Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Sống Với Viêm Khớp

Theo www.bsnguyenyduc.com

Hai câu thơ tình cảm của nhà thơ Nguyễn Bính: "Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"

đã được cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền mượn vần để nói lên một tình trạng bệnh của người cao tuổi như sau:
“Nắng mưa là bệnh của trời
Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao”.

Vì thực ra Viêm Khớp là rối loạn thường thấy ở lớp tuổi “cổ lai hy”. Chỉ thường thấy mà thôi, chứ không phải cứ tuổi cao là bị bệnh. Bệnh cũng xảy ra ở lớp tuổi trung niên, thậm chí trẻ hơn.
Viêm Khớp là bệnh thoái hóa của khớp, một phần vì sự tả tơi hư hao với thời gian sử dụng, nhưng cũng gây ra do nếp sống của con người và sự không có hiểu biết rõ ràng về bệnh.
Khớp là nơi kết nối của 2 hoặc nhiều xương. Đa số khớp có thể chuyển động theo nhiều tầm khác nhau như xoay tròn, xoay ngang xoay dọc, vươn lên cao hoặc xuống thấp, bước tới bước lui, nhờ đó con người thực hiện được các công việc cần thiết cho sự sống.
Thành phần tối quan trọng của khớp là lớp đĩa đệm bằng chất sụn để giảm cọ sát của 2 đầu xương cũng như chống sốc khi khớp chuyển động. Ngoài ra, còn gân, dây chằng, cơ bắp bao che xung quanh để giữ khớp ở vị trí cố định và giúp khớp mạnh hơn; chất nhờn trơn để mặt xương dễ dàng trườn lên nhau khi chuyển động.
Trong Viêm Khớp, sụn hao mòn, rách tả tơi, đưa đến hậu quả là hai đầu xương cọ vào nhau, gây ra đau, sưng và giảm tầm cử động của khớp. Một vài cái gai (spur) từ xương cũng nhô ra, đụng vào cơ bắp, dây thần kinh khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn hơn.
Sụn hao mòn với thời gian sử dụng cho nên quá bán quý vị cao niên trên 65 tuổi thường bị viêm một khớp nào đó trong cơ thể. Ở lớp tuổi trẻ hơn, rủi ro gây viêm khớp có thể là chấn thương khi liên tục dùng khớp quá sức: nâng vật nặng, va chạm trong thể dục thể thao hoặc do quá mập phì. Khớp cuối các ngón tay, đầu gối, khớp cổ, thắt lưng là nơi bị nhiều hơn cả.
Ngoài ảnh hưởng lên sự di động, viêm khớp còn ảnh hưởng tới nếp sống, tới công việc, khả năng tài chính và ngay cả tới địa hạt tinh thần. Đi lại khó khăn. Không nâng nhấc được vật nặng.Tốn tiền chữa trị. Kém thu nhập. Giới hạn nghề nghiệp, kém sinh hoạt hàng ngày. Cảm thấy trở nên bất khiển dụng, rồi trầm cảm xuất hiện, stress tăng, kém ăn, mất ngủ. Vì theo bác sĩ chuyên khoa xương Scott J. Zashin, chưa có nghiên cứu dứt khoát nào cho hay là ta có thể trì hoãn hoặc phòng tránh sự phát triển của Viêm Khớp nhưng chỉ có cách để giảm những rủi ro gây ra bệnh.
Như vậy, các nhà chuyên môn đều có ý kiến là, chẳng may bị Viêm Khớp thì hãy tìm cách sống chung với bệnh. Tức là thay đổi nếp sống và thói quen để đối phó với khó chịu của bệnh đồng thời cũng tránh những gì có thể gây tổn thương thêm cho khớp đã bị hư hao.
1-Trước hết là cần có một vị lương y cởi mở, tận tâm để sớm xác định bệnh rồi điều trị nhờ đó giảm thiểu tổn thương và giảm đau. Có nhiều thuốc chống viêm, chống đau mà bác sĩ có thể chỉ định cho từng người bệnh. Uống theo đúng hướng dẫn. Nếu có tác dụng ngoại ý, cho bác sĩ biết để đổi thuốc. Muốn dùng thêm thuốc trị “bá bệnh”, không khỏi sẽ được trả lại tiền, thì cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ. Kẻo mà tiền mất tật mang, vì thuốc Tiên có thể chứa chất gây mục xương, mập phì. Đôi khi bác sĩ cũng bơm bổ xung dầu mỡ nhân tạo (hyaluronic) để khớp bớt khô, cử động dễ dàng.
Trong trường hợp trầm trọng mà chữa trị bằng thuốc không được như ý muốn thì bác sĩ có thể đề nghị giải phẫu khớp. Trước khi quyết định mổ, hỏi bác sĩ xem còn điều trị nào khác không, có cần phải mổ không, tỷ lệ giảm bệnh là bao nhiêu và áp dụng cách mổ nào? Thay khớp, dính khớp hoặc mổ lấy gai, lấy mảnh vụn trong khớp. Hãy tìm hiểu tường tận và tin tưởng ở khả năng của bác sĩ.
2-Hiểu rõ về bệnh
Qua bác sĩ cũng như sách báo, internet, hãy tìm hiểu cặn kẽ về diễn tiến, biến chứng của bệnh để đôi bên có thể “sống chung hòa bình”. Biết người, biết ta mà. Chấp nhận hoàn cảnh một cách tích cực, tránh những gì có thể làm bệnh gia tăng đồng thời áp dụng các phương thức giảm thiểu triệu chứng bệnh. Chia xẻ kinh nghiệm với người cùng cảnh ngộ để giảm khó khăn. Có nhiều hiệp hội thân hữu, hỗ trợ bệnh nhân Viêm Khớp mà ta có thể tham gia để học hỏi, để an ủi lẫn nhau.
3-Bảo vệ khớp
Gượng nhẹ và không dùng khớp đang bị tổn thương để làm công việc cần sức mạnh, như nâng nhấc vật nặng, di động quá nhanh; không đi giày cao gót suốt ngày khi bị viêm khớp đầu gối, cổ chân; không bẻ khớp ngón tay ngón chân để tránh viêm căng dây chằng, gân quanh khớp đưa tới giảm sức mạnh bàn tay, bàn chân.
4-Giảm sức nặng cơ thể
Ăn uống vừa đủ với nhu cầu, tránh mập phì. Theo bác sĩ Patience White, U.S. Arthritis Foundation, với 1 kg thể trọng thì khớp đầu gối chịu một sức nặng là 4 kg, tăng rủi ro viêm khớp. Thống kê cho hay 2/3 người mập phì bị viêm khớp.
5-Tập luyện cơ thể
Nhiều người cho là bị viêm khớp mà vận động cơ thể sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Tin tưởng này đúng nếu không biết cách vận động và không đúng nếu biết tập luyện tùy theo khả năng của khớp. Dòng nước không chảy, nước tù đọng, dơ bẩn. Khớp không cử động, khớp “đóng băng” cứng ngắc. Mỗi sáng, sau một đêm ngủ ngon, bà con thấy các khớp của bàn tay, bàn chân, đầu gối đau đau, không co duỗi đựơc, vì chúng bất động suốt 6,7 giờ. Thêm vào đó, vì khớp viêm đau, bệnh nhân bảo vệ khớp, không dùng, cơ bắp xung quanh yếu, khiến cho khớp thêm cứng. Với các nhà chuyên môn y khoa học, vận động là phương thức hiệu nghiệm nhất vùa phòng tránh vừa giảm khó chịu của Viêm Khớp. Bác sĩ Thấp Học Sam Schatten, Atlanta, nhận xét: “Đi bộ cải thiện rất nhiều thái độ của con người và loại bỏ vòng luẩn quẩn có hại buồn phiền và đau nhức”.
Có ít nhất 3 cách vận động giúp khớp bớt đau:
a-Vận động để tăng tầm chuyển động bình thường (range of motion) và giảm sưng cứng của khớp. Nhiệm vụ khớp cổ tay là xoay tròn về mọi phía thì nhẹ nhàng tập luyện xoay để khớp không đóng băng. Khớp đầu gối là để đứng lên, ngồi xuống, bước tới bước lui thì tập lên gối xuống gối để duy trì chức năng này.
b-Tập luyện để tăng cường sức chịu đựng của cơ thể (aerobic exercise), tuần hoàn hô hấp hoạt động mạnh hơn, tinh thần thoải mái, yêu đời, ngủ ngon hơn đồng thời cũng bớt mập phì, một trong những rủi ro gây viêm khớp. Có thể đi bộ với nhịp bước nhanh hoặc bơi lội.
c-Tập luyện để tăng sức mạnh của cơ bắp, gân, dây chằng chung quanh khớp, nhờ đó khớp đang bị viêm không bị dao động, giảm đau.
Cần hỏi ý kiến bác sĩ về các phương thức tập luyện, sao cho thích hợp với tình trạng bệnh của mình.
6-Sống thoải mái tích cực
Nhiều người buồn rầu, than vãn vì triền miên đau, sống trong căng thẳng. Mà stress làm cơ thể căng cứng, tăng đau nhức kèm theo bực bội và giảm sinh hoạt. Tích cực sống hòa bình với Viêm khớp cũng tăng sản xuất hóa chất endorphin trong người, là chất làm giảm đau. Lâu lâu làm một cuộc massage, ngâm tắm nước nóng để máu huyết lưu thông, thư dãn xương khớp, ngủ ngon, giảm đau.
7-Thời tiết với Viêm Khớp
Nhiều người tin tưởng rằng thời tiết khí hậu ảnh hưởng tới Viêm Khớp. Họ đã chuyển nơi ở từ miền lạnh ẩm tới vùng khô ráo nắng ấm. Nhiều người cũng nói “cứ mỗi khi tôi đau nhức xương khớp là y như rằng Trời sắp giông tố, mưa bão”. Tin tưởng này có từ thuở xa xưa, khiến cho các khoa học gia cũng phải lưu tâm, nghiên cứu.
Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, bác sĩ John Hollander đã làm một nghiên cứu về vấn đề này. Ông để 8 bệnh nhân bị Thấp Khớp và 4 bị Viêm Khớp vào một căn phòng kín trong đó áp xuất không khí điều chỉnh lên xuống được. Kết quả mà ông tìm ra là 8 người nhạy cảm với thời tiết và 7 người cho hay đau hơn khi tăng độ ẩm và giảm áp suất. Kết quả được nhiều nhà chuyên môn lưu ý và nghiên cứu thêm.
Một giả thuyết giải thích hiện tượng này là khi áp xuất xuống thấp, không khí ẩm khiến cho tế bào bị viêm “nở” ra đưa tới khớp hơi sưng và đau.
Trong một tài liệu của Johns Hopkins Medicine có ghi: Mặc dù có vài bằng chứng rằng người sống ở vùng khí hậu ấm, khô ráo ít cơn đau viêm khớp, nhưng khí hậu không ảnh hưởng tới diễn tiến của bệnh. Nhiều lắm thì thời tiết có thể ảnh hưởng tới sự đau của khớp viêm.
Nghiên cứu về Osteoarthritis pain and weather do F. V. Wilder, B. J. Hall và J. P. Barrett thực hiện năm 2003 kết luận: Nói chung, các dữ kiện tìm thấy từ nghiên cứu không hỗ trợ giả thuyết nói rằng thời tiết liên quan tới đau. Thậm chí nếu có thì rất khiêm nhường.
Tạp chí y học J Rheumatology 2004;31:1327-34 có ghi “Kinh nghiệm cố cựu “Lạnh và ẩm xấu, ấm và khô tốt cho Thấp Khớp” dường như chì đúng với độ ẩm mà thôi”.
Đó là ý kiến chung của các nhà nghiên cứu. Và các bác sĩ chuyên khoa Thấp học cũng ít khi khuyên bệnh nhân di chuyển nơi ở, mà chỉ “nước đôi” vô thưởng vô phạt, nếu quý vị muốn, hãy thử xem sao.
Vả lại, bệnh Viêm Khớp, thấy có ở mọi quốc gia, từ miền nắng ấm tới vùng băng giá quanh năm. Cho nên trước khi di chuyển, cũng nên cân nhắc, sống thử một thời gian coi xem sao. Vả lại di chuyển, bỏ nơi quen sống từ nhiều chục năm, từ bó bạn bè thân thuộc, ông bà thầy thuốc thân yêu thì cũng hơi tiếc đấy.
Đặc biệt là với quý bà chị. Vì theo bác sĩ Maradee A. Davis và cộng sự viên, University of California, San Francisco, tỷ lệ viêm khớp gối của phụ nữ là 4.9% so với 2.6% ở nam giới. Và rủi ro này tăng khoảng 1.57 ở tuổi 45-54 lên 2.14 ở tuổi 65-74. Quý hiền tỷ phải cách xa bạn “đồng bệnh “để “tương lân”, học hỏi kinh nghiệm sống với Viêm Khớp thì có lẽ cũng hơi “buồn năm phút” đấy nhỉ.


Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Texas-Hoa Kỳ

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Ông tổ gà rán KFC khởi nghiệp lại ở tuổi 60

Sau khi phá sản, ở độ tuổi lục tuần, ông tổ gà rán KFC đi dọc đất nước để tìm kiếm sự hợp tác. Bị từ chối 1.009 lần nhưng Harland Sanders chưa bao giờ nản chí. Đam mê đã giúp ông tiếp tục dấn bước ngay cả khi thất bại.

Nhiều người nghĩ rằng họ cần đợi cho đến khi có đủ vốn, đủ lực rồi mới bắt đầu khởi nghiệp, nhưng Sanders thì khác. Không nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình. Và cuối cùng, ông đã thành công. Kinh nghiệm của Sanders đã mang lại một bài học quý giá, đó là, những gì bạn có không bao giờ là quá ít để bắt đầu.

Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.

                                          Ông tổ thương hiệu gà rán KFC Harland Sanders

Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.
Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Dave Thomas, sau này là người lập ra Wendy - chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburgers, là một trong những khách hàng đầu tiên của Sanders. Nhưng không phải dễ dàng mà Sanders có được mối quan hệ làm ăn đó. "Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông già như thế", Dave kể. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.

Dường như kể từ khi bắt tay vào kinh doanh món gà rán, Sanders chẳng còn đam mê với điều gì khác nữa. Ông không bao giờ chơi golf hay quần vợt. Chẳng có sở thích nào khác ngoài kinh doanh đồ ăn nhanh có thể lôi cuốn được ông. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel" - Đại tá danh dự bang Kentucky. Bốn năm sau, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”.
Khi nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà rán Kentucky đã phát triển nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, công ty nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35.000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.

Sự đam mê và cống hiến của Sanders là một nguồn động viên lớn đối với toàn bộ đội ngũ nhân viên của KFC. Một ông chủ cửa hàng từng nói: "Nếu mỗi năm tôi không mở một cửa hàng mới, tôi sẽ cảm thấy tôi đang bị Sanders nhấn chìm".
Sanders là một người tỉ mỉ và thể hiện điều đó trong mọi việc ông làm. Ông biết đồ ăn ngon và việc tiếp thị có thể là không đủ với khách hàng. Ông đảm bảo mỗi cửa hàng đều duy trì tiêu chuẩn cao nhất về độ sạch sẽ và phục vụ khách hàng tốt nhất. Mọi thứ được sơn trắng để bất kỳ vết bẩn nào cũng bị phát hiện và xử lý ngay lập tức. Ông cũng là một trong những người kinh doanh nhà hàng đầu tiên đặt các lỗ giữa tường nhà bếp và phòng ăn để cho khách hàng nhìn thấy bếp và các món ăn được chuẩn bị như thế nào.
Đặc biệt sau khi chế biến xong, ông đến chỗ khách dùng món gà rán của mình và làm cái mà ông gọi là "Coloneling" để đảm bảo khách hàng hài lòng với món ăn và sự phục vụ. Ông đã bán bí quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay. Với Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách. Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt. Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.
Năm 1964, ở tuổi 74, Sanders có hơn 600 đại lý kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada. Khi mất ở tuổi 90, ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới.
Sự chú ý của Sanders tới từng chi tiết đã khiến ông thu hút được số lượng khách hàng trung thành đáng kể. Họ biết rằng Sanders là đại diện cho một thương hiệu mà họ có thể tin cậy.
KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. Tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng. Hiện, KFC có hơn 3.000 lao động, trải dài khắp 19 tỉnh, thành, hàng năm thu hút khoảng 20 triệu lượt khách trong nước, chiếm khoảng 60% thị trường thức ăn nhanh Việt Nam.
Phương Thảo
(Theo VnExpress)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

CHÁY XE LIÊN TỤC LÀ DO XĂNG TRUNG QUỐC?..

