'Đại học Việt Nam rất đáng đồng tiền bát gạo'
TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng “ở khía cạnh nào đó, ĐH Việt Nam (VN) vẫn đáng đồng tiền bát gạo”. Nếu nói chất lượng xứng đáng đồng tiền bát gạo thì ĐH VN hoàn toàn xứng đáng có chất lượng. Nếu tính trong vòng 1 năm chỉ từ 7-10 triệu đồng mà đào tạo được một cử nhân 4 năm với 40 triệu đồng, khoản đó không quốc gia nào bằng VN.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN LIÊN QUAN
'Đố Mỹ dạy được đại học với 5 triệu đồng'
Đại học Việt Nam mất khách xịn?
‘Chính phủ không bảo các trường môn nào, dạy gì’
Đại học Việt Nam mất khách xịn?
‘Chính phủ không bảo các trường môn nào, dạy gì’
TS Lê Đông Phương |
Bên lề hội thảo về đổi mới phương thức giảng dạy trong trường ĐH, đáp ứng yêu cầu xã hội vừa được tổ chức tại Trường ĐH Sao Đỏ (huyện Chí Linh – Hải Dương) cuối tuần qua, TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục ĐH và nghề nghiệp – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về một số vấn đề của ĐH Việt Nam hiện nay.
Phổ thông đi trước đại học
TS Lê Đông Phương: Giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện đang đi trước giáo dục ĐH, nhất là ở phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp rất khó mô tả, không phải dễ nhìn như đổi cái ô tô, xe máy. Nhưng nếu nhìn vào một ví dụ như các trường phổ thông trong chương trình đã có nhiều hoạt động nhóm; thay vì chỉ đọc chép đã có hoạt động tự học, tự tìm hiểu.
Việc này đã sớm được làm để khắc phục một số hạn chế. Tính chủ động của sinh viên nếu xét về tầm của ĐH thì chưa đạt
Việc học của 100 năm về trước và hiện nay hầu như không có nhiều thay đổi, có chăng nó chuyển từ đọc-chép sang nhìn-chép mà thôi.
Phóng viên: Nói đến đổi mới của đại học VN, đặc biệt là phương pháp giảng dạy thì việc trang bị của các trường về cơ sở vật chất, nguồn học liệu có đáp ứng nhu cầu của SV?
TS Lê Đông Phương: Trong điều kiện hiện nay với công nghệ thông tin thì việc đó rất dễ làm vì tư liệu không nhất thiết phải là bản in trên giấy. Xưa khó vì rất nhiều tư, tài liệu phải mua từ nước ngoài với cái giá đắt đỏ, thâm chi có khi mỗi cuốn cả trăm USD. Ngày nay nếu mua phiên bản điện tử thì rẻ hơn nhiều.
Hơn nữa với ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng di động như hiện nay việc truyền tư liệu đến người học tiện lợi hơn rất nhiều. Thay vì dành thời gian lên thư viện SV có thể ngồi nhà tìm kiếm tư liệu trên mạng hoặc điện thoại.
Nhưng như vậy đã đủ đáp ứng chưa thưa ông?
Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay của giáo dục đại học tôi nghĩ là là (tạm) đủ nhưng vấn đề là chúng ta có chấp nhận văn hóa chia sẻ. Mỗi người đều có những tài liệu riêng của mình nhưng liệu đã muốn chia sẻ với SV, đồng nghiệp trong và ngoài trường không. Các kết quả nghiên cứu, đề tài nếu làm tốt việc chia sẻ sẽ có rất nhiều nguồn để tham khảo.
2 người giỏi đi du học, 1 người quay về đã là quá tốt
Và trong khi ĐH đang loay hoay đổi mới thì chúng ta mất một nguồn SV giỏi có khả năng nhưng chọn con đường đi du học để phát triển?
