang động bên trong, nơi tiến hành các nghi lễ Phật giáo


                         Tu viện St Stephen ờ Meteora - Hy lạp


           Ngôi đền nằm trong núi đá ở Cappadocia - Thổ Nhĩ Kỳ



            Tu viện Thánh Saint Nicholas Anapausas ở Meteora - Thổ Nhĩ Kỳ

Theo DailyMail

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Đái tháo đường và tai biến mạch máu não

Theo Sức khỏe và Đời sống

Trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh đặc biệt là người cao tuổi.
Đái tháo đường và tai biến mạch máu não
Tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Tăng huyết áp kinh diễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (TBMMN). Tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,5 - 3 lần so với nhóm không bị. Đối với ĐTĐ týp 1, tăng huyết áp xảy ra sau nhiều năm. Đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2, tăng huyết áp là vấn đề thường gặp, sẽ nghiêm trọng hơn về huyết áp nếu người bệnh có biến chứng ở thận.
ĐTĐ làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, oxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…
Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ thường bị nhiễm mỡ máu có lượng cholesterol trong máu vượt quá mức cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ TBMMN càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhân ĐTĐ, do vậy nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn.
Xác định bệnh
Xác định ĐTĐ dựa trên các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, có cuộc sống tĩnh tại, ít vận động, hút thuốc lá, gia đình có người bị ĐTĐ, phụ nữ sinh con lớn hơn 4kg… Những đối tượng có nguy cơ cần phải có kiểm tra đường huyết để xác định sớm bệnh. Khi đã có những biểu hiện bệnh như sút cân nhanh chóng, khát nước nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, mất ngủ… cần phải đi khám bệnh ngay. Tại các cơ sở y tế, người ta sẽ đo nồng độ glucose huyết tương ngẫu nhiên (200mg/dl), hoặc nồng độ glucose huyết tương lúc đói (126mg/dl). Kết quả này được khẳng định lại bằng xét nghiệm lần thứ 2.
Xác định TBMMN dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh và trên hình ảnh chụp CT-Scan não có tổn thương hoặc nhồi máu ổ khuyết. Cũng cần phân biệt bệnh nhân TBMMN não do các nguyên nhân khác như u não, bệnh van tim, bệnh máu, do dùng thuốc chống đông, phẫu thuật tạo hình, dị dạng mạch máu não...
Kiểm soát đái tháo đường
Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ đều phải được theo dõi chặt chẽ đường huyết, những chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp.
Để không những chỉ số này không bị tăng vọt hay giảm quá mức người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Nhất thiết các bệnh nhân này cần ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít mỡ, không dùng phủ tạng động vật, không hút thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích khác như rượu bia, cà phê… Nên có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó cần thường xuyên tập luyện thể thao như đi bộ, kiểm soát cân nặng. Kiểm soát tăng huyết áp chống phù não có thể bằng glycerol (không được sử dụng manital), uống aspegic 50mg mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc này phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Các trường hợp có biểu hiện TBMMN cần phải đi cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong và tàn phế cho người bệnh.
GS.TS. TRẦN ĐỨC THỌ

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

BẮC TRIỀU TIÊN: NHIỀU NGƯỜI ĐANG BỊ CHẾT ĐÓI

Theo Daily NK

Tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Hwanghae, một trung tâm lương thực của Bắc Triều tiên đã làm cho một số người bị chết vì đói. Một tỉ lệ đáng kể các nông trang viên bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Người dân đang bị nạn đói hoành hành nhưng chính quyền địa phương chỉ cứu trợ khẩn cấp từ 1 đến 2 kg ngô. Sự hỗ trợ từ chính quyền không đủ nên một số người đã phải tìm đến các khu vực khác trông chờ vào sự giúp đỡ của bà con họ hàng. Một nguồn tin từ thị trấn Shingye cho biết đã có tổng cộng sáu trẻ em và người già chết vì đói. Trong khi đó nhà chức trách vẫn cứ hô hào mọi người cố gắng để vượt qua khó khăn. Một người dân ở tỉnh Nam Hwanghae đã đến biên giới Bắc Triều tiên – Trung quốc để tìm lương thực. Qua điện thoại với Daily NK, người này cho biết tình trạng đáng báo động về tình hình lương thực từ nay đến cuối mùa đông ở khu vực Haeju, một thành phố ven biển cách đảo Yeonpyeong của Hàn quốc chỉ vài cây số. “Mỗi nông trang đều có vài chục người rất yếu. Các nông trang đều tìm biện pháp đối phó với nạn đói nhưng vô ích. Có thể từ tháng Tư, mỗi nông trang đã có khoảng mười người bị chết đói”. Nguồn tin cho biết thêm “Các binh lính của Quân đoàn 1 và 2 chuyên tuần tra đường ranh giới quân sự quanh khu công nghiệp Keasong cũng bị suy dinh dưỡng. Nhiều binh lính được điều sang làm nông nghiệp vì nhiều nông dân đang từ bỏ đồng ruộng”.
Có ba lý do chính cho tình hình hiện nay ở Hwanghae: Trước hết sản xuất nông nghiệp trong năm 2011 giảm mạnh do lũ lụt. Thứ hai, các đơn vị quân đội đã trưng mua hầu hết lương thực để chuyển đến các cửa hàng hậu cần của quân đội hoặc chuyển đến Bình nhưỡng. Cuối cùng, thời gian 100 ngày để tang Kim Jong-il (từ 17/12 đến 25/3) đã làm thị trường bị gián đoạn, mạng lưới an ninh lương thực giúp Bắc Triều tiên tránh được nạn đói trong những năm qua bị phá vỡ. Nghị quyết của Đảng trong thời gian tang lễ được xem là quan trọng hơn cuộc sống của nhiều người. Tờ Tokyo Shinmun hôm giữa tháng Tư cho biết đã có khoảng 20.000 người chết đói tại ba huyện Beachon, Yeonan và Chungdan của tỉnh Nam Hwanghae. Ông Ishimaru Jiro, giám đốc một tổ chức các phóng viên Nhật bản là AsiaPress nhận xét: “Những diễn biến đã cho thấy tình trạng thiếu lương thực ở Hwanghae là nghiêm trọng. Mọi thứ không chỉ là khó khăn mà thực sự đã có những người bị chết đói”.
Cũng theo Daily NK, lãnh đạo Bắc Triều tiên đang nhấn mạnh yêu cầu phấn đấu sản xuất lương thực nhiều hơn những năm trước, phát động chiến dịch 40 ngày huy động các nông trang với khẩu hiệu: “Hãy huy động sức mạnh tổng lực của cả dân tộc và mọi người để đạt được mục tiêu sản xuất lương thực”. Khẩu hiệu này cũng là tiêu đề của hai bài xã luận liên tiếp trên tờ Rodong Shinmun số ngày 11 và 12/5. Cuối tháng Tư, Kim Jong-un cũng đã nhấn mạnh sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc ôn định mùa đông cầm quyền đầu tiên. Có thể những hình phạt nghiêm khắc cho các hành động sai trái sẽ được ban ra. Một người ở Nam Hamkyung thông tin cho Daily NK : Cả nước phải hỗ trợ các nông trang, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, học sinh trung học, sinh viên đại học và các đơn vị quân đội. Mọi người không được phép nghỉ ở nhà hoặc đi lại trên đường phố. Nhà hàng không được mở cửa. Tất cả mọi người phải vào nông trang. Nó giống như thời chiến và thực sự tàn bạo. Các chốt chặn đã được lập ra để ngăn mọi người đi lại, tịch thu đồ đạc và xe cộ để đưa tới nông trang gần đó.  Mọi người chỉ có thể được đi qua nếu họ có giấy xác nhận của ủy ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Chợ búa chỉ được họp từ 5g chiều đến 8g tối, sau khi các công việc đồng áng trong ngày đã hoàn tất. Cả người mua và người bán đều hết sức tất bật.
Trong thời gian huy động 40 ngày, các lớp học phải nghỉ học, sinh viên học sinh được đưa đến nông trang, mang theo thức ăn và giường chiếu.
Chính sách này được thực hiện từ năm 2006. Một người cho biết:”Những năm trước, chúng tôi có thể có được giấy xác nhận của ủy ban quản lý hợp tác xã bằng cách hối lộ, nhưng đây là năm đầu tiên trong triều đại Kim Jong-un, chúng tôi không hối lộ được nữa”.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