(Theo blog Mai Thanh Hải)

Mai Thanh Hải - Sáng nay, chính xe Ford 5 chỗ của cơ quan mình "dính chưởng" vụ xăng dầu.

Chả là 6h sáng, chiếc xe Ford Focus mới cứng chở vài cán bộ lên Lai Châu công tác. Vừa rời khỏi cửa cơ quan, mọi người đang hí hởn cười nói trước chuyến đi dài cuối năm miền núi, bỗng khựng lại vì xe... chết máy.

Khởi động cả chục lần không được. Cậu lái xe gọi điện tới lui và đầm đìa mồ hôi, đúc rút sau vài chục phút "kiểm tra - tham vấn": "Tối qua, đổ đầy bình xăng bên cây xăng TC. Chúng nó pha nhiều nước vào xăng quá rồi!".

Rút cục, anh em lại phải dỡ đồ, thất thểu chuyển sang xe khác ngồi như xếp cá hộp và chiếc xe mới mua được Cứu hộ đưa sang Hãng Ford súc rửa bình xăng.

Trước tình hình ngồi ôtô - xe máy như ngồi trên... bom thế này. Chiều nay, mình quyết định lôi 2 xe đạp cũ ra tra dầu mỡ, căng sửa lại và từ ngày mai, cả nhà cút kít xe đạp cho lành. Mình tự cứu mình, trước khi Đăng kiểm, Đo lường, Công an... cùng các thể loại Ban ngành, hệ thống chính trị "vào cuộc".

Trong khi cơ quan chức năng vẫn im lặng trước liên tiếp các vụ cháy nổ phương tiện giao thông, người dân đành phải tự tìm cách lý giải nguyên nhân và phân tích dưới đây cũng là 1 trong những lý do thuyết phục:
---------------------------------------
OF - Thưa các Cụ, sáng nay em vừa ngồi với một anh bạn làm nghề “Ve chai", cũng có số má trong làng Ve chai Việt Nam. Sau khi café xong, thì em bảo đi đổ xăng để đi sang Nhà máy bên Bắc Ninh, thì anh có bảo là: "Sang Bắc Ninh đừng có đổ xăng ở các cây nhỏ nhé!. Không cẩn thận cháy xe đấy!"...

Em quyết định moi bằng được thông tin này. Sau khi lòng vòng một hồi, thì anh ấy vẽ cho em cái nguyên lý làm xăng Trung Quốc và giải thích như sau:

Nguyên lý :
- Giá tiền mua máy (làm xăng): Khoảng 700.000.000 – 800.000.000 VND
- Mua dầu FO thải ở mọi nơi
- Mua chất VNK với giá 260.000 VND/kg
- Trộn dầu FO và VNK vói tỷ lệ 1 tần dầu FO thì cho 1kg chất VNK, sau đó cho vào máy lọc ly tâm
- Chuyển sang máy ép ly tâm và thành xăng mang tên TQ.
- Giá thành (xăng tự sản xuất) chỉ 12.000VND/lít
- Các cây xăng pha tỷ lệ < 20% thì không sao
- Các cây xăng pha tỷ lệ > 40% thì... không nói được điều gì cả.
Sơ đồ minh họa quy trình sản xuất xăng non (xăng TQ)

Nguyên nhân trong thời gian vừa qua, xe cháy nhiều, anh ta nói là:

- Chất VNK ( nhập từ TQ ) là chất gây bắt lửa cực nhậy nhưng lại giảm khói rất tốt
- Bản thân trong dầu FO hàm lượng lưu huỳnh cao chất này bắt lửa là nhất
- Chất VNK + Lưu huỳnh gặp nhau, thì khỏi phải nói cháy to thôi rồi.

Kết luận: Không nên đổ cây xăng của tư nhân trong thời gian này, còn cây xăng nhà nước thì có thể tin hơn. Và giải thích thêm: "Chất VNK còn gọi là xăng non.Trước dân buôn lậu nhập trực tiếp xăng kiểu này từ TQ, sau đó bị bắt nhiều, họ mua máy về sản xuất luôn tại Việt Nam" và còn tiết lộ rằng: "Một cơ sở hiện đang ở Hà Tây cũ đang sản xuất loại xăng này để cung cấp ra thị trường"...

Em chỉ viết lại những gì em nghe thấy, các Cụ thử suy luận xem có đúng không?...
-------------------------

ĐỈNH CAO VÀ KẾT CỤC (phần 2)

Mình đang định viết thì được tin Tòa án Ai cập nối lại phiên xét xử bác Mu (cựu thổng thống Mubarak) về các tội danh giết người, lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Hu hu ôi bác Mu, bác nhiều tội quá! Người ta phải để bác nằm trên cáng cứu thương đưa bác đến tòa và sau đó đưa bác về quân y viện. Trên cáng bác lấy hai tay che mặt, dường như bác xấu hổ với nhân dân lắm? Mời xem: http://www.reuters.com/video/2011/12/28/egyptian-president-hosni-mubarak-leaves?videoId=227557152
Mình cũng mới được tin Thủ tướng Nga Putin xuất hiện từ khi có biểu tình: http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/54823/hau-bieu-tinh--putin--lo-dien-.html
Với bác Pu, lúc đầu mình rất thích bác với những màn biểu diễn siêu việt như thi đấu võ judo, lái máy bay chiến đấu, lái xe đua F1, câu cá, đặc biệt là màn bác đi săn khoe bộ ngực vạm vỡ của một đấu sĩ kiêm tổng thống:


                                                            Giống như trong phim Mỹ.



                                                   Thần thái của bác Pu hiện rõ.

Từ khi biết bác có ý định ra làm tổng thống thêm 12 năm nữa, mình chán hẳn. Bao nhiêu tấm hình độc đáo của bác minh xóa sạch, trừ 2 tấm trên. Gương mặt bác trong tấm thứ hai đang đỏ bừng với những đường gân máu nổi to, ánh mắt thì như lăm lăm đầy thèm muốn nhìn về ghế Tổng thống, hiện rõ sự khao khát quyền lực vô bờ bến của bác. Buồn cho nước Nga nếu bác Pu làm thêm 12 năm nữa. Đủ rồi bác Pu!

Mình bỗng dưng nhớ tới bác Nếch (Erich Honecker), lãnh tụ Đông Đức trong 18 năm từ 1971 đến 1989. Bác Nếch đã phải ra tòa vì liên quan đến cái chết của 192 người khi vượt qua Bức tường Berlin và bác  phải sống lưu vong những năm cuối đời tại Chi lê. Tuy vậy bác cùng với bác Nhép đã để lại nụ hôn lịch sử (hay là nụ hôn thần chết?):



Nhân dân yêu thương

Có những lãnh tụ mà cả cuộc đời của họ thực sự cống hiến cho nhân dân. Mình rất ngưỡng mộ hai ông Lech Kaczynski và  Vaclav Haven. Ông Lech Kaczynski làm tổng thống Ba lan từ năm 2005 cho đến khi ông bị tử nạn trong một tai nạn máy bay khi ông sang Nga dự lễ tưởng niệm vụ thảm sát Katyn. Ông Vaclav Haven là tổng thống Tiếp khắc cuối cùng và Tổng thống Czech đầu tiên từ 1989 đến 2003.



                                                    Ông Lech Kaczynski (bên trái)
                    và người em song sinh Jaroslav Kaczynski (từng là Thủ tướng Ba lan)


                                       Hàng trăm ngàn người tụ tập về Dinh Tổng thống
                           khi nghe tin máy bay chở ông Lech Kaczynski bị tai nạn ở Smolensk.



                                    Ông Vaclav Haven khi còn là nhà văn, nhà viết kịch.



                                               Tổng thống Haven trò chuyện cùng người dân
                                                        trên đường phố thủ đô Praha.

Cả hai ông là những tấm gương đấu tranh không mệt mỏi cho quyền được tự do và hạnh phúc của nhân dân. Mình tin rằng không cần những hào quang giả tạo, cả hai ông sẽ là những tượng đài vô cùng bền vững trong lòng mỗi người dân Ba lan và Czech.

Và những đỉnh cao ... sắp rụng

Bashar Al-Assad (Tổng thống Syria): bác Sát này cầm quyền từ năm 2000 lúc mới 35 tuổi cho đến tận bây giờ. Bác kế tục cha mình là Hafez Al-Assad , ông Sát cha làm Tổng thống Syria chỉ trong 29 năm. Hiện nay Syria đang rơi vào cảnh loạn lạc khá giống Libya.



                                                                   Cha con ông Sát

Hugo Chavez: là Tổng thống Venezuela từ 1998 đến nay. Bác Vét  là bạn thân của Chủ tịch Cuba và Tổng thống Iran, bác nổi tiếng với nhiều câu nói bất hủ. Hiện nay bác Vét đang bị ung thư, được dự đoán chỉ kéo được 2-3 năm nữa.



                                                         Tin hay là không tin ổng đây?


                                     Có thể đế quốc Mỹ đã gây ra bệnh ung thư cho tôi?

Robert Mugabe : Là lãnh tụ của Zimbabwe từ 1980 đến nay qua nhiều chức vụ: Đồng Thủ tướng, Thủ tướng, Tổng thống. Ngày nay nói tới bác Bê là nói tới lạm phát (11 triệu phần trăm) và ngược lại. Bác Bê sinh năm 1924, vị chi năm nay 88 tuổi. Khổ thân cho dân Zimbabwe có một lãnh tụ tài nhỏ tuổi cao như bác.

  
                                               Khi bác làm Đồng Thủ tướng năm 1980



                                                 Bọn trẻ bây giờ nói khó hiểu quá!

Càng ngẫm nghĩ, mình càng thấm thía câu nói của ai đó (mà mình xin lỗi vì không nhớ tên tác giả): quyền lực không được giám sát là quyền lực bị tha hóa. Loài người đau khổ phần lớn vì sự tha hóa này. Những hình ảnh trên đây mình tập hợp lại khi nhân dân Triều tiên chưa ngừng tiếng khóc vật vã tiếc thương bác Kim. Bà con thấy còn thiếu bác lãnh tụ nào thì xin bổ sung giùm nha. Xin đa tạ và kính chúc mọi người năm mới yên vui.

Mời xem lại PHẦN 1: http://ygiao.blogspot.com/2011/12/inh-cao-va-ket-cuc.html

Góc những người 5%...

(Theo VietnamNet)
- Lời tòa soạn: VietNamNet nhận được một bức thư lạ của sinh viên ở TP.HCM. Nhưng hiếm hơn cả lại là bức thư trả lời của một người làm giáo dục, tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy (nhân vật trong bài viết "Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ"). Nỗi niềm của người sinh viên trong bức thư này có lẽ không phải chuyện cá biệt, nhưng niềm hy vọng của người thầy còn đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm nhiều hơn. Dưới đây VietNamNet giới thiệu bức "thư gửi sinh viên" này.

TP.HCM ngày 7/12/2011.

Chào bạn!

Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần lá thư dưới đây của bạn.
Em chào cô

Em suy nghĩ nhiều về chuyện có mạo muội và đường đột quá không khi viết thư cho cô như thế này.

Sau buổi học đầu tiên trong chương trình cao học, mọi người trong lớp có một buổi họp nhỏ về việc đóng góp tiền mua quà cho thầy cô sau mỗi môn học và quà cho giáo vụ. Một số anh chị tương đối lớn tuổi đang bàn luận khá sôi nổi về việc đóng góp bao nhiêu, chị lớp trưởng đề nghị "giá sàn" là 50.000/môn học.

Một bạn bằng tuổi em đứng lên có ý kiến phản đối về việc đó.

Không khí trở nên rất căng thẳng. Nhiều anh chị đứng lên giải thích cho chúng em về cái "lệ" đằng sau cái luật, về việc chúng em chưa đi làm nên chưa hiểu chuyện, còn ngây thơ nên chưa quen đó thôi, rằng đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn...Chị lớp trưởng liên tục nói "đây là một vấn đề rất nhạy cảm...".

Cô ơi, vấn đề không phải là bao nhiêu tiền, vì tụi em đã ra trường mà không phải đi làm ngay để kiếm tiền, có thể học bao nhiêu và bao lâu tùy thích. Nhưng em không tin rằng một vấn đề nhạy cảm lại có thể được mọi người bàn luận dễ dàng và sôi nổi như thế. Sự gian trá, giả dối thật đáng sợ, nhưng còn đáng sợ hơn là khi tất cả mọi người đều coi sự gian trá, giả dối ấy là bình thường.

Cô ơi, không phải chưa đi làm có nghĩa là em chưa hiểu tất cả những chuyện này.

Chúng em không phải là mọt sách ngây thơ chỉ biết đến tháp ngà khoa học của mình.

Nhưng em đã hi vọng và tin tưởng rất nhiều, vào sự trong sạch và nề nếp ở nơi này, nơi mà kiến thức là quyền lực duy nhất. Vậy mà, ngay ở đây, những lí do như: bận đi làm, đã có gia đình... đang được viện dẫn và những giờ học tập, nghiên cứu thật sự đang bị đánh đổi bằng việc tạo ra những mối quan hệ tốt với giảng viên nhằm xin xỏ, chạy chọt.

Trước đây, ba em học ngành Y. Ba em bỏ học năm thứ 3 vì nhiều lí do. Ba luôn nói với em, giá ngày đó có ai đó nói cho ba biết rằng nhất định sẽ có sự thay đổi, rằng xã hội sẽ trả công xứng đáng với năng lực và nhân phẩm của mình.

Ba nói, dù có những lúc sự dối trá, chạy chọt đầy rẫy, nhưng con luôn phải tin rằng nhất định sẽ có sự thay đổi. Phải có niềm tin vào lẽ phải và sự thật. Những người sống trung thực và dũng cảm dù chỉ chiếm 5% , nhưng chính họ - chính 5% đó đã, và sẽ tiếp tục làm thay đổi thế giới.

Em sợ nhất là trở thành một người ngu dốt, vì ngu dốt sẽ dẫn đến yếu hèn. Em không muốn làm một con người sống đớn hèn và chạy chọt. Em đã tin tưởng và  sống như những gì ba em khuyên.

Nhưng cô ơi, thỉnh thoảng em thấy thật yếu đuối và cô đơn. Như lúc này đây, trong một thời buổi mà sống lương thiện thôi đã khó biết bao rồi, huống hồ sống và trở thành một trí thức chân chính.


Nhưng mà nhất định sẽ có sự thay đổi, phải không cô?

Sinh viên cũ của cô

Đọc thư của bạn, buồn vui lẫn lộn. Buồn thì rõ rồi. Nghe những chuyện đó sao mà không buồn được. Nhưng vui, vì bạn tin vào sự thay đổi. Bạn chỉ chia sẻ, chứ không cần lời khuyên của tôi, có nghĩa là bạn tự biết phải làm gì. Bạn biết rằng bạn thuộc vào số 5% những người trung thực và dũng cảm, và bạn biết phải hành động như thế nào để có sự thay đổi. Cho dù bạn tự thấy mình yếu đuối. Nhưng chính là vì bạn cảm nhận được sự yếu đuối và cô đơn mà bạn có thể trở nên mạnh mẽ.

Mong bạn, mong các bạn đủ mạnh để bảo vệ và phát triển phần tốt đẹp, phần thiên lương trong con người các bạn. Mong các bạn đủ mạnh để làm lan tỏa phần tốt đẹp ấy ra cộng đồng chung của chúng ta. Nếu không như vậy thì xã hội này sẽ vẫn vận hành theo nguyên tắc của cái xấu, cái tồi tệ, cái vô đạo đức; từ đó mà tiến tới chỗ cái ác, cái dã man, tiến tới thú tính, không còn bao xa.

Mong các bạn đủ mạnh để có những lựa chọn đúng, những lựa chọn thể hiện phẩm chất người của các bạn. Các bạn là tương lai của đất nước này. Nếu như từ bây giờ, ngay ở ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn đã không đủ mạnh để có những lựa chọn giúp các bạn xác định nhân tính, nhân phẩm của mình, thì cái xã hội mà nay mai các bạn sẽ góp phần xây dựng sẽ là một xã hội như thế nào?

Tôi không thể khẳng định điều gì, nhưng bằng những trải nghiệm cá nhân,  tôi tin rằng, đa số những đồng nghiệp cũ của tôi, những người mà tôi từng cộng tác trong công việc giảng dạy, sẽ ủng hộ và đánh giá cao những lựa chọn đúng đắn, những lựa chọn giúp các bạn chứng tỏ phẩm giá của mình.

Tôi biết nhiều người trong số họ cũng đau khổ như bạn trước những biểu hiện của sự suy đồi đạo đức ngày hôm nay.

Tôi hy vọng rằng họ sẽ bảo vệ các bạn, như là bảo vệ phần tốt đẹp trong con người họ.

Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể lấy lại được sức mạnh đang dần dần kiệt quệ của dân tộc này.

Chúng ta đang mất rất nhiều thứ: tài nguyên, khoáng sản, biên giới, biển đảo…; mất các nguồn lực trí tuệ; nền kinh tế của chúng ta đang hồi nguy khốn chưa biết bao giờ mới có thể phục hồi.

Nhưng chừng nào chúng ta còn chưa đánh mất con người, tức là chưa mất hết ý thức về cái đúng, cái tốt, về công lý, về các giá trị nhân văn, chừng nào chúng ta vẫn còn 5% những người can đảm và trung thực, như bạn nói (trên thực tế, tôi tin, những người đó nhiều hơn 5%), chừng đó chúng ta vẫn còn hy vọng. Ba bạn đã truyền cho bạn một điều hết sức tốt đẹp: bạn sinh ra là để làm thay đổi thế giới, để khiến thế giới này tốt đẹp hơn.

Bạn đừng quên rằng bạn là niềm hy vọng của tôi, của chúng tôi. Bạn hãy lựa chọn và hành động để giữ cho chúng tôi niềm hy vọng vào tương lai của xứ sở này, cũng là tương lai của chính bạn!

Thân mến!

  • Nguyễn Thị Từ Huy

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

ĐỈNH CAO VÀ KẾT CỤC (Phần 1)

Mình hay quan sát cuộc đời của các lãnh tụ trên thế giới từ khi đang ở đỉnh cao quyền lực cho đến khi kết thúc cuộc đời. Và mình thường tự hỏi cuộc đời của các vị ấy có để lại bài học nào cho hậu thế hay không. Mình nghĩ đối với mình là có và không dám khẳng định thay cho người khác. Mình ghi lại một số bức hình ấn tượng của một số bác lãnh tụ. Những bác nào còn thiếu xin mời bà con bổ sung sau nhé.

1) Bác Hitler:
                                          Bác Hit đang diễn thuyết

                                          Thi hài được cho là của bác Hit

2) Bác Mussolini

                                          Bác Mút trước triệu người dân


                       Bác Mút cùng người tình bị treo ngược tại Milan sau khi bị xử bắn

3) Bác Pinochet
                                            Bác Pinochet duyệt hàng quân danh dự

                                Bác Pi không còn đủ sức để ngồi trong tòa án xét xử bác

4) Bác Ceaucescu
                                           Bác Xê đang vung quả đấm thép

                                     Bác Xê và bác gái trước làn đạn của bọn phản bội

5) Bác Noriega (tổng thống Panama)

Bác Nô tươi cười khi đang làm tổng thống

                                                 Bác Nô không cười được nữa khi bị bắt
                                                về tội rửa tiền và buôn lậu ma túy

6) Bác Milosevic (tổng thống Nam tư)

                                                           Bác Mi đang chào nhân dân

                                             Thế rồi bác Mi không tránh được vòng lao lý
                                             vì tội thảm sát dân thường năm 91-92

7) Bác Karadzic (tổng thống Serbi)

                                               Bác Ka (bên phải) đang thị sát chiến dịch

                                          Bác Ka bị đưa ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng
8) Bác Hussein

Bác Hút trong một cuộc mittinh


                                                  Bác Hút rất bình tĩnh trước giá treo cổ

9) Bác Mubarak


Bác Mu đang trêu đùa Tổng thống Mỹ


                                 Bác Mu đang khò khè sau song sắt vì tham nhũng gần 100 tỉ USD

10) Bác Gaddafi


                                                   Bác Ga là vua của tất cả vua châu Phi


                                  Nhưng bác Ga đã bị bọn phiến quân đối xử tàn bạo 

11) Bác Kim Chính Nhật

Gương mặt bác Kim rất ấn tượng với cặp kính đen huyền thoại



                                Bác nằm trong quan tài trong suốt, phủ khăn đỏ
                nhưng tại Liên hợp quốc nhiều đại biểu từ chối mặc niệm bác.
                                               Thật chẳng ra làm sao!


 Trong các lãnh tụ nói trên có lẽ bác Kim là người may mắn nhất vì bác có thể lựa chọn đoạn kết cho cuộc đời mình. Những người đã trao sự lựa chọn ấy cho nhân dân thì thường có kết cục bi thảm, gọi là tiền kiết hậu hung.

                                                  Còn Phần 2


Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Xin cắn hạt dưa mà chịu đựng.


Chưa bao giờ người giáo viên phải đối diện với những căn bệnh bỉ thử của xã hội nhiều như hôm nay. Nghề nghiệp cao quý chỉ mới đây vài thập niên được tôn vinh hết mực, được xã hội nể vì, được học trò kính trọng như một điểm sáng dẫn đường trong hành trình đi tìm tri thức nay đã thành điển hình cho những gì tan vỡ nhất trong cộng đồng.
Sự học không còn phục vụ cho tri thức mà nó đã được mặc nhiên thừa nhận như phương cách để kiếm tiền sau khi tốt nghiệp. Cái giá đem trả cho người thầy được đặt xuống như một thách thức của xã hội khi nhà nước từ lâu không còn trách nhiệm với cuộc sống của người giáo viên nói chi đến việc tuyên dương giá trị kiến thức của họ qua đồng lương thích đáng.
Giáo viên cả nước tự bơi trong chiếc hồ khổng lồ đậm đặc ô nhiễm và xuống cấp của đạo đức. Họ kiếm thêm thu nhập khi đồng lương chính thức không thể giúp gia đình no lòng. Dạy thêm là phương cách khó từ chối để người thầy không quỵ ngã nhưng nó đang là con dao hai lưỡi giết dần mòn niềm tin của học sinh lẫn cha mẹ chúng.
Người giáo viên có chọn lựa duy nhất là phải có học sinh học thêm. Học sinh có chọn lựa cũng duy nhất là nếu không học thêm sẽ khó đạt điểm cao trong lớp khi bạn bè em ai cũng theo học thêm bằng cách nào đó. Học và dạy thêm hiện nay hình thành bán chính thức vì không có một quy định nào khuyến khích hay ngăn cấm việc này. Bộ Giáo dục có lẽ là nơi vô trách nhiệm nhất đối với nhân viên của mình so với các Bộ khác khi biết rõ và chắc chắn rằng không ai có thể sống được với đồng lương nhưng cấp cao nhất vẫn chọn thái độ im lặng. Các cơ quan khác thì chọn tham nhũng, ăn cắp của công, còn nhà giáo thì không thể làm gì hơn là phải chọn lựa dạy thêm và chấp nhận ánh mắt thiếu thiếu cảm của phụ huynh học sinh soi mói. Nhưng biết làm sao hơn vì họ không thể ăn cắp như những cơ quan khác.
Xã hội đồng lòng chấp nhận trả tiền học thêm cho con em mình như một cách trả nợ để chúng thoát các kỳ thi cuối cấp. Không ai ngạc nhiên khi những ý kiến nêu trên mặt báo của phụ huynh học sinh không nhiều thì ít luôn cho rằng tiền học thêm của con cái họ làm cho đôi vai của cha mẹ học sinh cong quằn hơn.
Còn giáo viên thì sao?
Đâu đó cũng không thiếu giáo viên nhờ dạy thêm mà khấm khá. Sự ăn nên làm ra dựa vào bục giảng của một số rất ít này trở thành kim chỉ nam cho rất nhiều đồng nghiệp. Nhiều, rất nhiều giáo viên các cấp hiện nay chăm chú nhìn vào sự thành công đó rồi buộc mình vào cỗ xe không người lái này.
Dù khấm khá hay không thì những con người trí thức khốn khổ mang tên Giáo viên có miệng mà không nói được. Tại sao phải dạy thêm.Tại sao phải chịu đựng sự sỉ nhục âm thầm chung quanh môi trường sống. Tại sao chấp nhận đồng lương khốn nạn như vậy mà không hề phản kháng? 
Ngày thường thì gia đình những giáo viên nghèo túng có thể nương tựa nghiêng ngã vào nhau mà sống, điều đáng sợ nhất của nhiều gia đình giáo viên khi năm hết tết đến. Họ phải đối diện với những vấn đề nan giải mà không ít người chỉ biết ngậm ngùi chịu đựng.
Truyền thông trong những ngày cận tết ngoài việc đưa tin giá cả của các loại thực phẩm cần thiết thì vấn đề tiền thưởng tết được bàn thảo rất kỹ. Theo báo chí thì năm nay tuy kinh tế trì trệ nhưng mức thưởng tết cho công nhân trong các khu công nghiệp không đến nỗi tệ, bình quân mức thưởng tết năm nay cho lao động là 2 triệu cho mỗi người.
Về cán bộ nhà nước thì báo Thanh Niên dựa theo số liệu thống kê của Liên đoàn Lao động TP.HCM cho thấy UBND phường của Q.11 là nơi lương, thưởng tết cao hơn so với các quận, huyện khác. Cụ thể, mức cao nhất 24 triệu đồng một người, và thấp nhất là18 triệu đồng một người, bình quân 19 triệu đồng mỗi người.
Những người hoạt động trong các đơn vị hành chánh sự nghiệp như bệnh viện thì mức thưởng tết rất cao. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương công bố mức thưởng Tết cho nhân viên với mức 17 triệu đồng mỗi người.
Tại bệnh viện Nhân dân 115 mức thưởng dự kiến là 18 triệu đồng. Tuy nhiên bệnh viện Từ Dũ đã qua mặt tất cả với mức thưởng 20 triệu bình quân. Mức thưởng của các bệnh viện chỉ chênh lệch nhau không đáng kể nhưng sự chênh lệch kinh khủng nhất là người làm việc tại bệnh viện và người giáo viên trên cả nước.
Cùng là đơn vị sự nghiệp như nhau, một bên cứu người còn một bên trồng người nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo không hề lên tiếng về việc không có việc thưởng tết cho nhân viên của mình. Giáo viên tiếp tục bơi mà không dám nhìn sang người bạn y tế bên cạnh. Có mặc cảm cũng đúng bởi cả xã hội đã nghiễm nhiên thừa nhận lối tổ chức ngu xuẩn này từ nhiều chục năm nay của cả hệ thống. Ngậm đắng nuốt cay là chọn lựa của nhiều giáo viên cho vị trí kiếm sống của mình.
Cũng có người chú ý tới hoàn cảnh bi đát của những giáo viên và họ tự ý quyên góp phẩm vật để “đi tết”cho thầy cô thay vì tiền thưởng. Những vật phẩm mà người hảo tâm mang tặng thầy cô giáo thật không khác gì để cứu trợ nạn nhân bão lụt. Cũng mì gói, cũng dầu ăn, nước tương, nước mắm...và vì dịp tết nên có cô giáo nhận được một bịch hạt dưa để dành cắn trong dịp tết!
Mà suy cho cùng thầy cô giáo có khác gì nạn nhân bão lụt đâu? Khác chăng là bão lụt thật xảy ra vào giữa năm còn bão lụt của giáo viên thì lặp đi lặp lại vào dịp tết. Bão lụt thật thì chết người trước mắt còn bão lụt trong đời giáo viên sẽ gây ra những cái chết mòn.
Bức tranh này diễn mãi hàng năm lâu dần đã trở thành quen và bởi quen nên cảm xúc của xã hội trở nên chai lỳ. Thật đáng tuyên dương cho ai đó có ý tưởng tặng hạt dưa cho thầy cô giáo, bởi hạt dưa được nhuộm  màu đỏ nên khi cắn chúng sẽ ướp cho cô giáo một chút hồng trên môi, cũng là cách che bớt chua chát, đắng cay trong lòng cô trong những ngày cận tết.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

"Quà Noel" gửi HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

23/12/2011 17:21:48
- ... Người ta sẵn sàng đá quả bóng trách nhiệm cho kẻ khác. Và ngài trở thành thủ môn bất đắc dĩ phải bắt lấy quả bóng oan nghiệt ấy. 
Thưa ngài,

Thế là số phận của ngài ở Việt Nam đã được định đoạt vào những giờ phút cuối của một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo. Ngày mai, ngày kia đã là Noel rồi. VFF hào phóng tặng ngài một món quà đấy ý nghĩa. Tôi biết ngài đang ở quê hương Đức quốc xa xôi. Tôi tưởng tượng ở thời điểm này ngài cùng gia quyến đang rất bận rộn và hồ hởi chuẩn bị cho một mùa giáng sinh vui vẻ, an lành.

Sáng nay xem ti-vi, biết ngài nhận được món quà này không phải bằng con đường chính ngạch qua VFF mà là qua điện thoại phỏng vấn của phóng viên. Tôi không hình dung được phản ứng của ngài như thế nào nhưng xem lại hình ảnh tư liệu thấy ngài vui vẻ cười tươi sau khi đặt bút kí bản hợp đồng định mệnh với VFF chiều ngày 6/6/2011 mà không khỏi chạnh lòng.
Chắc khi đó ngài cũng chẳng lường trước được cái kết cục bi hài như hôm nay. Vẫn biết là nghề huấn luyện viên bóng đá bạc lắm nhưng hình như với ngài, nó còn đèo thêm chữ “bẽo” nữa thành ra “bạc bẽo” ngài ạ ! Ngài không phải là người đầu tiên, cũng chẳng ai chắc, là người cuối cùng.
Thành thực mà nói, người Việt chúng tôi yêu môn thể thao vua, hâm mộ đội tuyển hết mình nên cũng quí trọng và kì vọng ở các HLV ngoại như ngài lắm. Bởi tâm lí sính ngoại nên chúng tôi nghĩ chỉ có HLV ngoại mới đêm về cho đất nước một cái danh đứng đầu khu vực. Nhưng trong bóng đá, một HLV giỏi liệu có làm nên thành công không khi mà cả một nền bóng đá xập xệ? Khi đội tuyển thi đấu bạc nhược tại SEA Games 26, tôi đã nghĩ: 1 chứ 10 Falko Goetz cũng không vực dậy được bóng đá VN nếu không thay đổi tận gốc rễ cái cách làm bóng đá.

Thế đấy, thưa ngài! Về chuyên môn có lẽ ngài không đáng trách, bởi ngài xuất phát từ một nền bóng đá đỉnh cao của nhân loại. Cái đáng trách là ngài biết về VN quá ít, càng không hiểu gì về bóng đá VN. V-League không phải là Bundesliga. Ngài không hình dung nổi cái sự lắt léo của nó đâu. Nhưng cái này cũng không phải lỗi của ngài. Bởi ngài đâu có đủ thời gian để mà tìm hiểu trong lúc đó thì gánh nặng thành tích đã đặt lên vai. Nói như thành ngữ của chúng tôi, ngài đã cưỡi lên lưng hổ. Cho nên thất bại của Đội tuyển tại SEA Games 26 ngài phải gánh chịu. Chẳng có lí do gì để cách chức một ông phó chánh kiêm tổng thư kí cả.

Người ta nghi ngờ, chuyện ông tổng thư ký đệ đơn từ chức có lẽ chỉ để ghi điểm trước dư luận, với những ai nhẹ dạ cả tin. Và người ta sẵn sàng đá quả bóng trách nhiệm cho kẻ khác. Và ngài trở thành thủ môn bất đắc dĩ phải bắt lấy quả bóng oan nghiệt ấy. 

Mươi hôm nữa ngài sẽ trở lại VN. Khi đó đã bước sang năm mới. Mọi việc lại có thể thay đổi. Sớm nắng, chiều mưa cũng là chuyện không lạ  trong cách ứng xử của VFF mà. Bởi mấy tuần trước, ông Phó chủ tịch Nguyễn Lân Trung còn khẳng định chắc như đinh đóng cột sẽ không sa thải ngài vì lí do tiền bạc. Cho nên, biết đâu lúc đó người ta lại nài nỉ ngài ở lại. Và nếu như ngài muốn cưỡi lên lưng hổ một lần nữa, tôi chỉ xin nhắc ngài trước khi quyết định ráng suy nghĩ cho kỹ.  Giá như ngài biết được điều này sớm, ngay sau khi từ SEA Games 26 trở về thì có lẽ đã không có cái kết cục buồn như hôm nay !

Chúc ngài Giáng sinh vui vẻ!

Buôn Ma Thuột, ngày 23/12/2011

Nguyễn Duy Xuân
(Theo Bee.net.vn)

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Người bệnh đái tháo đường nên có thiết bị y tế gì trong nhà?

(Theo Sức khỏe và  đời sống)

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính và cần được điều trị suốt đời, để đạt kết quả tốt thì người bệnh rất cần sự hỗ trợ của một số thiết bị y tế. Theo chuyên gia y tế có 4 loại thiết bị y tế mà người bệnh ĐTĐ nên có trong gia đình
1. Máy đo đường huyết cá nhân: (là quan trọng nhất).
- Mục tiêu đường huyết của người bệnh ĐTĐ trước bữa ăn là từ 3,9-7,2 mmol/l và sau bữa ăn (2h) là dưới 10 mmol/l. Đây được coi là vùng đường huyết an toàn để tránh bị các biến chứng của ĐTĐ. Tuy nhiên, khi đường huyết nằm ngoài khoảng trên (ví dụ 8,0 – 15,0mmol/l) thì nhiều BN cũng không thấy có biểu hiện gì đặc biệt. Vì thế, nếu không đo đường huyết định kỳ thì họ sẽ không thể biết mình đã rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm, đặc biệt là khi đường huyết bị hạ quá thấp < 3,0mmol/l.
- Những BN ĐTĐ mới được chẩn đoán, đường huyết còn cao hoặc mới thay đổi chế độ điều trị thì cần đo đường huyết 2-4 lần/ngày. Còn khi đường huyết đã được kiểm soát tốt thì cũng cần đo ít nhất 2 lần/tuần. Lưu ý là khi bị ốm, sốt hay tiêu chảy… thì người bệnh ĐTĐ cần đo đường huyết nhiều lần hơn. Đặc biệt, khi có cảm giác đói nhiều thì cần thử ngay xem có đúng bị hạ đường huyết không và hạ đến mức nào.
- Trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết cá nhân khác nhau. Để có được loại máy tốt và độ chính xác cao thì người bệnh ĐTĐ phải lưu ý chọn máy đo của các công ty có uy tín (đạt tiêu chuẩn ISO), có văn phòng đại diện tại Việt Nam và máy phải được bảo hành trọn đời. Tốt nhất là họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị xem loại máy nào là phù hợp. Không nên mua các loại máy đo đường huyết kiểu hàng “xách tay” vì chất lượng không đảm bảo và khó mua que thử về sau.
2. Que thử xê tôn máu hoặc xê tôn trong nước tiểu: (những BN ĐTĐ typ 1 hoặc BN ĐTĐ typ 2 kiểm soát đường huyết kém cần có que thử xê tôn):
- Ở những người có đường huyết quá cao sẽ sinh ra các thể xê tôn, nồng độ xê tôn trong máu cao có khả năng gây nhiễm toan nặng và hôn mê. Vì vậy, nếu đường huyết trên 15,0 mmol/l thì cần đo xê tôn máu, nếu xê tôn máu cao thì cần điều trị tích cực hơn hoặc xin tư vấn bác sĩ ngay. Hiện nay có máy đo đường huyết cá nhân có thể đo luôn cả xê tôn máu (nhưng bằng que thử riêng).
- Một cách khác, đơn giản nhưng kém chính xác hơn là định tính xê tôn trong nước tiểu bằng cách dùng que thử nhúng vào trong nước tiểu và ước tính xê tôn niệu nhiều hay ít dựa trên mức độ đổi màu que thử.
3. Máy đo huyết áp:
- Có nhiều lý do để người bệnh ĐTĐ cần có máy đo huyết áp tại nhà. Đầu tiên, theo các nghiên cứu, vì trên 60% các BN ĐTĐ có tăng huyết áp và chính tăng huyết áp là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cũng như thúc đẩy suy thận và mù lòa ở BN ĐTĐ... Lý do khác là vì tăng huyết áp ở BN ĐTĐ rất khó kiểm soát, ngay cả khi đã dùng đến 2-3 loại thuốc hạ huyết áp. Cuối cùng là do tăng huyết áp, ngay cả tăng rất cao, cũng thường ít có biểu hiện nên nếu không đo thì rất dễ bỏ sót.
- Có nhiều loại máy đo huyết áp để người bệnh ĐTĐ lựa chọn. Ngoài loại máy đo huyết áp đồng hồ như của các thầy thuốc thì còn có loại máy điện tử (tự động) đo huyết áp động mạch tại cổ tay, loại này rất đơn giản và tiện dụng. Một loại khác là máy bán tự động cũng đo huyết áp động mạch cánh tay nhưng có bảng hiển thị số đo. Các loại máy đo tự động và bán tự động còn cho biết nhịp tim và có khả năng lưu giữ kết quả vài chục lần đo.
- Những người bệnh có tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra, họ cũng nên đo thêm khi bị đau đầu, chóng mặt… hay khi nghi huyết áp cao.
4. Cặp nhiệt độ:
- Đường huyết cao sẽ ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Cộng với các biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt… khiến người bệnh ĐTĐ rất dễ bị nhiễm khuẩn, kể cả các nhiễm khuẩn nặng như lao phổi, viêm phổi, loét chân, nhiễm khuẩn huyết. Những BN lớn tuổi hoặc có nhiều biến chứng sẽ có phản ứng rất kém và thầm lặng với nhiễm khuẩn. Vì vậy, nếu thấy ho kéo dài, đái buốt, đái dắt hoặc có vết loét nhỏ ở chân hay đơn giản là khi thấy đường huyết cao kéo dài bất thường thì phải kiểm tra ngay xem có phải mình đang bị viêm nhiễm ở đâu không. Cách đơn giản nhất là cặp nhiệt độ xem mình có bị sốt không.
ThS.Nguyễn Quang Bảy (Phó trưởng Khoa Nội tiết, BV Bạch Mai)

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Tổng thư ký VFF từ chức

Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn đã nộp đơn xin từ chức lên VFF sau một thời gian im lặng kể từ vụ tin nhắn từ chức của một nhóm cổ động viên.


Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn xin rút lui khỏi cương vị.
Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn xin rút lui khỏi cương vị.

Không còn là chuyện tin nhắn rác, thông tin Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn nộp đơn xin từ chức đã được xác nhận. Chiều ngày 22/12, Thường vụ VFF sẽ họp để lấy ý kiến về lá đơn này.
Trước dư luận đòi hỏi có người đứng ra nhận trách nhiệm và từ chức sau thất bại của đội tuyển U23 Việt Nam, ông Trần Quốc Tuấn đã quyết định rút lui khỏi chức vụ. Theo thủ tục, lá đơn này được gửi lên Chủ tịch VFF. Sau đó, Chủ tịch sẽ lấy ý kiến thông qua của ban Thường vụ và ra quyết định miễn nhiệm.
Sự việc một nhóm cổ động viên gửi mail, thư đòi lãnh đạo VFF từ chức vì quá thất vọng trước màn thi đấu của U23 Việt Nam tại SEA Games 26, sau đó nhắn tin tới nhiều lãnh đạo ngành thể thao, trong đó có cả Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ diễn ra ngay trước thềm Đại hội cổ đông VPF. Chính vì vậy, VFF đã phải dồn sức cho việc ra đời VPF và chờ đến thời gian này mới giải quyết vấn đề từ chức của ông Tuấn.
Một phần khiến VFF lúng túng trước sự rút lui của ông Tuấn vì ông đang đảm nhiệm vai trò ủy viên, đại diện cho VFF ở nhiều ban của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) và Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC).
Anh Dũng
Theo VnExpress

ĐẠI HỌC VIỆT NAM...

'Đại học Việt Nam rất đáng đồng tiền bát gạo'

TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng “ở khía cạnh nào đó, ĐH Việt Nam (VN) vẫn đáng đồng tiền bát gạo”. Nếu nói chất lượng xứng đáng đồng tiền bát gạo thì ĐH VN hoàn toàn xứng đáng có chất lượng. Nếu tính trong vòng 1 năm chỉ từ 7-10 triệu đồng mà đào tạo được một cử nhân 4 năm với 40 triệu đồng, khoản đó không quốc gia nào bằng VN.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

TS Lê Đông Phương
Bên lề hội thảo về đổi mới phương thức giảng dạy trong trường ĐH, đáp ứng yêu cầu xã hội vừa được tổ chức tại Trường ĐH Sao Đỏ (huyện Chí Linh – Hải Dương) cuối tuần qua, TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục ĐH và nghề nghiệp – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về một số vấn đề của ĐH Việt Nam hiện nay.

Phổ thông đi trước đại học

TS Lê Đông Phương: Giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện đang đi trước giáo dục ĐH, nhất là ở phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp rất khó mô tả, không phải dễ nhìn như đổi cái ô tô, xe máy. Nhưng nếu nhìn vào một ví dụ như các trường phổ thông trong chương trình đã có nhiều hoạt động nhóm; thay vì chỉ đọc chép đã có hoạt động tự học, tự tìm hiểu.

Việc này đã sớm được làm để khắc phục một số hạn chế. Tính chủ động của sinh viên nếu xét về tầm của ĐH thì chưa đạt
Việc học của 100 năm về trước và hiện nay hầu như không có nhiều thay đổi, có chăng nó chuyển từ đọc-chép sang nhìn-chép mà thôi.

Phóng viên: Nói đến đổi mới của đại học VN, đặc biệt là phương pháp giảng dạy thì việc trang bị của các trường về cơ sở vật chất, nguồn học liệu có đáp ứng nhu cầu của SV?

TS Lê Đông Phương: Trong điều kiện hiện nay với công nghệ thông tin thì việc đó rất dễ làm vì tư liệu không nhất thiết phải là bản in trên giấy. Xưa khó vì rất nhiều tư, tài  liệu phải mua từ nước ngoài với cái giá đắt đỏ, thâm chi có khi mỗi cuốn cả trăm USD. Ngày nay nếu mua phiên bản điện tử thì rẻ hơn nhiều.

Hơn nữa với ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng di động như hiện nay việc truyền tư liệu đến người học  tiện lợi hơn rất nhiều. Thay vì dành thời gian lên thư viện SV có thể ngồi nhà tìm kiếm tư liệu trên mạng hoặc điện thoại.

Nhưng như vậy đã đủ đáp ứng chưa thưa ông?

Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay của giáo dục đại học tôi nghĩ là là (tạm) đủ nhưng vấn đề là chúng ta có chấp nhận văn hóa chia sẻ. Mỗi người đều có những tài liệu riêng của mình nhưng liệu đã muốn chia sẻ với SV, đồng nghiệp trong và ngoài trường không. Các kết quả nghiên cứu, đề tài nếu làm tốt việc chia sẻ sẽ có rất nhiều nguồn để tham khảo.

2 người giỏi đi du học, 1 người quay về đã là quá tốt

Và trong khi ĐH đang loay hoay đổi mới thì chúng ta mất một nguồn SV giỏi có khả năng nhưng chọn con đường đi du học để phát triển?

Tôi thì không e ngại lắm! Hàng năm số học bổng cấp cho SV Việt Nam không phải là nhiều. Nếu nhìn vào số lượng hơn 1 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông thì vài trăm hay 1 ngàn suất học bổng một năm không phải nhiều.

Phần lớn những người du học đều sử dụng nguồn tài chính của cha mẹ và cũng không phải tất cả đều là người giỏi, người tài.

Tôi không sợ mất người giỏi người tài. Kể cả người giỏi, người tài đi du học họ quay về là điều rất tốt. Chỉ cần 2 người đi du học 1 người về đã là tốt lắm rồi.
Thí sinh dự thi đại học năm 2011. Ảnh: Văn Chung

Nhưng một nguồn tài chính của chúng ta đã và đang chuyển ra nước ngoài. Phải chăng giáo dục đại học đang thua ngay trên sân nhà?

Đúng là chúng ta mất đi khoản tài chính khá lớn. Nếu ta tính 50.000 du học sinh, mỗi em mang theo 5.000 USD ra nước ngoài thì đã ra con số khá lớn. Nhưng trong kinh tế thị trường chúng ta phải chấp nhận, họ có quyền lựa chọn dịch vụ, chương trình đào tạo theo nhu cầu, khả năng và tài chính của họ.

Những người đi du học, nhất là tự than, họ có lựa chọn trọng tâm mà trong chừng mực nào đó hiện nay hệ thống của chúng ta chưa đáp ứng được. Tất nhiên nếu muốn cạnh tranh tốt các trường ĐH tại VN phải vươn lên, có được những chương trình để khi cân nhắc về giá trị người học sẽ quyết định ở lại.

Với một nhóm khách hàng nhất định đúng là ĐH VN đang mất dần ưu thế. Nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn duy trì ưu thế, đại đa số nhân lực của VN vẫn đang học ở các ĐH tại VN vì nó có những đặc điểm phù hợp với yêu cầu người học và người sử dụng lao động.

ĐH “ông lớn” có phải nhìn lại mình?

Phải chăng các ĐH đang đứng ở vị thế chúng ta không cần người học mà người học phải tự tìm đến họ?

Vì hiện nay có sự sàng lọc rất lớn ở cánh cửa trường ĐH cho Nên họ yên tâm phần nào rằng kiểu gì cũng có người học, áp lực về mặt đổi mới nói chung, đổi mới phương pháp nói riêng chưa có nhiều. Nhất là trường có tên tuổi, được người học mến mộ, khi tỉ lệ chọi là 1/5, 1/7 thì họ không phải lo lắng nhiều. Chỉ trường có tỉ lệ chọi thấp là 1/1 hoặc dưới 1 sẽ chịu nhiều áp lực hơn.
Liệu các ĐH lớn cũng phải nhìn lại mình?

Nếu họ cảm thấy có khả năng dành lấy một phần nguồn tài chính kia và có đủ khả năng để cạnh tranh thì họ sẽ làm nhưng có vẻ rất khó. Điều này cũng xuất phát từ việc nhiều người học muốn có cái mác ngoại. Chính vì vậy ta thấy nhiều chương trình đào tạo, liên kết, những trường ĐH nhàng nhàng của nước ngoài nhảy vào VN. Nhiều “người tiêu dùng” VN còn sính của ngoại.

Ông đánh giá như thế nào về chất lượng các trường ĐH ở VN hiện nay?

Nếu nói về chất lượng có rất nhiều cách nhìn. Nếu nói chất lượng xứng đáng đồng tiền bát gạo thì ĐH VN hoàn toàn xứng đáng có chất lượng. Nếu tính trong vòng 1 năm chỉ từ 7-10 triệu đồng mà đào tạo được một cử nhân 4 năm với 40 triệu đồng, khoản đó không quốc gia nào bằng VN.

Nếu nói về chất lượng về giá trị hữu ích cho người học thì phải xem xét. Còn nếu để so sánh tên tuổi với các nước khác cái đó không phải là điều mà VN cần hướng đến. Mỗi đất nước mỗi nền kinh tế có yêu cầu riêng về lao động. Không đơn thuần so sánh chất lượng bằng con số cố định nào đó.

Cách ĐH nước ngoài thu hút sinh viên chỉ là cách kiếm tiền thôi. Tôi không dám chắc rằng một số chương trình đào tạo của một số trường của Malaysia hay Singapore vào loại xuất sắc để người học đáng để chi ra từng đó tiền.

Nhiều chương trình chỉ ngang trình độ CĐ-TCCN của VN nhưng đóng một cái mác ngoại với mức thu rất lớn. Do đó, người học cần tỉnh táo, cẩn trọng với dịch vụ mình lựa chọn.

- Cảm ơn ông!
  • Văn Chung
Theo VietNamNet

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Xin chào

Đây là blog để chia sẻ với Quý vị và đồng nghiệp về những vấn đề Y - Giáo của Việt Nam và thế giới...