Tôi thì không e ngại lắm! Hàng năm số học bổng cấp cho SV Việt Nam không phải là nhiều. Nếu nhìn vào số lượng hơn 1 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông thì vài trăm hay 1 ngàn suất học bổng một năm không phải nhiều.
Phần lớn những người du học đều sử dụng nguồn tài chính của cha mẹ và cũng không phải tất cả đều là người giỏi, người tài.
Tôi không sợ mất người giỏi người tài. Kể cả người giỏi, người tài đi du học họ quay về là điều rất tốt. Chỉ cần 2 người đi du học 1 người về đã là tốt lắm rồi.
Phổ thông đi trước đại học
TS Lê Đông Phương: Giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện đang đi trước giáo dục ĐH, nhất là ở phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp rất khó mô tả, không phải dễ nhìn như đổi cái ô tô, xe máy. Nhưng nếu nhìn vào một ví dụ như các trường phổ thông trong chương trình đã có nhiều hoạt động nhóm; thay vì chỉ đọc chép đã có hoạt động tự học, tự tìm hiểu.
Việc này đã sớm được làm để khắc phục một số hạn chế. Tính chủ động của sinh viên nếu xét về tầm của ĐH thì chưa đạt
Việc học của 100 năm về trước và hiện nay hầu như không có nhiều thay đổi, có chăng nó chuyển từ đọc-chép sang nhìn-chép mà thôi.
Phóng viên: Nói đến đổi mới của đại học VN, đặc biệt là phương pháp giảng dạy thì việc trang bị của các trường về cơ sở vật chất, nguồn học liệu có đáp ứng nhu cầu của SV?
TS Lê Đông Phương: Trong điều kiện hiện nay với công nghệ thông tin thì việc đó rất dễ làm vì tư liệu không nhất thiết phải là bản in trên giấy. Xưa khó vì rất nhiều tư, tài liệu phải mua từ nước ngoài với cái giá đắt đỏ, thâm chi có khi mỗi cuốn cả trăm USD. Ngày nay nếu mua phiên bản điện tử thì rẻ hơn nhiều.
Hơn nữa với ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng di động như hiện nay việc truyền tư liệu đến người học tiện lợi hơn rất nhiều. Thay vì dành thời gian lên thư viện SV có thể ngồi nhà tìm kiếm tư liệu trên mạng hoặc điện thoại.
Nhưng như vậy đã đủ đáp ứng chưa thưa ông?
Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay của giáo dục đại học tôi nghĩ là là (tạm) đủ nhưng vấn đề là chúng ta có chấp nhận văn hóa chia sẻ. Mỗi người đều có những tài liệu riêng của mình nhưng liệu đã muốn chia sẻ với SV, đồng nghiệp trong và ngoài trường không. Các kết quả nghiên cứu, đề tài nếu làm tốt việc chia sẻ sẽ có rất nhiều nguồn để tham khảo.
2 người giỏi đi du học, 1 người quay về đã là quá tốt
Và trong khi ĐH đang loay hoay đổi mới thì chúng ta mất một nguồn SV giỏi có khả năng nhưng chọn con đường đi du học để phát triển?
Tôi thì không e ngại lắm! Hàng năm số học bổng cấp cho SV Việt Nam không phải là nhiều. Nếu nhìn vào số lượng hơn 1 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông thì vài trăm hay 1 ngàn suất học bổng một năm không phải nhiều.
Phần lớn những người du học đều sử dụng nguồn tài chính của cha mẹ và cũng không phải tất cả đều là người giỏi, người tài.
Tôi không sợ mất người giỏi người tài. Kể cả người giỏi, người tài đi du học họ quay về là điều rất tốt. Chỉ cần 2 người đi du học 1 người về đã là tốt lắm rồi.
Thí sinh dự thi đại học năm 2011. Ảnh: Văn Chung |
Nhưng một nguồn tài chính của chúng ta đã và đang chuyển ra nước ngoài. Phải chăng giáo dục đại học đang thua ngay trên sân nhà?