BẮC TRIỀU TIÊN TIẾP TỤC MỊ DÂN BẰNG THUẬT NGỮ MỚI: LÒNG YÊU NƯỚC KIM JONG-IL


TSYG: Chính quyền Bắc Triều tiên vừa tung ra một khái niệm mới: Lòng yêu nước Kim Jong-il. Lần này Kim Jong-un tức “Em Chã” quyết tâm chứng minh rằng mình có khả năng làm lãnh tụ và làm một nhà tư tưởng. Biết đâu mai mốt lại có thêm phong trào học theo nhân cách sáng ngời của Em Chã. Trong khi đó hiện nay ở Bắc Triều tiên đang bắt đầu có nhiều người chết vì đói (TSYG sẽ nói về nạn đói đang diễn ra ở BTT trong bài gần đây nhất). Khi người ta chết đói nhưng được "soi sáng" bằng những "tư tưởng" của ba cha con ông cháu nhà họ Kim thì không rõ họ có cảm thấy mãn nguyện và thanh thản ở thế giới bên kia không nhỉ ?

(Theo Daily NK) Với mục đích tạo ra lòng trung thành của người dân đối với tân lãnh tụ, chính quyền Bắc Triều tiên đã đưa ra thuật ngữ mới Lòng yêu nước của Kim Jong Il”. Nó cho thấy rằng quốc gia này đang khuyến khích thần tượng hóa Kin Jong-un thông qua hình ảnh người cha Kim Jong-il với những qui tắc và những hướng dẫn mới nhất, tập trung cao độ vào việc kiểm soát xã hội.
Trong bài xã luận của tờ Rodong Shinmun “Hãy tăng cường giáo dục về Lòng yêu nước Kim Jong-il” có đoạn: “Ngày nay quân đội và nhân dân Bắc Triều tiên làm việc hăng say để xây dựng một đất nước thịnh vượng dưới ngọn cờ của Lòng yêu nước Kim Jong-il. Đó là lòng yêu nước cao cả mà hiện thời mỗi chúng ta đều tôn kính, là biểu tượng tuyệt vời cho việc xây dựng đất nước giàu đẹp”. Bài xã luận này việt tiếp “Trong mỗi chúng ta đều nghe thấy nhịp đập mạnh mẽ của tinh thần triết học cách mạng do lãnh tụ Kim Jong-il đã chỉ bảo, nghe thấy những huấn thị quí báu của Người về tình yêu đất nước và lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng".
Tại cuộc diễu binh hôm 15 tháng Tư vừa qua, Kim Jong-un lần đầu tiên đưa ra khái niệm chủ nghĩa Kim Il-sung – Kim Jong-il, một sự kết hợp giữa chủ nghĩa Kim Il-sung và những học thuyết của Kim Jong-il về quân sự và chính trị, sau đó đưa ra “những hướng dẫn mới nhất”. Vấn đề được nhấn mạnh là phải sử dụng công cụ tuyên truyền để nhân dân được học tập nghiên cứu các tác phẩm của hai cố lãnh tụ và bài phát biểu của Kim Jong-un.
Một nguồn tin từ Hàn quốc nhận xét: Lòng yêu nước Kim Jong-il là một thuật ngữ mới của việc thần thánh hóa lãnh tụ, nhằm mục đích tạo  ra lòng trung thành đối với Kim Jong-un.
Giáo sư Chung Seong Chang của Viện Sejong phân tích: Chúng ta có thể nhận ra rằng lúc này Kim Jong-un đang lọt ra ngoài sự trung thành đối với Kim Jong-il, và đây là một thuật ngữ mới nhằm quảng bá cho hình ảnh Kim Jong-un trong lĩnh vực ý thức hệ.
Một chuyên gia về Bắc Triều tiên cũng đồng ý với nhận định trên và nói thêm: Lòng yêu nước Kim Jong-il sẽ được tuyên truyền mạnh mẽ để chứng minh rằng Kim Jong-un cũng có những khả năng của một nhà lãnh đạo tư tưởng.


Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Tuyệt vời những hộp cơm trưa của trẻ em Nhật

Theo VietnamNet

Trẻ em mang cơm hộp đến trường là hiện tượng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, những hộp cơm trưa do các bà mẹ Nhật Bản chuẩn bị cho con đến trường đong đầy yêu thương và kỳ công đến kinh ngạc.


Trong văn hóa ẩm thực Nhật, hình thức của món ăn được coi trọng hàng đầu. Văn hóa này thấm sang cả những hộp cơm trưa (bento) mà người Nhật mang theo mỗi ngày.
Với những hộp cơm dành cho trẻ mang đến trường, các bà mẹ Nhật còn cầu kỳ hơn nữa, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn với trẻ em. Thậm chí có bà mẹ mất hai giờ đồng hồ cho việc trang trí.
Dưới đây là những hình ảnh hộp cơm của trẻ em được làm bằng cả tấm lòng yêu thương của người mẹ Nhật dành cho con cái, đa dạng từ hình ảnh các con vật dễ thương đến hình ảnh người nổi tiếng. Nguyên liệu sáng tạo từ những thực phẩm hàng ngày như cơm, rong biển, các loại rau và trứng luộc.


















  • Hương Giang (Tổng hợp từ BBC, New York Time, cutestfood.com)









Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

CÁI BI, CÁI HÀI - Tác giả: Kỳ Duyên

Theo Tuần Việt nam

Cái bi xen lẫn với cái hài. Đó là cuộc sống thường tình, xã hội nào chả có. Thế nhưng, một khi cái hài bộc lộ năng lực và nhận thức kém cỏi của cán bộ, còn cái bi bộc lộ sự bất nhân, thất đức với những kiếp người tận cùng bất hạnh. Thì nó báo động cho xã hội điều gì?
Xin được nói về chuyện hài trước
"Nước" Yên Lạc và... xứ sở Chư Sê
Ngày xửa ngày xưa, ở một thị trấn nọ...
Không, có lẽ phải gọi thị trấn đó là "nước" mới đúng. Vâng, "nước" Yên Lạc (thuộc...tỉnh Vĩnh Phúc).
Gọi là "nước" bởi xã hội ta không hề quy định ngày cưới xin cho dân chúng. Vì đó là quyền tự do của người dân. Nhưng riêng Yên Lạc có một luật rất lạ, bắt dân phải theo: Một tháng, nếu có đám cưới, người dân chỉ được tổ chức vào hai ngày- mùng 2 và 16 âm lịch. Nếu gia đình nào vi phạm thì sẽ bị phê bình tại thôn xóm, khu phố.
Có lẽ vì sợ "lệ làng" nhân danh... luật của "nước" Yên Lạc, mà ở đây, luôn diễn ra cảnh buồn cười.
Một tháng, dân Yên Lạc có hai ngày chạy "sô" ăn cỗ cưới, hai ngày tưng bừng ăn mặc đẹp, sơ mi, cà vạt, áo dài, váy xống đủ kiểu. Và dịch vụ cưới ở đây cũng vậy, lúc dồn dập quá tải chạy bở hơi tai, lúc ngồi buồn, ruồi bậu chả thèm ...xua.
Nghe cứ như tập tục của một... bộ lạc thiểu số nào.
Khổ nỗi, trai gái thì đông, mà cưới xin chỉ có hai ngày. Thế nên người đi dự đám cưới chẳng sướng gì.
Vì mỗi người chỉ có một cái miệng, một cái bụng, hai cái chân, hai cái tay, mà một lúc, vào giờ ấy... ngày ấy..., phải ăn tới 5 đám cưới, như anh Xuân ở Khối 2, còn vợ anh thì ăn tới 3 đám cưới, thì thật..."Ai bảo chăn trâu là khổ. Đi ăn cưới kiểu này, còn khổ hơn....trâu" (Xin lỗi nhà thơ Giang Nam, và xin lỗi người dân Yên Lạc).
Chưa kể, cái chuyện tiền mừng đám cưới thành ...một cục to, cũng làm khổ người dân. Thành thử, nói là tiết kiệm cho dân mà người nào người ấy liêu xiêu, méo mặt, buồn so hễ nghe nói có đám mừng.
Lạ kỳ, dân thì nhất nhất tuân thủ. Lãnh đạo Yên Lạc thì nhất nhất tự hào: Từ khi áp dụng quy ước, chưa có đám nào vượt rào, bà con nhất nhất nghe theo. Từ khi nhất nhất áp dụng đến nay, là tròn một giáp, 12 năm.
Nói thật, vua ở xa, quan nha ở gần, đố "bà con" nào dám vượt rào đó?
Nhưng có thật bà con nhất nhất tâm phục, khẩu phục không? Hãy nghe đám thanh niên: "Cưới mà không có hát hò, không có người tổ chức thì buồn lắm, bọn trai nơi khác có lúc vẫn chọc khoáy bọn em là kém chơi... Nhưng lệ của cha ông thì phải theo vậy".
Tâm lý người nông dân chất phác, quen sống theo lệ. Cái lệ làng có khi hay mà có khi dở. Họ vẫn cứ phải bấm bụng chịu.
Nhưng họ không biết rằng thời buổi này là thời buổi "Sống và làm việc theo pháp luật"- ngay cả các vị chức sắc ở Yên Lạc, chắc cũng thuộc nằm lòng câu khẩu hiệu. Vậy mà vì sao lại bắt người dân Yên Lạc phải nhất nhất sống theo...lệ do mình tự đặt ra.
Đó có phải là sự vi phạm nhân quyền không?
Dù biện lẽ kiểu gì, thì hoặc các chức sắc Yên Lạc tự cho mình quyền đứng cao hơn luật pháp nước Việt, hoặc là tư duy của các vị có...vấn đề. Nó gia trưởng, xơ cứng và không vượt qua nổi... lũy tre làng, dù nhân danh điều tốt đẹp gi gỉ gì gì đi chăng nữa!
Cách "nước" Yên Lạc hàng nghìn cây số về phía nam, có một xứ sở, tên gọi Chư Sê.
Người của xứ sở Chư Sê có một đặc điểm rất hồn nhiên, thích đùa, và cũng rất cẩn thận. Hồn nhiên và thích đùa đến mức, một vị chức sắc của xứ sở này dứt khoát cho rằng cây cầu bị gẫy là cầu hình chữ V, đâu phải cầu bị sập.
Thích đùa đến mức, nghe phong thanh ở xã H'bông, có hai hòn đá của một hộ dân đào được trong vườn nhà, nằm lăn lóc đến mấy năm trời chả ai hỏi đến, lập tức các vị chức sắc, cả xã và huyện rùng rùng kéo đến, và quyết "cưỡng chế" hai hòn đá vô tri vô giác này.
Dù là thực thi pháp luật, nhưng tính đã hồn nhiên lại hay "cả nể", nên các vị thỏa thuận cho kẻ vi phạm luật giữ một hòn, phía các vị giữ một hòn, kiểu... "một hòn trọng, một hòn khinh". Nghe thấy hay hay và buồn cười!
Quan hồn nhiên, nên dân cũng biết "đùa" lại. Chả biết, sau những "mặc cả" cưỡng chế đá bất thành ra sao, một ngày nọ, tất cả đá lớn, đá bé, đá mẹ, đá con của xã H' Bông rủ nhau...  trốn biệt.
Riêng hòn đá nhà bà Trần Thị Sắc, "chân chậm, mắt mờ" nên chạy không kịp, bị bắt gô cổ đóng cũi sắt, nằm chình ình ngay trước UBND huyện. Không hiểu sao, người viết bài cứ nhìn thấy cái cũi "nhốt đá", lại nghĩ đến bài Nhớ rừng của Thế Lữ. Có khác chăng, ở đây, hòn đá chỉ ... nhớ nhà!
Đến nỗi, một người dân ở xứ sở Chư Sê hóm hỉnh: Lẽ ra, cái lồng sắt này phải để nhốt cục đá ở An Giang mới đúng. Vì cục đá đó đè nát cả xe ô tô và làm chết sáu mạng người. Cục đá của bà Sắc có tội tình gì đâu chứ!
Nếu đá có... tư duy, hẳn nó than thân trách phận lắm. Không biết nó được đào lên vào cái giờ xấu đến thế nào, mà phải chịu "xích xiềng" oan đến thế này?
Hay là tư duy của các vị chức sắc xứ sở Chư Sê thích đùa, cũng bị "xiềng xích" trong cái chật hẹp của lồng sắt, cũng có ... vấn đề nhỉ?
Được biết, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp và UBND Chư Sê họp và đi đến kết luận: Việc đoàn kiểm tra lập biên bản tạm giữ các cục đá là không đúng thẩm quyền.
Không biết bao giờ, hòn đá hẩm hiu của nhà bà Trần Thị Sắc mới được ...phóng thích đây?
Nghe chuyện "nước" Yên Lạc, và xứ sở Chư Sê, người ta bảo, đó là chuyện xảy ra mới đây, vào năm Nhâm Thìn, thế kỷ 21, tháng Ất Tỵ này chứ đâu?
Thì đúng vậy, chuyện của ngày nay, nhưng nghe cứ "âm lịch", như ... cổ tích dân gian ấy, nên người viết bài phải mở đầu bằng Ngày xửa, ngày xưa.
Đạp lên sự...bất lực?
Có một câu chuyện mới toanh, nóng hổi, vừa bi xen lẫn vừa hài.
Đó là đêm 12, rạng sáng 13/5/2012, hàng trăm ông bố bà mẹ chen chúc trước cổng Trường PTCS Thực nghiệm (Liễu Giai- Hà Nội) để có được một lá đơn xin cho con học lớp 1 tiểu học.
Có lẽ quá lo lắng vì việc học của con, họ đã không cần giữ cách ứng xử có văn hóa với nhà trường, nơi họ hy vọng con  mình được giáo dục tử tế, mà họ đã ...đạp đổ cả cửa sắt nhà trường, xông lên liều mình như chẳng có.
Ngay lập tức, trên mạng truyền đi clip hài tự chế, nhại lại bài "Ngày đầu tiên đi học", vừa buồn cười, vừa xót xa: Ngày nộp đơn xin học/ Mẹ thức đêm đứng chờ/ Mắt mờ mong trời sáng/ Mẹ lách vào mua đơn... Rồi trời kia cũng sáng/ Mẹ đá tung cổng vào/ Chen nhau chạy nước rút/ Trông hỗn loạn biết bao...
Không biết, cái Trường Thực nghiệm nhìn hình ảnh đó có  tự hào không? Chứ người viết bài, chỉ thấy thương các ông bố bà mẹ- hệt GS Hồ Ngọc Đại- cha đẻ của "mô hình Thực nghiệm Giảng Võ" hàng mấy chục năm trước đây, đã thốt lên!
Nói thật, không hiểu ông Vũ Văn Trình, Phó Giám đốc Trung tâm, người chỉ đạo cho các hộ lý làm một việc thật bất nhân đó, nghĩ gì nhỉ?
Cho dù xã hội chúng ta giờ đây, đã khá hơn trước rất nhiều khi nhìn nhận về người mắc bệnh phong, nhưng không thể phủ nhận một điều, những người bất hạnh mắc căn bệnh này, đều rất mặc cảm thân phận, bởi người đời kinh hãi, xa lánh.
Cùng vì vậy, không thể phủ nhận nỗi vất vả vô cùng của những người thầy thuốc ở Trung tâm, khi ngày ngày phải tiếp xúc, chăm sóc những bệnh nhân mắc căn bệnh quái ác.
Ngay cả người nhà các bệnh nhân phong khi được hỏi về câu chuyện đau lòng vừa xảy ra, chính họ cũng dè dặt, thậm chí có người còn thờ ơ... Họ e ngại với các bác sĩ, hộ lý của Trung tâm đã đành. Nhưng cũng có thể, chính căn bệnh bị xã hội "định kiến" đó đã "ngăn cách, chia lìa" cả tình cảm của họ với người thân ruột thịt không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Chợt người viết bài nhớ tới một sự kiện, cách đây 15- 20 năm, báo chí đã đăng hình ảnh một vị GS bác sĩ, để khẳng định bệnh phong không lây, ông đã uống vi trùng phong, trước sự chứng kiến của báo chí.
Nói thật, nhìn thấy mà ghê. Nhưng cái hành động đó của người GS bác sĩ, đã để lại một ấn tượng khâm phục sâu sắc về đức hy sinh của người thầy thuốc cho nghiên cứu khoa học, về một căn bệnh ám ảnh con người với nỗi hãi sợ truyền kiếp.
Nhưng đó là chuyện của một "thời xa vắng", không phải  chuyện của thời phong bao, phong bì. Càng không phải chuyện của thời "lương y đang ...từ mẫu".
Cho dù Phó Giám đốc Trung tâm Vũ Văn Trình đã bị đình chỉ công tác để chờ xử lý, thì cái vụ việc ép bệnh nhân phong ăn thịt sống, gạo sống vẫn còn ám ảnh, làm đầy thêm những câu chuyện, những ấn tượng đã quá xấu về y đức ở bệnh viện, trong thời buổi kim tiền này.
Hai câu chuyện ngẫu nhiên xảy ra gần nhau khiến người viết bài bỗng nghĩ về một thời cuộc gian khổ.
Trong quá khứ, khi đất nước còn chiến tranh, một vài kẻ hiếu chiến phía chính quyền Mỹ từng tuyên bố, sẽ đánh cho xã hội ta trở về thời kỳ "đồ đá". Họ đã không thể làm được cái việc đó, dù đã có những thân phận con người không may phải chịu nhiều bất hạnh- nhiễm CĐDC/ dioxin.
Vậy mà ở Trung tâm Da liễu Hà Đông thời hiện đại, nơi làm phúc, cứu chữa bệnh cho con người, các thầy thuốc lại vô cảm khi nhẫn tâm ép bệnh nhân phong của mình trở về thời... nguyên thủy?
Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại chính lương tâm của họ vậy? Những người nhân danh tổ chức nhân đạo, nhân danh những thầy thuốc? Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại đạo lý xã hội này?
Cái bi xen lẫn cái hài. Đó là cuộc sống thường tình, xã hội nào chả có.
Thế nhưng, một khi cái hài bộc lộ năng lực và nhận thức kém cỏi của cán bộ, còn cái bi bộc lộ cả sự bất nhân, thất đức với những kiếp người tận cùng bất hạnh. Thì nó báo động cho xã hội điều gì?

Hiện tượng cha mẹ đeo bám, xếp hàng khổ sở ở các trường điểm, trường học tên tuổi là hiện tượng bình thường của nhiều năm trong xã hội. Nhưng với riêng Trường Thực nghiệm, nó hơi đặc biệt.
Trong mấy chục bài báo viết về  sự kiện này, có một bài của tác giả Phạm Anh Tuấn, (Điều gì đang xảy ra sau cánh cửa Trường Thực nghiệm, trên Tuần Việt Nam, ngày 16/5/2012), đã "chạm" đúng bản chất vấn đề.
Không biết có phải cũng "khai sinh" vào giờ xấu không, mà Trung tâm Công nghệ GD (nơi có Trường tiểu học Thực nghiệm Giảng Võ) nổi tiếng của GS Hồ Ngọc Đại đã có một số phận gian truân và...bi thảm, theo một nghĩa nào đó.
Cái mới bao giờ cũng dễ bị sứt đầu mẻ trán vì nhìn ra trước thời đại, hoặc có một lối đi riêng, chẳng giống ai.
Cái mới, lại là cái mới "công nghệ GD"- vừa chẳng giống đâu từ khái niệm, nguyên lý, đến tư tưởng và phương pháp GD-  là sản phẩm nghiên cứu và thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, một nhà khoa học cá tính mạnh mẽ, ngay thẳng và quyết liệt. Cái mới ấy lại nảy nở trên một nền giáo dục vừa bảo thủ, xơ cứng, vừa mắc bệnh dối trá trầm trọng.
Hẳn ai cũng có thể đoán biết số phận của nó. Cho dù có lúc, ở thời "hoàng kim" , CNGD đã được triển khai tới 43 tỉnh, thành phố.
Thế nhưng cũng chính nó- CNGD- đã bị xóa sổ, bị "khai tử" một cách tàn nhẫn vào đúng lúc công cuộc đổi mới GD chuẩn bị diễn ra, năm 2000, với chủ trương chỉ còn một chương trình, một bộ SGK. Vào đúng lúc GD rất cần sự linh hoạt, mềm dẻo mới đáp ứng đa dạng nhu cầu, năng lực học sinh thời hiện đại.
GS Hồ Ngọc Đại, trong diễn từ nhận giải GD của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2010 đã thốt lên: "CNGD đã bị bóp mũi cho đến chết". Một thú nhận xót xa, cay đắng của một nhân cách khoa học, cả đời nghiên cứu và thực nghiệm vì trẻ em, sống chết với hạnh phúc của trẻ em, như một tín đồ của "giáo phái...trẻ em" vậy!
Đằng sau chủ trương xóa sổ CNGD- thực chất là sai lầm tai hại, không chỉ là chuyện khác nhau về tư tưởng học thuật, mà còn là sự "ân oán" cá nhân. Điều này, có lẽ chỉ các chức sắc trong giới nghiên cứu khoa học GD và ngành GD hiểu rõ nhất, nhân danh thiên chức GD.
Trắng tay, đã có lúc GS Hồ Ngọc Đại và những đồng nghiệp chí cốt phải lặn lội lên các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh miền nam..., để triển khai. Nhờ vào thiện chí, sự yêu quý và tin tưởng ở chương trình thực nghiệm của ông, của các tỉnh khó khăn.
Khi GS Hồ Ngọc Đại rời xa Trung tâm CNGD, cũng là lúc Trường Thực nghiệm Giảng Võ nằm gọn trong lòng... Viện Khoa học GDVN.
Cái chữ "thực nghiệm" tiếc thay nó chỉ còn là "cái bóng" mờ mờ. Và như tác giả Phạm Anh Tuấn đã đặt câu hỏi: Khi công trình thực nghiệm CNGD không còn nữa thì người ta thực nghiệm cái gì ở đây?!
Đó là một bí ẩn?
Nhưng khái niệm "thực nghiệm" này vẫn đủ sức làm "điên đảo" sự hy vọng của các bậc cha mẹ.
Bởi có thể, họ tin "thực nghiệm" đã sản sinh ra một Ngô Bảo Châu thiên tài, với Giải thưởng Fields danh giá, nên sống chết, họ cũng phải lăn xả vào, cho dù thân phận họ lúc đó, giống như...trâu- đó là lời của một nhà giáo.
Hay là họ đã quá thất vọng với nền GD đánh cắp tuổi thơ của con trẻ, khiến chúng già cỗi sớm về tâm hồn, nhưng lại thui chột năng lực sáng tạo, độc lập tư duy? Và còn đòi dạy cho trẻ sự trung thực, trong khi chính ngành mắc bạo bệnh dối trá!
Các bậc cha mẹ giẫm đạp lên cánh cửa sắt, liều mình như chẳng có, để kiếm một lá đơn xin học. Hay chính họ đã giẫm đạp lên sự...bất lực của ngành GD, để tìm kiếm, hy vọng dù rất mơ hồ ở cái chữ "thực nghiệm".
Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma! Câu ngạn ngữ rất hay, tiếc thay trong hoàn cảnh này, nó "hay" một cách... chua chát. Mọi con đường của các bậc cha mẹ liều mình đạp cửa sắt, cũng chỉ dẫn đến nhà trường quen thuộc của nền GD mà các vị đã rất thất vọng, mà thôi!
Ai có lỗi trong cái sự quay lưng của các bậc cha mẹ với nền GD đương thời, để đi cầu may vào nhà trường "thực nghiệm" này?
"Cặp đôi hoàn hảo" và thời...nguyên thủy!
Có hai câu chuyện, mà khi đọc được trên báo, người viết thấy nó bi thương quá, bất nhân, tàn tệ quá với đồng loại.
Bi thương, vì đồng loại ở đây là những số phận bất hạnh nhất, ở "dưới đáy" của kiếp người.
Câu chuyện đầu tiên thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Vĩnh Phúc.
Dành chút ít quà cáp cho các nạn nhân CĐDC/ dioxin nhân ngày 10/8 hàng năm, nhân dịp lễ tết, là nghĩa "đồng bào" tối thiểu với nhau, thiết tưởng chẳng có gì phải bàn.
Cái đáng bàn ở đây, là một vụ việc "ăn chặn" gần 100 suất quà, trị giá vỏn vẹn mỗi suất 300 nghìn đồng, xảy ra lình xình ở Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Vĩnh Phúc, làm dư luận xã hội phẫn nộ, và... đỏ mặt thay cho những chức sắc làm việc này.
Chuyện bắt đầu từ việc, căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Vĩnh Phúc cấp 60 suất quà cho Hội nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Bình Xuyên. Riêng Tết Nhâm Thìn 2012, Tỉnh hội Vĩnh Phúc cấp cho huyện Bình Xuyên 25 suất cộng với 20 suất quà của Siêu thị Big C đóng trên địa bàn tỉnh. Tổng cộng là 105 suất.
Tuy nhiên 60 suất quà đó, Huyện hội Bình Xuyên không cấp cho một nạn nhân nào hết. 25 suất quà Tết, Huyện hội chỉ cấp cho 13 nạn nhân của 13 xã, giữ lại 12 suất, và 20 suất của Big C thì chỉ cấp cho 10 nạn nhân.
Các hội viên của Hội, đã là nạn nhân của CĐDC/dioxin trong quá khứ, giờ đây tiếp tục là "nạn nhân" của đồng loại.
Quà cho nạn nhân thì không có, nhưng chữ ký (giả) xác nhận nạn nhân đã nhận quà lại kín đặc trang giấy. Đặc biệt nữa, bên cạnh những chữ ký giả bị phát hiện, lại có hẳn hoi chữ ký thật, cùng con dấu thật của Chủ tịch Hội nạn nhân CĐ DC/dioxin Vĩnh Phúc Hà Minh Thắng và Phó CT Huyện hội Đặng Xuân Định.
Khi vụ việc bị bại lộ, ấy là lúc những kiểu nhận lỗi một cách dối trá cũng lộ tẩy.
Ông Chủ tịch Hội nạn nhân CĐDC/dioxin Bình Xuyên Trần Xuân Phượng biện lẽ, 60 suất quà ngày nạn nhân da cam (10/8) vì Tỉnh hội cấp về chậm, Thường trực Huyện hội họp bàn số quà trên để cấp vào dịp ...10/8/2012, tức đúng một năm sau...sẽ tặng (?).
Nói dại, một năm sau đó, nếu chẳng may có nạn nhân CĐDC/dioxin nào đã không còn sống để được nhận suất quà trị giá 300 nghìn đồng, không biết các chức sắc của Huyện hội có bị...lương tâm "ăn" không nhỉ? Chứ trong con mắt dư luận xã hội, thì 60 suất quà đó, chắc chắn đã "ăn" mất lương tâm họ!
25 suất quà Tết còn lại, vội vàng... "chạy" đến đúng địa chỉ các nạn nhân.
Nhưng dư luận xã hội đặt câu hỏi: 72 chữ ký giả là của những ai? Trả lời câu hỏi của nhà báo mới đây, ông Hà Minh Thắng, CT Hội nạn nhân CĐ DC/dioxin Vĩnh Phúc, cho biết đó là chữ ký của ông Phó CT Huyện hội Đặng Xuân Định.
Thật khéo, ông Phó CT Huyện hội mạo giả chữ ký, còn ông CT Tỉnh hội ký "thật" xác nhân.
Đúng là... cặp đôi tỉnh- huyện hoàn hảo (!)
Câu chuyện thứ hai thuộc Khoa Điều trị nội trú- Trung tâm Da liễu Hà Đông (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), nơi có 21 bệnh nhân phong đang điều trị lại bi thương kiểu khác.
Do bị hết gas để đun nấu, phục vụ các bệnh nhân phong thể nặng, các hộ lý đã báo lên cho lãnh đạo Trung tâm. Nhưng lãnh đạo...không nói gì. Cuối cùng, lãnh đạo đề nghị chia đồ sống cho bệnh nhân.
Thế là 21 bệnh nhân, có người gần 90 tuổi, bị vi trùng phong ăn đến cụt tay, cụt chân, không thể làm được việc gì, kể cả tự chăm sóc bản thân, đã được nhận... gạo sống, thịt sống để ăn.
Nói thật, không hiểu ông Vũ Văn Trình, Phó Giám đốc Trung tâm, người chỉ đạo cho các hộ lý làm một việc thật bất nhân đó, nghĩ gì nhỉ?
Cho dù xã hội chúng ta giờ đây, đã khá hơn trước rất nhiều khi nhìn nhận về người mắc bệnh phong, nhưng không thể phủ nhận một điều, những người bất hạnh mắc căn bệnh này, đều rất mặc cảm thân phận, bởi người đời kinh hãi, xa lánh.
Cùng vì vậy, không thể phủ nhận nỗi vất vả vô cùng của những người thầy thuốc ở Trung tâm, khi ngày ngày phải tiếp xúc, chăm sóc những bệnh nhân mắc căn bệnh quái ác.
Ngay cả người nhà các bệnh nhân phong khi được hỏi về câu chuyện đau lòng vừa xảy ra, chính họ cũng dè dặt, thậm chí có người còn thờ ơ... Họ e ngại với các bác sĩ, hộ lý của Trung tâm đã đành. Nhưng cũng có thể, chính căn bệnh bị xã hội "định kiến" đó đã "ngăn cách, chia lìa" cả tình cảm của họ với người thân ruột thịt không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Chợt người viết bài nhớ tới một sự kiện, cách đây 15- 20 năm, báo chí đã đăng hình ảnh một vị GS bác sĩ, để khẳng định bệnh phong không lây, ông đã uống vi trùng phong, trước sự chứng kiến của báo chí.
Nói thật, nhìn thấy mà ghê. Nhưng cái hành động đó của người GS bác sĩ, đã để lại một ấn tượng khâm phục sâu sắc về đức hy sinh của người thầy thuốc cho nghiên cứu khoa học, về một căn bệnh ám ảnh con người với nỗi hãi sợ truyền kiếp.
Nhưng đó là chuyện của một "thời xa vắng", không phải  chuyện của thời phong bao, phong bì. Càng không phải chuyện của thời "lương y đang ...từ mẫu".
Cho dù Phó Giám đốc Trung tâm Vũ Văn Trình đã bị đình chỉ công tác để chờ xử lý, thì cái vụ việc ép bệnh nhân phong ăn thịt sống, gạo sống vẫn còn ám ảnh, làm đầy thêm những câu chuyện, những ấn tượng đã quá xấu về y đức ở bệnh viện, trong thời buổi kim tiền này.
Hai câu chuyện ngẫu nhiên xảy ra gần nhau khiến người viết bài bỗng nghĩ về một thời cuộc gian khổ.
Trong quá khứ, khi đất nước còn chiến tranh, một vài kẻ hiếu chiến phía chính quyền Mỹ từng tuyên bố, sẽ đánh cho xã hội ta trở về thời kỳ "đồ đá". Họ đã không thể làm được cái việc đó, dù đã có những thân phận con người không may phải chịu nhiều bất hạnh- nhiễm CĐDC/ dioxin.
Vậy mà ở Trung tâm Da liễu Hà Đông thời hiện đại, nơi làm phúc, cứu chữa bệnh cho con người, các thầy thuốc lại vô cảm khi nhẫn tâm ép bệnh nhân phong của mình trở về thời... nguyên thủy?
Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại chính lương tâm của họ vậy? Những người nhân danh tổ chức nhân đạo, nhân danh những thầy thuốc? Có cái gì đang gậm nhấm và hủy hoại đạo lý xã hội này?
Cái bi xen lẫn cái hài. Đó là cuộc sống thường tình, xã hội nào chả có.
Thế nhưng, một khi cái hài bộc lộ năng lực và nhận thức kém cỏi của cán bộ, còn cái bi bộc lộ cả sự bất nhân, thất đức với những kiếp người tận cùng bất hạnh. Thì nó báo động cho xã hội điều gì?

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

NGÂN HÀNG Ồ ẠT VAY VỐN NGOẠI

Theo Vef.vn

Nhiều ngân hàng lớn trong nước đã và đang có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012.
Trong tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2012 mới được công bố ngày 15.5, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho biết sẽ trình phương án phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế, kỳ hạn 5 năm, không chuyển đổi và không có tài sản đảm bảo.

Huy động ngoại tệ trong nước chậm


Sacombank dự kiến sẽ phát hành trái phiếu quốc tế vào quý II hoặc quý III năm 2012 với lãi suất cố định theo lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành và niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Như vậy, nếu được Chính phủ cấp phép, Sacombank sẽ trở thành ngân hàng thứ 4 của Việt Nam có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012.

Trước đó, Vietcombank cũng có kế hoạch phát hành một tỷ USD trái phiếu quốc tế với kỳ hạn 10 năm; ACB cũng có kế hoạch phát hành 100 triệu USD trái phiếu quốc tế. Riêng Vietinbank với kế hoạch phát hành hai tỷ USD trong năm nay và ngay ngày đầu tháng 5/2012 trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm.

Điều gì thúc đẩy các ngân hàng trong nước lên kế hoạch vay vốn ngoại? Theo Sacombank, ngân hàng này có kế hoạch huy động vốn trên thị trường quốc tế do huy động vốn năm 2011 gặp khó khăn. Cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank đạt 123.315 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch và giảm 2% so với đầu năm.
Việc ồ ạt vay vốn ngoại của các ngân hàng sẽ khiến lãi suất trong nước khó giảm như kỳ vọng.
Diễn biến của thị trường và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN năm 2011 ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nhất là yếu tố vàng và USD giảm khiến tổng huy động của Sacombank tăng chậm so với các năm trước, trong khi kế hoạch năm 2012 Sacombank sẽ tăng khoảng 16% vốn huy động so với cuối năm trước, đạt khoảng 143.500 tỷ đồng. Còn, Vietcombank thì cho biết tỷ lệ tín dụng ngoại tệ trên huy động vốn năm 2011 khoảng 83,77% nhưng việc huy động vốn ngoại tệ giảm do quy định trần lãi suất.

"Huy động vốn ngoại tệ chiếm 30% tổng huy động nhưng tín dụng ngoại tệ chiếm khoảng 32,43% tổng dư nợ tín dụng. Ngân hàng cần vốn ngoại tệ dài hạn, ổn định nên phải phát hành trái phiếu quốc tế", lãnh đạo Vietcombank cho biết.

Không tốt cho nền kinh tế?

Nhìn từ góc độ niềm tin vào các định chế tài chính, TS Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc các ngân hàng lớn của Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế thành công và đang dự kiến sẽ "vay" thêm trong năm 2012, cho thấy một phần nguồn lực, chỉ số niềm tin... vào các ngân hàng Việt. Tuy nhiên, việc các ngân hàng đổ xô vay vốn từ nước ngoài chưa hẳn đã tốt cho nền kinh tế.

Còn TS Lê Đạt Chí, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế ở mức 7 - 8%/năm không phải là thấp, vì hiện tại trần lãi suất huy động ngoại tệ chỉ ở mức 2%/năm và cho vay ngoại tệ ở trong nước chỉ có 6 - 7%/năm. Nếu dùng số vốn thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế này mà chuyển sang tiền đồng, cho vay trong nền kinh tế, với lãi suất trên 13%/năm thì trung, dài hạn lãi suất khó giảm.

Nếu cho vay rẻ hơn thì chính các ngân hàng không thu được lợi nhuận từ việc phát hành trái phiếu này, sẽ tạo nên gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của nền kinh tế. Mặt khác, việc vay ngoại tệ từ nước ngoài quá nhiều cùng với việc nhập siêu sẽ gây sức ép cho tỉ giá USD/VND và gây áp lực lên dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
Khó do trần huy động USD

Theo các chuyên gia, nếu vay USD bằng huy động qua dân cư, ngân hàng sẽ "hời" hơn là phát hành trái phiếu quốc tế, nhưng cái vướng hiện nay vẫn là do trần huy động USD với lãi suất 2%/năm nên mới tính đến phương án phát hành trái phiếu quốc tế.

59 năm bài thơ khóc Stalin: ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG


Tháng 5/1953, Tố Hữu viết bài thơ ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG để bày tỏ tình cảm khi nghe tin Stalin từ trần. Đã 59 năm trôi qua kể từ khi bài thơ ra đời, cũng là số năm cho một người chuẩn bị về nghỉ hưu. Đây là bài thơ đặc biệt, đứng cuối cùng trong tập thơ Việt bắc (1954) của Tố Hữu, tuy nhiên những lần tái bản tập Việt bắc về sau thì không thấy bài thơ này nữa.
Trong chương trình văn học ở phổ thông mà mình được học những năm 1970 cũng không có bài này. Mình nhớ thời gian mình học phổ thông, mình thuộc loại học sinh lười học nhưng ngoan hiền dễ bảo (bây giờ còn hơn thế nữa, hi hi). Mình cũng nhớ trong chương trình văn học thời đó có rất nhiều bài thơ của Tố Hữu, gần 30 bài thì phải (*), không hiểu sao lại không có bài này.
Một lần ngồi uống bia với một giáo sư hàng đầu về Văn học, mình hỏi: thưa Thầy, vì sao những bài thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ, về Lê-nin thì được đưa vào chương trình phổ thông, còn bài này ca ngợi Stalin thì bọn em không được học? Thầy từ tốn bảo: cậu đừng hỏi khó tớ!
Mình nhớ lúc mình và bà xã mình còn yêu nhau, đã có lần tụi mình giận nhau 2 tuần chỉ vì … thơ Tố Hữu. Bà xã mình vốn là người ái mộ thơ Tố Hữu một cách đặc biệt, một lần cắc cớ hỏi theo kiểu trắc nghiệm cảm xúc: Anh còn nhớ những bài thơ của Tố Hữu ở trường phổ thông? Cảm xúc của anh về những bài thơ này thế nào?... Đại loại thế. Mình ngây thơ, cho rằng cô ấy cũng hiểu và cảm thơ Tố Hữu như mình nên thật thà đáp: Anh chỉ nhớ tên một số bài thôi, chứ không có cảm xúc gì. Không ngờ cô ấy trừng mắt, đùng đùng bỏ ra về. May nhờ cả hai đứa đều yêu thơ của Xuân Quỳnh nên sau 2 tuần thì “sự cố thơ” được khắc phục. Từ đó đến nay mình tuyệt nhiên không dám nhắc lại chủ đề năm xưa…
Riêng bài ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG thì mình có ấn tượng khá mạnh. Mình choáng với một số câu, nhất là những câu mình tô màu đỏ. Cũng chỉ biết là ấn tượng và choáng thôi chứ khó giải thích là ấn tượng gì và choáng như thế nào. Bà con cũng đừng hỏi khó mình nhé, he he.

ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít-ta-lin bên cạnh nhi đồng 
Áo Ông trắng giữa mây hồng 
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười 
Xít-ta-lin! Xít-ta-lin! 

Yêu biết mấy, nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin!

Hôm qua loa gọi ngoài đồng 
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao 

Làng trên xóm dưới xôn xao 
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! 

Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi! 
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng 
Thương mình thương một, thương Ông thương mười 
Yêu con yêu nước yêu nòi 
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu! 

Ngày xưa khô héo quạnh hiu 
Có người mới có ít nhiều vui tươi 
Ngày xưa đói rách tơi bời 
Có người mới có được nồi cơm no 
Ngày xưa cùm kẹp dày vò 
Có người mới có tự do tháng ngày 
Ngày mai dân có ruộng cày 
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai 
Một vai ơn Bác một vai ơn Người 
Con còn bé dại con ơi 
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! 

Thương Ông mẹ nguyện trong lòng 
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con 
Ông dù đã khuất không còn 
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường 
Trên đường quê sáng tinh sương 
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng 

Ngàn tay trắng những băng tang 
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!

(5-1953)

Một bức tượng của Stalin "được" Hội đồng thành phố quê nhà Gori (Gruzia)đưa từ Quảng trường trung tâm về "cất" trong một nhà kho.


(*)Những bài thơ của Tố Hữu mà thế hệ mình được học từ cấp 1 đến cấp 3 (Bà con thấy còn thiếu bài nào xin bổ sung giùm nhé): Lượm, Bầm ơi, Bà má Hậu giang, Con cá chột nưa, Từ ấy, Đi đi em, Đi, Mẹ Suốt, Ta đi tới, Hãy nhớ lấy lời tôi, Tiếng hát sông Hương, Ê-mi-ly con, Hoan hô chiến sĩ Điện biên, Sáng tháng Năm, Việt bắc, Với Lê-nin, Người con gái Việt nam,  Ba mươi năm đời ta có Đảng, Em ơi…Ba lan, Bài ca mùa xuân 61, Bài ca xuân 68, Bác ơi, Theo chân Bác…