Đúng là chúng ta mất đi khoản tài chính khá lớn. Nếu ta tính 50.000 du học sinh, mỗi em mang theo 5.000 USD ra nước ngoài thì đã ra con số khá lớn. Nhưng trong kinh tế thị trường chúng ta phải chấp nhận, họ có quyền lựa chọn dịch vụ, chương trình đào tạo theo nhu cầu, khả năng và tài chính của họ.
Những người đi du học, nhất là tự than, họ có lựa chọn trọng tâm mà trong chừng mực nào đó hiện nay hệ thống của chúng ta chưa đáp ứng được. Tất nhiên nếu muốn cạnh tranh tốt các trường ĐH tại VN phải vươn lên, có được những chương trình để khi cân nhắc về giá trị người học sẽ quyết định ở lại.
Với một nhóm khách hàng nhất định đúng là ĐH VN đang mất dần ưu thế. Nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn duy trì ưu thế, đại đa số nhân lực của VN vẫn đang học ở các ĐH tại VN vì nó có những đặc điểm phù hợp với yêu cầu người học và người sử dụng lao động.
ĐH “ông lớn” có phải nhìn lại mình?
Phải chăng các ĐH đang đứng ở vị thế chúng ta không cần người học mà người học phải tự tìm đến họ?
Vì hiện nay có sự sàng lọc rất lớn ở cánh cửa trường ĐH cho Nên họ yên tâm phần nào rằng kiểu gì cũng có người học, áp lực về mặt đổi mới nói chung, đổi mới phương pháp nói riêng chưa có nhiều. Nhất là trường có tên tuổi, được người học mến mộ, khi tỉ lệ chọi là 1/5, 1/7 thì họ không phải lo lắng nhiều. Chỉ trường có tỉ lệ chọi thấp là 1/1 hoặc dưới 1 sẽ chịu nhiều áp lực hơn.
Liệu các ĐH lớn cũng phải nhìn lại mình?
Nếu họ cảm thấy có khả năng dành lấy một phần nguồn tài chính kia và có đủ khả năng để cạnh tranh thì họ sẽ làm nhưng có vẻ rất khó. Điều này cũng xuất phát từ việc nhiều người học muốn có cái mác ngoại. Chính vì vậy ta thấy nhiều chương trình đào tạo, liên kết, những trường ĐH nhàng nhàng của nước ngoài nhảy vào VN. Nhiều “người tiêu dùng” VN còn sính của ngoại.
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng các trường ĐH ở VN hiện nay?
Nếu nói về chất lượng có rất nhiều cách nhìn. Nếu nói chất lượng xứng đáng đồng tiền bát gạo thì ĐH VN hoàn toàn xứng đáng có chất lượng. Nếu tính trong vòng 1 năm chỉ từ 7-10 triệu đồng mà đào tạo được một cử nhân 4 năm với 40 triệu đồng, khoản đó không quốc gia nào bằng VN.
Nếu nói về chất lượng về giá trị hữu ích cho người học thì phải xem xét. Còn nếu để so sánh tên tuổi với các nước khác cái đó không phải là điều mà VN cần hướng đến. Mỗi đất nước mỗi nền kinh tế có yêu cầu riêng về lao động. Không đơn thuần so sánh chất lượng bằng con số cố định nào đó.
Cách ĐH nước ngoài thu hút sinh viên chỉ là cách kiếm tiền thôi. Tôi không dám chắc rằng một số chương trình đào tạo của một số trường của Malaysia hay Singapore vào loại xuất sắc để người học đáng để chi ra từng đó tiền.
Nhiều chương trình chỉ ngang trình độ CĐ-TCCN của VN nhưng đóng một cái mác ngoại với mức thu rất lớn. Do đó, người học cần tỉnh táo, cẩn trọng với dịch vụ mình lựa chọn.
- Cảm ơn ông!
Đúng là chúng ta mất đi khoản tài chính khá lớn. Nếu ta tính 50.000 du học sinh, mỗi em mang theo 5.000 USD ra nước ngoài thì đã ra con số khá lớn. Nhưng trong kinh tế thị trường chúng ta phải chấp nhận, họ có quyền lựa chọn dịch vụ, chương trình đào tạo theo nhu cầu, khả năng và tài chính của họ.
Những người đi du học, nhất là tự than, họ có lựa chọn trọng tâm mà trong chừng mực nào đó hiện nay hệ thống của chúng ta chưa đáp ứng được. Tất nhiên nếu muốn cạnh tranh tốt các trường ĐH tại VN phải vươn lên, có được những chương trình để khi cân nhắc về giá trị người học sẽ quyết định ở lại.
Với một nhóm khách hàng nhất định đúng là ĐH VN đang mất dần ưu thế. Nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn duy trì ưu thế, đại đa số nhân lực của VN vẫn đang học ở các ĐH tại VN vì nó có những đặc điểm phù hợp với yêu cầu người học và người sử dụng lao động.
ĐH “ông lớn” có phải nhìn lại mình?
Phải chăng các ĐH đang đứng ở vị thế chúng ta không cần người học mà người học phải tự tìm đến họ?
Vì hiện nay có sự sàng lọc rất lớn ở cánh cửa trường ĐH cho Nên họ yên tâm phần nào rằng kiểu gì cũng có người học, áp lực về mặt đổi mới nói chung, đổi mới phương pháp nói riêng chưa có nhiều. Nhất là trường có tên tuổi, được người học mến mộ, khi tỉ lệ chọi là 1/5, 1/7 thì họ không phải lo lắng nhiều. Chỉ trường có tỉ lệ chọi thấp là 1/1 hoặc dưới 1 sẽ chịu nhiều áp lực hơn.
Liệu các ĐH lớn cũng phải nhìn lại mình?
Nếu họ cảm thấy có khả năng dành lấy một phần nguồn tài chính kia và có đủ khả năng để cạnh tranh thì họ sẽ làm nhưng có vẻ rất khó. Điều này cũng xuất phát từ việc nhiều người học muốn có cái mác ngoại. Chính vì vậy ta thấy nhiều chương trình đào tạo, liên kết, những trường ĐH nhàng nhàng của nước ngoài nhảy vào VN. Nhiều “người tiêu dùng” VN còn sính của ngoại.
Ông đánh giá như thế nào về chất lượng các trường ĐH ở VN hiện nay?
Nếu nói về chất lượng có rất nhiều cách nhìn. Nếu nói chất lượng xứng đáng đồng tiền bát gạo thì ĐH VN hoàn toàn xứng đáng có chất lượng. Nếu tính trong vòng 1 năm chỉ từ 7-10 triệu đồng mà đào tạo được một cử nhân 4 năm với 40 triệu đồng, khoản đó không quốc gia nào bằng VN.
Nếu nói về chất lượng về giá trị hữu ích cho người học thì phải xem xét. Còn nếu để so sánh tên tuổi với các nước khác cái đó không phải là điều mà VN cần hướng đến. Mỗi đất nước mỗi nền kinh tế có yêu cầu riêng về lao động. Không đơn thuần so sánh chất lượng bằng con số cố định nào đó.
Cách ĐH nước ngoài thu hút sinh viên chỉ là cách kiếm tiền thôi. Tôi không dám chắc rằng một số chương trình đào tạo của một số trường của Malaysia hay Singapore vào loại xuất sắc để người học đáng để chi ra từng đó tiền.
Nhiều chương trình chỉ ngang trình độ CĐ-TCCN của VN nhưng đóng một cái mác ngoại với mức thu rất lớn. Do đó, người học cần tỉnh táo, cẩn trọng với dịch vụ mình lựa chọn.
- Cảm ơn ông!
- Văn Chung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét