Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

MỜI ÔNG ĐẠI SỨ LÊ QUẢNG BA ĐỌC LẠI THƯ CỦA ROBERT MUGABE GỬI CHÁU KIM JONG UN YÊU QUÍ

TSYG: Mấy hôm nay mình 'được' đọc hai bài trả lời phỏng vấn của báo Lao động, theo phong cách "nâng bi" của ông Đại sứ Việt Nam tại Triều tiên mà chưa có thời gian để "nói lại cho rõ". Chợt nhớ vào năm 2012 sau khi Kim Jong Un lên ngôi, mình có post một loạt bài về Bắc Triều tiên, trong đó có THƯ CỦA ROBERT MUGABE GỬI KIM JONG UN, thôi thì xin ngài đại sứ dùng tạm, dù có thể không ngon miệng lắm. Nhân thể mời ngài đọc qua loạt bài nói trên, để ngài chia sẻ tâm tư với chúng tôi rằng: nâng bi một người như Kim Jong Un cũng như ông nội, rồi bố của anh ta, và cả cái chế độ quái dị ở Bắc Triều tiên cũng như nhiều chế độ độc tài khác là một việc rất chi là "bốc mùi", do vậy không nên làm trước báo giới và người dân Việt Nam, ngài đại sứ ạ.
Đây, mời ngài:



Phần 1: Ký ức về ông nội của Kim Jong-un

Cháu Kim Jong-un yêu quí,
Bác mới vượt qua cơn bạo bệnh và trở về từ Singapore được một tuần nay. Căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến quái ác làm cho những năm tháng cuối của đời bác vô cùng khó chịu và bức bối. Nhân cơ hội này, một số phe nhóm trong nước bắt đầu tính chuyện đấu đá phân chia quyền lực. Bên ngoài, bọn đế quốc thực dân cũng thừa nước đục thả câu, tung tin đồn xằng bậy rằng bác sắp chết, làm cho bộ máy thông tin của bác cứ phải suốt ngày chạy theo chúng nó để ngăn chặn, sửa chữa, cải chính … nên bác đang mệt lại càng mệt thêm.
Cháu Un yêu quí,
Đây là lần đầu tiên bác gửi thư cho cháu đấy. Cháu biết không, trước đây bác đã từng nghĩ cha cháu, ông Kim Jong-il vĩ đại sẽ chọn người khác kế nghiệp, cầu Chúa luôn phù hộ cho ông ấy ở bên kia thế giới. Cháu là con út, ngoại hình của cháu lại giống như cái thằng “Em Chả” bên xứ Việt nam nên bác chẳng có chút mảy may nào cho rằng cháu sẽ được chọn thừa kế ngai vàng. Nhưng bác đã nhầm, và cả thế giới bao la rộng lớn này cũng đã nhầm, cái sự nhầm lẫn cũng là chuyện thường tình thôi, điều cơ bản là bác đã biết mình nhầm. Đến bây giờ bác mới hiểu một người cẩn trọng và bí hiểm như ông Kim Jong-un vĩ đại cha cháu đã chọn ai thì hẳn phải có lý do của nó. Chỉ có điều không ai hiểu được một cách cụ tỉ (nghĩa là cụ thể và tỉ mỉ) lý do đó là gì, ngoài việc ông ấy không muốn để lọt ngôi báu vào tay dòng họ khác, gia tộc khác. Bác có lời chúc mừng đến cháu, chúc cháu cầm quyền được lâu để có thể phá vỡ kỷ lục mà bác đã tốn bao thời gian công sức của bác và tốn bao xương máu của người khác mới tạo ra. Nếu ông Trời phù hộ cho cháu không bị ung thư, đột quị, tai nạn giao thông, hoặc bị bọn đế quốc thù địch tham tàn ám sát bằng thuốc nổ hoặc thuốc độc, mà cháu cầm quyền được đến 88 tuổi như bác bây giờ thì vị chi cháu sẽ ngồi ngai vàng được đúng 60 năm, một con số kỷ lục của mọi thời đại đấy cháu ạ.
Cháu Un yêu quí của bác,
Ông nội của cháu hơn bác đúng một con giáp nghĩa là hơn bác12 tuổi. Còn bác lại hơn cha cháu 21 tuổi. Về tính cách thì bác và cha cháu gần giống nhau hơn, nhưng còn về kỷ niệm trong cuộc đời thì ông nội cháu và bác lại có phần sâu sắc hơn. Giờ đây tuy bác đã 88 tuổi, nhưng bác vẫn có thể ưỡn thẳng bộ ngực còm, tự hào mà nói với cháu rằng : không có ông nội cháu thì không có bác như ngày hôm nay. Nói một cách vắn tắt là : không có Kim thì chẳng có Mu. Thi thoảng nhớ tới ân nhân của bác khi xưa là ông nội cháu, bác hay bật xem lại cái video dưới đây, tự nhiên nước mắt cứ chảy dài trên má, ướt hết cả áo của bác, rồi ướt lây xuống cả một số khu vực khác nữa. Ôi, bác nhớ và biết ơn ông nội cháu biết chừng nào.

Cháu có biết không, vào những năm 1970, Liên minh quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU) do bác lãnh đạo được sự cho phép của ông nội thân yêu của cháu, đã lập một căn cứ bí mật trong một khu vực rộng lớn cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 15 km. Đã có hàng ngàn chiến sĩ của ZANU được huấn luyện kỹ chiến thuật du kích siêu đẳng tại nơi đây dưới sự dạy dỗ của các chuyên gia Trung quốc, Triều tiên. Một căn cứ tương tự như vậy cũng đã được ông nội cháu giúp bác lập ra trên đất láng giềng Mozambique. Ôi nhớ lại, cái thời chiến tranh du kích ấy mới hào hùng làm sao. Bọn da trắng bị lực lượng của bác phục kích, cài mìn, đặt bom liên tu bất tận, không cách gì chống đỡ nổi, và mỗi khi chúng chuẩn bị phản công, càn quét là các chiến sĩ của bác lại mau chóng rút về bên kia biên giới, vừa chạy vừa vỗ vỗ vào mông lêu lêu chúng nó. Các đoàn xe, trại lính, công binh xưởng kỹ thuật và hậu cần của bọn da trắng bị phá hủy tan tành. Chúng chịu hết xiết và đã phải ký với bác Hiệp định công nhận nền độc lập của Zimbabwe năm 1979, và năm 1980 bác lên làm Thủ tướng đấy cháu ạ.
Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Khi đã giành được độc lập, có những thế lực phản động người da đen lại muốn giành lấy quyền lực và cả quyền lợi nữa, từ tay bác. Điển hình nhất trong đám này là Liên minh Nhân dân châu Phi Zimbabwe (ZAPU) do Liên xô hậu thuẫn. Đã đành là cùng nhau kề vai sát cánh kháng chiến chống thực dân cho đến khi độc lập, nhưng đến khi có quyền lợi thì làm sao bác lại để dễ dàng lọt vào tay kẻ khác? Một lần nữa, ông nội cháu lại ra tay cứu giúp bác. Năm 1981, hàng trăm chuyên gia cố vấn Triều tiên đến Zimbabwe giúp trang bị và huấn luyện cho một đội quân tinh nhuệ của bác có biệt danh là Lữ đoàn Zimbabwe thứ Năm. Đội quân này được huấn luyện một cách tuyệt vời, từ kỹ chiến thuật vây ráp tra tấn giết chóc khủng bố cho đến lòng trung thành vô bờ bến với lãnh tụ của họ - là bác. Nhờ Lữ đoàn thứ Năm này, trong năm 1982-1983, bác đã tiến hành các chiến dịch thanh trừng, và có khoảng 20.000 tên phản động chủ yếu là ZAPU đã bị tiêu diệt, chết như ngả rạ.

Kim giảng, Mu phải cúi đầu,
Thấm nhuần "Tự chủ", (để) bước vào lầm than.


À, mà cháu sinh ra vào năm nào nhỉ ? Hình như là 1984 phải không cháu. Cũng vào khoảng thời gian đó, sau khi chiến dịch thanh trừng kết thúc, bác đã sang Triều tiên thăm và đền đáp công ơn trời biển của ông nội cháu đấy. Đấy là một chuyến đi trên cả tuyệt vời, có một không hai trong cuộc đời dài ngoằng ngoẵng của bác. Càng sống lâu sống dai, bác lại càng thấy nó tuyệt vời, vì qua chuyến đi đó bác đã được ông nội cháu chỉ cho những tuyệt chiêu làm thế nào trở thành lãnh tụ của một dân tộc đó cháu ạ. Bây giở ở đất nước Zimbabwe yêu dấu của bác, mọi người ngay cả những người từng bị bác tra tấn cũng đã phải thuộc và thường xuyên hát những bài ca ngợi Robert Mugabe. Các tượng đài ở Zimbabwe mọc lên như nấm, tất nhiên cũng chưa là gì so với 34.000 tượng đài của riêng ông nội cháu trên khắp Triều tiên. Nhưng cái lớn nhất, cái vĩ đại nhất mà bác đã thọ giáo được từ ông nội cháu chính là  học thuyết, là tư tưởng cháu ạ. Cháu phải nhớ thật kỹ, là học thuyết, là tư tưởng cháu nhé. Học thuyết, tư tưởng là chính trị, mà chính trị bao giờ cũng là thống thoái. Nhờ học thuyết « Tự chủ » mà bác cho rằng ông nội cháu có thể sánh vai cùng những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại, còn sau ông nội cháu thì dĩ nhiên là đến bác rồi. Ấy là điều tự nhiên như hơi thở mà thôi cháu ạ.


Tượng đài Heroes ở Harare do Triều tiên xây dựng,
lấy cảm hứng từ tượng đài Juche (Tự chủ) ở Bình nhưỡng.

Tượng đài Juche ở Bình nhưỡng

Bác nay già lắm rồi nên cũng không còn nhớ câu này của ai nữa : Hạnh phúc thay cho những nhà độc tài được cầm quyền ở những quốc gia mà trình độ dân trí còn thấp. Về khía cạnh này thì bác tin chắc rằng bác đang hạnh phúc hơn rất nhiều so với ông nội cháu. Nhưng về truyền thông thông tin thì ông nội cháu, cha cháu và bây giờ là cháu đã làm tốt hơn bác rất nhiều. Thế giới không thể hiểu những chuyện gì xảy ra bên trong nước Triều tiên, kể cả chuyện trên 2 triệu người Triều tiên chết đói những năm 1995-1996. Còn bên Zimbabwe thì mọi chuyện lộ ra tùm lum, bác bực quá cháu ạ. Từ chuyện lạm phát lên tới 231 triệu% đến chuyện tỷ lệ mắc bệnh AIDS vào loại cao nhất châu Phi còn tuổi thọ thì vào hàng thấp nhất thế giới. Từ tỷ lệ thất nghiệp của Zimbabwe là 70% cho đến hơn 80% dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói. Lại còn thêm mức lạm phát của Zimbabwe tăng tới 993,6% mỗi năm, thuộc hàng cao nhất thế giới nữa chứ. Bác là bác đã thề với lòng mình  sẽ tìm bắt bỏ tù bằng hết những kẻ tung tin « rất thiệt » về nhà nước Zimbabwe.

Hai bên hai lá quốc kỳ
Ngủ say còn có nghe gì nữa đâu!

Ưu điểm: ngủ nhưng không ngáy!

Cái ly chổng đít lên trời
Ghế Liên hợp quốc, ông ngồi ông thăng!

Những năm gần đây, bác có phần mệt mỏi. Bác rất bực mình là cứ mỗi lần tham dự cuộc họp quốc tế là bác cứ buồn ngủ. Mà đến đó bác lại ngủ ngon nữa mới chết chứ. Cứ đến đó là bác ngủ như chưa bao giờ được ngủ. Mà biết đâu đấy, có khi nhờ vô tâm vô tính như thế nên bác mới sống và cầm quyền dẻo dai cho tới tận hôm nay. Cháu còn trẻ, đừng ngủ nhiều như bác kẻo gương mặt cháu không còn giống « Em Chả » mà lại giống bác Trư thì bất tiện lắm. Tuy sức khỏe có phần yếu đi, nhưng như bao lần bác đã hứa với đồng bào châu Phi, lần này bác cũng hứa với cháu trai yêu quí của bác rằng: Bác sẽ còn tiếp tục cầm quyền cho đến khi giải phóng được người châu Phi cuối cùng.
Thôi thư đã dài, vả lại đã đến giờ bác phải thở oxy và ngậm sâm đây nên bác tạm dừng bút. Sâm Triều tiên chính gốc do ông nội cháu tặng đấy cháu ạ, củ nào củ nấy đều to như quả cà dái dê, ngậm đã lắm. Hẹn cháu thư sau sẽ nói về chuyện giữa bác và cha của cháu cùng vài chuyện khác.

PSBác nghe nói vừa rồi cháu phóng tên lửa, mới bay được hơn trăm cây số thì bị rớt ùm xuống biển à cháu? Cháu phải xem lại thế nào chứ cứ phóng, phóng nữa, phóng mãi thế này thì còn gì sức lực nữa?



Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

MỘT DỰ ĐOÁN BẤT NGỜ NHƯNG CÓ THỂ XẢY RA VỀ VỤ "THẨM MỸ VIỆN CÁT TƯỜNG"


Chiều nay 25-12-2013 trong buổi gặp nhân dịp Noel và tất niên, tình cờ tôi được ngồi với rất nhiều bác sĩ của các bệnh viện hàng đầu ở Sài Gòn.
Các bác sĩ trong buổi gặp đều nhất trí cho rằng trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, có thể không có chuyện “ném xác” chị Huyền xuống sông Hồng như lời khai của bs Nguyễn Mạnh Tường.
Theo các bác sĩ, một khả năng rất có thể xảy ra là thi thể của nạn nhân đã bị hóa thành nhiều mảnh nhỏ và đưa vào các thùng rác y tế rồi bị đem đi xử lý ngay vào rạng sáng hôm sau một cách tình cờ, không để lại dấu vết.
Theo yêu cầu của các bác sĩ trong buổi gặp mặt tối nay, tôi đăng mấy dòng này, kính đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm thêm hướng điều tra mới nói trên. 
Cầu mong hương hồn chị Lê Thị Thanh Huyền sớm được siêu thoát và mong sao vụ việc đau lòng này nhanh được khép lại.
Tâm Sự Y Giáo.



Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

KHOẢNH KHẮC ĐAU THƯƠNG CỦA BỨC TƯỢNG LENIN Ở THỦ ĐÔ KIEV



Đau lòng quá, thật là đau lòng quá!

Thế là bức tượng to nhất, đẹp nhất và là bức tượng cuối cùng của Lenin ở Kiev, thủ đô của Ukraina đã bị người ta kéo ngã lộn nhào và đập phá tan tành!

Ôi! Đâu còn hình ảnh của vị lãnh tụ sừng sững hiên ngang ở Quảng trường Độc lập, ngay giữa trung tâm thủ đô của nước cộng hòa Ukraina một thời trong Liên bang xô viết? 

Ôi! Đâu còn biểu tượng của sức mạnh đến rợn người của chuyên chính vô sản, của chính quyền xô viết, của Treka, của KGB… ở một nước thuộc khối đông Âu cũ?

Không đau lòng sao được, khi chứng kiến (qua video) tượng của Người, bị người ta tròng dây vào cổ rồi hò reo kéo ngã nhào, đầu cắm xuống đất vỡ tan, đúng như câu của Nguyễn Du :”dẫu là đá cũng nát gan lọ người”.

Không đau lòng sao được khi thấy (qua màn hình) cảnh hàng chục người lực lưỡng thuộc "thế lực thù địch" lao vào dùng búa nện những nhát chí mạng, rồi phân phát cho nhau những mảnh vỡ của bức tượng của Người. Rõ ràng là cảnh “xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”!

Buồn hơn nữa khi mà các tờ báo chính thống, không báo nào dám đưa tin và ảnh về vụ kéo đổ nhào và đập tan bức tượng của Người. Có báo mới đưa lên thì đã vội rút xuống, chỉ còn lại vài dòng báo lỗi đơn sơ.

Hu Hu! Quả thật là đau lòng quá!

Dưới đây là một số hình ảnh TSYG cóp-pi từ trên internet nhằm “cực lực phản đối” vụ việc “cực kỳ phản động” này:



















Tròng dây, bắt đầu kéo...


...ngã...

...rơi...


...cắm đầu xuống đất!

Một nhát...




Hai nhát...


... và n nhát...


























... rồi chia "chiến lợi phẩm"


















Ôi báo của tao, chứ đâu phải báo của mày
Mà đòi phải lên tiếng ngay!*

* Xin chân thành cáo lỗi Nhạc sĩ Trương Truyết Mai vì đã "nhại" một câu trong bài Huế tình yêu của tôi.







Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

KHÔNG NHỊN ĐƯỢC CƯỜI KHI NGHE GS VỀ LÝ LUẬN ĐỖ QUANG HƯNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TRÊN BBC

TSYG: Nghe ông GS lý luận chính trị Đỗ Quang Hưng (ĐQH), Ủy viên Hội đồng lý luận TW, trả lời phỏng vấn đài BBC mà mình không nhịn được cười. Giáo sư gì mà ngộ quá: ăn nói ngô nghê, câu cú thì lộn xộn vô nghĩa, lý luận rặt theo kiểu lý sự cùn, thi thoảng lại còn cà cà...cà lăm Với những ông như thế này tham gia vào Hội đồng lý luận TW mà đất nước không đi xuống thì mới là lạ.
Nguồn: BBC
ĐQH: Đương nhiên cũng như số đông người Việt Nam, tôi nghĩ về một bản hiến pháp như vậy đấy, tất nhiên là tôi tán thành. Hiện nay thì những ý niệm, những vấn đề lớn trong toàn dân như thế này, trong tình hình như thế này thì sự, những cái sự đồng thuận, những cái sự tỉ lệ mà nó cao như vậy đấy thì tôi cho nó cũng phản ánh khách quan về cách suy nghĩ trong Quốc hội và trong các đại biểu Quốc hội thì tôi nghĩ việc ấy cũng là bình thường, và cũng dễ hiểu. Tôi thì tôi thấy như vậy.
PV: Thưa ông, xét trên những nét lớn, những nét cơ bản mang tính chiến lược, hoặc là từ góc độ mang tính cải tổ có ý nghĩa lớn thì bản Hiến pháp sửa đổi lần này so với phiên bản cũ thì theo ông có những thay đổi thật là lớn, thật là chiến lược, thật là cơ bản không ạ?
ĐQH: Đương nhiên là trong quá trình trao đổi, thì tôi có được tham gia một phần nào đấy trong công việc cũng như mọi người dân cũng như là một số tổ chức ở trong tham gia thì chúng tôi thấy rằng là trong những cái bước tiến của ngày hôm nay thì trong cái Hiến pháp, theo tôi cũng có được hai điểm, nếu thuộc vào loại cơ bản thì tôi thấy đúng là những cái cơ bản. Đó là cái vấn đề thứ nhất ấy, thì có lẽ trong cái ngôn ngữ chính trị của một văn bản Hiến pháp như thế này đấy thì những qui định về quyền con người thì tôi thấy là nó có khá hơn trước, có bước tiến tương đối rõ nét.Đấy là vấn đề thứ nhất. Còn vấn đề thứ hai thì tức là các cái vận hành của bộ máy chính trị, mối quan hệ giữa các cái của hệ thống chính trị với người dân v.v… thì tôi cho là cái điểm này cũng là điểm thứ hai mà tự tôi thì tôi ghi nhận là cái điểm, những bước tiến có khá hơn chút (trước?). Đó là hai cái điểm mà tôi ghi nhận được rõ nhất.
PV: Cái phiên bản sửa đổi HP được thông qua lần này đó, thì theo ông có điều gì mang tính cải tổ, và mang tính chất căn bản chiến lược đấy, thì theo ông, nó còn thiếu sót, nó cần phải được thay đổi hoặc tiếp tục nghiên cứu thay đổi trong thời gian tới đây?
ĐQH: Những điều mà nó còn tiếp tục, cần tiếp tục nữa, đúng hơn là một cái mong muốn của những người dân, ít nhất là ở một góc độ nào đó mà người dân như trường hợp như tôi là một người dân chẳng hạn mà tôi đứng nhìn về phương diện xã hội, những phương diện cái bộ luật cao nhất của đất nước thì tôi thấy cũng có những cái mặt cần phải tiếp tục. Thí dụ, như việc đối với tôi thì tôi thấy rằng những cái điều khoản của Hiến pháp ấy, thì những cái phương diện của những cái quan hệ của xã hội, thậm chí của những con người trong cái tương quan đối với xã hội, thì có lẽ đó là cái cần phải tiếp tục đẩy mạnh rõ nhất. Tôi nói một cái thí dụ, như là thí dụ các cái quyền, các cái quyền hạn ấy của các tổ chức xã hội, các cái kể cả của các tổ chức tôn giáo, của các tổ chức nhân dân v.v… thì tôi nghĩ là cũng cần phải có một cái, cái đó là cái cần phải tiếp tục suy nghĩ để mà có thể trong một tương lai nào đó thì sẽ có các tiếp tục, các bổ khuyết và các tăng cường nữa để phản ánh rõ các bước tiến của cái xã hội cũng như là cái yêu cầu của cái dân chủ hóa nó cao hơn nữa, và thích ứng hơn nữa, và nó nó … nó đồng thuận hơn nữa, nó nó … nó hội nhập hơn nữa, thì tôi nghĩ như vậy.
PV: Thưa GS, có cần thiết không và có đúng đắn hay không khi đưa hẳn tên của một cái chủ thuyết vào một cái bản Hiến pháp và coi đó như là một cái kim chỉ nam, một cái gọi là nguyên tắc để là lãnh đạo Nhà nước và xã hội và đưa vào trong Hiến pháp, thì cái bình luận của GS thế nào ạ?
ĐQH: Đây là một trong những cái điều quen, một cái thói quen cũng có và nó đã thành một cái nề nếp suy nghĩ, của một cái diễn ngôn chính trị của một văn bản Hiến pháp kiểu như của Việt Nam. Trong cuộc trao đổi trong quá trình thời gian vừa qua mà sửa đổi thì tôi biết các tầng lớp nhân dân cũng đã trao đi đổi lại rất nhiều, ở góc độ truyền thông cũng phản ánh cái đó. Riêng tôi thì tôi thấy là cái cái cái … cái trong cái tình hình hiện nay ở Việt Nam ấy thì cũng có thể chắc chắn đấy là một cái đã được thông qua và có lẽ cái số đông kể cả trong Quốc hội, người ta cũng thấy là nó vẫn phản ánh một cái gì đó của cái cái … cái thói quen chính trị của cái cái … cái suy tư chính trị của đất nước này là như vậy. Thì tôi nghĩ điều đó cũng có thê nó là như vậy. Thực tế cái khách quan nó là như vậy. Bản thân Quốc hội là cái đại diện của quyền lực nhân dân vì đã bỏ phiếu với mức khá khá … khá là dẫn và khá rất là cao, tán đồng với những diễn ngôn chính trị như vậy thì tôi thấy cái điều đó là vẫn chấp nhận thôi.
PV: Dạ thưa ông, để so sánh nó với các hiến pháp của quốc tế đó, thì thói quen này, hay là cách thức suy tư, diễn ngôn này có bình thường không, có như thông lệ không?
ĐQH: Theo tôi, đương nhiên Hiến pháp bao giờ cũng có cái thông lệ và những cái khác biệt. Thí dụ như bây giờ ta đọc các bản hiến pháp của các nước Đông Nam Á chẳng hạn, mà tôi khi làm cái nghiên cứu tôn giáo thì tôi thấy rất là rõ. Cái cái bản nghiên cứu, à cái bản hiến pháp của các nước ĐNA mặc dù họ có những bước tiến triển rất là tiến bộ so với nhiều thập kỷ trước về phương diện xã hội, dân chủ rồi là v.v… nhưng nếu tôi đọc cái hiến pháp của các cái nước ngay gần VN đây, tôi cũng nhận thấy rằng những dấu vết của những nhà nước nửa thế tục nó vẫn rất rõ, thì làm sao? Những nhà nước ở ĐNA này thì nó rất là tôn giáo, các cái hiến pháp của họ cận thế tục và nửa thế tục thôi. Và những yếu tố của tôn giáo nó vẫn thể hiện khá rõ trong hiến pháp thì điều đó cũng … Tôi thì tôi nghĩ đó là vì cái nhân dân ở đấy, cái tôn giáo ở đấy nó có cái vị trí như vậy và người ta qui định như vậy, thì cũng không thể nói rằng là nó nó … nó có vấn đề gì được, bởi vì nó không giống cái số đông của các hiến pháp còn lại, mà nó lại phản ánh được tâm tư nguyện vọng cũng như cái lịch sử, cái văn hóa của dân tộc ấy, thì nó là như thế. Dùng các chữ diễn ngôn chính trị của Việt Nam bởi vì cũng có thể là bởi vì cái đời sống chính trị và tâm lý xã hội của người Việt Nam vẫn chấp nhận những cái cách như vậy. Thì tôi vẫn nghĩ cái đó nó vẫn có một cái khách quan hiện thực nào đó. Cho nên cái gì mà nó có cái hiện thực thì có thể nó vẫn tồn tại được thôi. Nó nó … nó như vậy.
PV: Thưa ông, có người thì họ đặt vấn đề về điều 4, như ông biết điều này rất nhiều người quan tâm. Họ cho rằng Đảng cộng sản thì cũng là một tiểu thiết chế ở trong một cái thiết chế chính trị của nhà nước đương đại, thì không nên đặt cụ thể ĐCS là một đảng phái mà lãnh đạo một nhà nước cụ thể. Trong trường hợp này thì không biết nhận xét của GS như thế nào? Phải chăng nó thể hiện một cái ý thức hệ trong đó người ta vẫn chưa chấp nhận một thể chế đa đảng đối lập và đa nguyên về tư tưởng, thưa ông?
ĐQH: Đây là một trong những câu hỏi mà mà … mà có thể nói được đặt ra rất là nhiều và bình luận cũng rất là là … là lặp đi lặp lại rất là nhiều năm nay, nhiều năm nay chứ không phải chờ đến cái lúc trao đổi để mà đóng góp, để mà sửa đổi cái bản Hiến pháp, cái điều 4 ấy, và tôi nghĩ rằng về cái điểm này mà nói thì người Việt Nam số đông mà người ta vẫn thấy rằng cái điều này nó vẫn có cái hợp lý và nó phù hợp với điều kiện chính trị của Việt Nam. Thì tôi nghĩ rằng trong cái điều kiện như vậy thì nó nó … nó vẫn có cái hợp lý của nó thôi. Mọi người đều thừa nhận như vậy và số đông vẫn thừa nhận như vậy. Và tôi lại trở lại một cái chỉ số hiện nay có thể có được, đó là của Quốc hội. Cái chỉ số có thể có được có cái cái cái … cái giá trị nó là trong Quốc hội. Bỏ phiếu như vậy mà bọn tôi là những, chúng tôi cũng là những người công dân thì mình tin tưởng vào các đại biểu QH của mình, của cái QH của mình. Người ta cũng đã một cái tuyệt đối như vậy, họ như vậy họ thừa nhận cái cái cái … cái điểm đó như tôi vừa nói lại đã trải qua cái tranh luận rất nhiều rồi thì mặc dù nó có thể điều này điều kia, nhưng mà trong điều kiện của Việt Nam thì có thể đấy là cái điều mà vẫn là cái tiếng nói của số đông. Thế thì tôi nghĩ cái điều đó khi đã là số đông mà đã thừa nhận như vậy thì cũng phải nói rằng cái điều này vẫn còn cái cái … cái lý do tồn tại của nó, tức là cái điều 4 đó.
PV: Dạ thưa GS, vẫn tiếp ở điều 4: trong khoản 3 có qui định nói rằng các tổ chức của Đảng, đảng viên ĐCSVN thì hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có luật vể Đảng, thì theo ông, Nhà nước và Quốc hội có nên soạn một cái luật gọi là luật qui định về các hoạt động của Đảng hay là không ạ?
ĐQH: Ở VN thì không phải chỉ có luật Đảng là chưa có mà tôi nghĩ rằng cái luật của các tổ chức xã hội, tứa là các hội, rồi các tổ chức xã hội cũng còn chưa có, thì tôi nói rằng cái điểm này về cái phần luật Đảng cũng như luật hội tôi vừa nói là nó chưa có, cho nên nó cũng là một vấn đề của trước mắt cần phải có. Ý kiến cá nhân tôi thì tôi thấy như vậy. Còn ở thời điểm nào thì có thể tùy điều kiện chính trị xã hội của VN. Còn cái lần này đó, thì nó cũng thấy rõ các điểm đó là một vấn đề mà mà mà … mà báo chí cũng như một bộ phận dư luận xã hội cũng có đặt ra. Thế còn tôi vẫn có một cái luận điểm rằng: cái gì mà nó hiện thực thì nó là hợp lý. Bởi vì hiện nay có thể số đông trong QH vẫn thấy rằng cái điều đó cũng, nó vẫn có thể chấp nhận được cho nên người ta của đại đại biểu của chúng tôi đã bỏ phiếu tán đồng với nó thì chúng tôi nghĩ cũng có thể chấp nhận. Còn về logic chính trị và cái cái có tính của thời đại nữa thì tôi nghĩ rằng đếnmột lúc nào đó, tôi chưa biết là lúc nào, thì chắc chắn là cũng phải nghĩ đến cái điều đó, cũng như luật hội tôi vừa nói ban nãy…
Mời bà con nghe tiếp phần trả lời của GS Đỗ Quang Hưng tại hai băng trong bài của BBC, còn TSYG thì hết chịu nổi rồi…



Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

THÁI ĐỘ BẤT LỊCH SỰ CỦA PUTIN BỊ MỔ XẺ TỚI NƠI TỚI CHỐN

Mời xem lại: GỬI ÔNG PUTIN!
Nhiều tờ báo của Hàn Quốc trong vài ngày qua đã đồng loạt lên tiếng phê phán gay gắt thái độ bất lịch sự của Putin trong chuyến thăm Hàn Quốc mới đây.
Nguyên do là lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Hàn Quốc được phía Nga đơn phương thông báo sẽ rút ngắn, bắt đầu từ thứ Tư thay vì từ thứ Ba như thỏa thuận ngoại giao của hai bên trước đây. Ấy thế nhưng theo kế hoạch đã bị thay đổi này, ông Putin vẫn đến trễ 30 phút, buộc người đồng nhiệm là nữ Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye phải chờ đợi. Cuộc hội đàm thượng đỉnh cùng với nhiều sự kiện liên tiếp đã bị đẩy ra sau bữa ăn trưa bắt đầu lúc 3h15 chiều.
Tờ Yonhap chỉ trích phía Nga đã vi phạm nghi thức ngoại giao khi thay đổi kế hoạch và yêu cầu Seoul phải điều chỉnh theo kế hoạch của mình. Tờ báo này còn cho biết Putin có “thói quen” đến trễ trong các cuộc gặp chính thức với lãnh đạo nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, vào tháng 9 vừa qua, ông Putin đã tới trễ hơn một giờ đối với cuộc họp thượng định đầu tiên với bà Park Geun-hye tại Saint Petersburg. Còn các vị Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Phần Lan  Sauli Ninisto và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã từng phải chờ đến hai giờ để “được gặp” Putin.
Trong khi đó, tờ Dong-A Ilbo thì chỉ rõ: Sự chậm trễ thường xuyên của Tổng thống Nga Putin là do phong cách sống và các hoạt động ngẫu hứng của ông ta. Theo tờ báo này, Putin đã đến muộn 4 giờ trong cuộc gặp thượng đỉnh tuần trước với Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych. Lý do thực là lãng nhách: Putin “bận” uống rượu với một người Nga đi xe máy tình cờ gặp trên đường đến địa điểm cuộc họp. Các chuyên gia nghiên cứu về Nga cho biết sự chậm trễ thường xuyên của Putin chủ yếu là do lối sống. Một quan chức tại Moscow nói, văn phòng của Putin ở Kremlin thường để trống vào các buổi sáng trong tuần vì thói quen ngủ muộn và dậy muôn của Putin. Tờ báo này cho rằng Putin có thói quen dậy trễ bắt đầu từ thời gian ông ta làm sĩ quan KGB. Một số người nói ông Putin đã phát triển các thói quen của mình sau khi nhậm chức tổng thống vào tháng 3 năm 2000. Cũng theo Dong-A Ilbo, một phóng viên của tờ báo lớn tại Nga Rossiyskaya Gazeta, đã nhận xét rằng thói quen của Putin tương tự như của Joseph Stalin, người đã cai trị Liên Xô trong 29 năm. Vì thói quen dậy muộn này mà Stalin đã nhiều lần để đại biểu nước ngoài phải chờ trong vài giờ ở bên ngoài Kremlin.
Một tờ báo lớn khác của Hàn Quốc là KoreanTimes thì thẳng thắn kêu gọi: Putin, hãy đúng giờ vào lần sau! Tờ báo này phê phán Putin: Việc Nga đơn phương thay đổi lịch trình của Putin ngay trước chuyến thăm cho thấy sự thiếu tôn trọng to lớn dành cho Hàn Quốc và Tổng thống Park Geun-hye.
Tờ KoreanTimes bức xúc khi nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu tiên ông Putin cư xử thiếu đàng hoàng. Trong cuộc gặp bên lề G20 vào tháng Chín, Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye cũng bị đối xử theo cách của Putin: cuộc gặp bị trễ 2 giờ so với lịch trình trước đó. Tờ báo mô tả: Putin không hề có lời xin lỗi hay giải thích về sự chậm trễ này. Dù rất mệt mỏi nhưng bà Park vẫn ngồi một cách lịch sự để nói chuyện. Trong khi đó, Putin chỉ nói các vấn đề được chuẩn bị sẵn với mộtt tờ giấy trên bàn và đôi chân duỗi dài ra một cách thoải mái.

Nàng thì ngồi e lệ
Chân chàng lại duỗi ra
Do bộ phận không nhỏ
Hơi bị mỏi ấy mà!
Tờ báo nhắc lại năm 2008, Tổng thống Lee Myung-bak đến thăm Nga và có cuộc hẹn gặp với Putin lúc 5 giờ chiều tại Nhà khách chính phủ ở Moscow, nhưng đến 6 giờ chiều Putin mới xuất hiện.
Kể về hành vi khó lường của Putin, tờ báo cho biết Putin đã từng tặng Thủ tướng Đức Angela Merkel món quà độc là một con chó đồ chơi khi bà đến thăm Moscow năm 2006, mặc dù ông ta biết rằng bà Merkel rất sợ chó. Chưa hết, trong cuộc họp tiếp theo vào mùa hè 2007 tại Sochi, ông ta mang theo một con chó cưng to lớn của mình thuộc giống chó săn Labrador đen. Nó đứng ngay bên cạnh chân bà Merkel, hít hít cái mũi làm cho bà vô cùng khó chịu.










Chủ khoái chí lim dim
Còn khách hãi thót tim, 
Chó săn tha hồ hít
Chủ sai chó đi tìm
Cái chi?

Có thể coi lời nhận xét của giáo sư Shin Yul tại Đại học Myongji như một kết luận: Putin được biết đến như một nhà lãnh đạo độc tài. Dường như ông ta tin rằng mình có thể tiến hành các hoạt động trên thế giới như trong đất nước của mình. Đó là lý do của những hành vi không thể đoán trước, và thói quen của ông ta cứ thế mà tiếp tục. Đây là một điều đáng lo ngại vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với nhiều quốc gia khác.


Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

KHI CỬ TRI PHÁT BIỂU MÀ THIẾU … I-ỐT!


Mấy bữa rày dư luận viên Vo Văn Ve nhà em cứ chạy ngược chạy xuôi trên chiếc Honda ôm lo kiếm cơm, thỉnh thoảng hóng hớt chờ nghe tin tức từ hội nghị trung ương đảng cộng sản Tàu, nhưng vẫn lặng như tờ. Nghe đâu thì ngày mai mới có tin sốt dẻo từ Bắc Kinh, thôi thì đành chịu. Thân phận dư luận viên kiêm xe ôm như Vo Văn Ve nhà em thì đâu có dám mơ ước gì nhiều ngoài chuyện đủ tiền cơm cháo cho mụ vợ lắm điều cùng với năm con hĩm.
Sau cuốc xe ôm cuối cùng vào lúc 8h30 tối nay, tình cờ đọc được bài trên VnExpress, nhà em buộc phải có mấy nhời.
Ấy là nói về bài Cử tri bức xúc giáo viên dạy thêm thu nhập 50 triệu, trong đó có trích phát biểu của hai vị cử tri là Nguyễn Đức Hương và Trương Đình Khoái.
Theo cử tri có tên Nguyễn Đức Hương: “Lấy dẫn chứng ngay  trong gia đình mình, cử tri này cho biết, tiền học chính của các cháu mội tháng 40.000 đồng song nếu học thêm 5 môn thì phải nộp tới 2 triệu đồng. Mỗi lớp 50 học sinh, mỗi cháu học 2-3 môn và nộp 1 triệu đồng thì thầy cô thu được 50 triệu đồng mỗi tháng. Với số tiền này, không thể nói là đời sống giáo viên khó khăn”.
Thưa với cử tri có tên Nguyễn Đức Hương vài điều:
Điều thứ nhất: ông lấy dẫn chứng ngay từ trong nhà ông, có lẽ ông không biết rằng đây là cách minh họa thiếu thuyết phục nhất, kém hiểu quả nhất, khi đưa cái “gia đình tôi” ra để trình bày. Hơn nữa, ông bảo rằng, nếu học thêm 5 môn thì phải nộp tới 2 triệu đồng. Ôi chao, sao ông cứ bắt con cháu của ông học thêm nhiều đến thế, học thêm đến cả 5 môn cơ đấy. Kinh! Tôi có đề nghị nho nhỏ với ông: mỗi ngày ông cứ cho cháu uống nửa thìa i-ốt là mọi thứ sẽ ổn thôi ông ạ, cùng lắm là sau 2 tháng, cháu chỉ cần học thêm môn tiếng Anh là đủ!
Điều thứ hai: cứ cho những điều ông nói là đúng, mỗi cháu học 2-3 môn thì mỗi cháu phải học với 2-3 thầy cô khác nhau. Thế thì mỗi thầy cô (quá lắm) cũng chỉ thu được 15 triệu đồng mà thôi. Nhiều thầy cô đã từng bị ho lao, ung thư phổi và đã phải cực kỳ vất vả, vật lộn với cuộc sống để kiếm được chút thu nhập từ nghề nghiệp của chính mình đấy ông ạ.
Điều thứ ba: có gì đảm bảo khi chỉ dựa vào suy đoán hết sức chủ quan của cá nhân, để ông nói rằng thu nhập của giáo viên là 50 triệu đồng mỗi tháng, và rồi từ đó ông kết luận cực kỳ tào lao rằng: không thể nói là đời sống giao viên khó khăn?
Còn cử tri có tên Trương Đình Khoái thì phán một câu xanh rờn: “Nhiều cha mẹ không đủ tiền cho con học và mất lòng tin vào giáo viên. Học sinh kém thì phải phạt giáo viên chứ không thể bắt học sinh học thêm”!
Chỉ xin thưa với cử tri Trương Đình Khoái một câu: Nếu ông đã mất lòng tin vào giáo viên ở Việt Nam thì ông nên theo gương của rất nhiều quan chức, hãy cho con ông đi du học Mỹ quốc, Anh quốc, Úc quốc, Pháp quốc, …, để nay mai cháu về giúp cho Cố quốc, chứ đừng để cháu lui cui học ở trong nước rồi trong tương lai gần, lại phải ra mần thuê kiếm cháo ở Phú quốc, ông Khoái nhá. Hơn nữa, nếu có phạt chăng, là phải phạt những người như ông vì ông đã lỡ đẻ ra những đứa con, chứ đâu phải là đụng chút gì là phạt ngay giáo viên, bời họ là những người đang toát mồ hôi hột để dạy cho con ông, một sản phẩm đích thị là của ông?
Lời kết, thưa với cả hai ông Hương và Khoái:
Ai đó đã từng nói rằng, đây là “lỗi hệ thống”. Ngành giáo, ngành y, hay bất cứ ngành nào hiện nay đều có nhiều vấn đề hệ trọng, nếu không muốn nói là rất nghiêm trọng.
Các ông có vinh dự thay mặt cho nhân dân để phát biểu tại các cuộc họp với quan chức cấp cao, thì lời phát biểu của các ông cũng phải có tí tầm chứ, sao nại lói tào nao thế, các ông nhẩy?



Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

MONG ƯỚC ĐƯỢC THƯỢNG TỌA THÍCH THANH QUYẾT GỌI BẰNG “ĐỒNG CHÍ”!


Khoảng một tháng rưỡi nay, dư luận viên Vo Văn Ve nhà em tối mặt tối mũi lo chạy xe ôm kiếm tiền nuôi vợ con nên sao nhãng sự nghiệp bờ lốc bờ liếc. Hôm nay, trong lúc đang nằm thượt đuổi ruồi trên yên xe chờ khách, nhà em bỗng đọc được bài của báo Côngan Nhân dân, phỏng vấn Thượng tọa Đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết, chợt thấy cảm xúc dâng tràn, và tự hứa tối nay phải viết mấy dòng để tỏ bày tâm tư.
Trong bài trả lời phỏng vấn, Thượng tọa Thích Thanh Quyết ca ngợi lực lượng công an đã có nhiều nỗ lực kiềm chế sự gia tăng tội phạm, đấu tranh khám phá án đạt tỉ lệ cao và đã ngăn chặn, khống chế các âm mưu, ý đồ hòng kích động, gây rối trật tự. Thượng tọa khẳng định: “Tôi thấy tình hình an ninh, chính trị ở ta rất ổn định, an toàn. Rõ ràng đời sống kinh tế, vật chất của ta còn những khó khăn nhưng an ninh quốc gia đảm bảo, chính trị ổn định, ngay người nước ngoài đến Việt Nam cũng vậy, họ rất yên tâm, không phải lo việc này việc kia”. Đề cập đến “các thế lực bên ngoài”, Thượng tọa Thích Thanh Quyết mạnh mẽ khẳng định: “Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lệ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia”. Khi được hỏi về tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp qua những vụ án man rợ, gây rung động gần đây, Thượng tọa Thích Thanh Quyết thẳng thắn chia sẻ: “Hiện nay trong xã hội, và thảo luận tại Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu cũng rất bức xúc, truy nguyên nguồn gốc nảy sinh những hành vi, nào là ngành y tế, nào ngành giáo dục, rồi văn hóa, kinh tế… Tức ngành nào cũng có chuyện này, chuyện kia mà thực ra là động đâu bung đấy. Cho nên bây giờ chúng ta phải tìm nguồn, kiểm tra lại tổng thể đạo đức con người để ta biết được đang cần gì, ta bắt đầu bước đi từ đâu, xử lý đến từng giai đoạn nào, lúc ấy mới biết được căn nguyên, cái mà các đại biểu nói là đạo đức xã hội xuống cấp”.
Tuy nhiên, điều làm cho nhà em sung sướng và tự hào nhất là Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã gọi anh em trong ngành Công an là “đồng chí”: “ Những vụ án (lớn) như vậy chỉ lực lượng Công an mới khám phá được. Vụ án tham nhũng càng lớn, tính chất tinh vi, phức tạp càng cao. Lại được ‘bao bọc’ bởi nhiều yếu tố. Các đồng chí khám phá được bởi có chuyên môn nghiệp vụ, có nhân lực được đào tạo, tôi luyện tốt, có kinh nghiệm đấu tranh, khám phá án và có phẩm chất cao. Cho nên khi tung vào làm những vụ án đó, các đồng chí đã khám phá rất nhanh, phát hiện nhanh nhạy, điều tra làm rõ được hành vi phạm pháp của từng đối tượng. Đó là thành quả rất lớn của ngành Công an”.



Từ “đồng chí” chỉ được phát ra có hai lần thôi nhưng sao mà quí giá đến thế! Bởi lẽ nó được phát ra không phải từ những cán bộ chiến sĩ công an, quân đội hay là những đảng viên, mà lại từ một vị Thượng tọa đáng kính.
Hy vọng đây sẽ là tín hiệu khởi đầu cho một trào lưu mang tính cách mạng trong việc sử dụng những thuật ngữ tương tự nhằm nâng cao tính chiến đấu cho những người vốn hiền hòa như em và vợ em.
Càng hy vọng hơn, trong một ngày không xa nào đó, nhà em sẽ gặp và được Thượng tọa Thích Thanh Quyết bắt tay trìu mến: “Chào đồng chí Dư luận viên”! Khi đó, đảm bảo rằng nhà em sẽ vô cùng tự hào và trân trọng đáp lại: “Kính chào đồng chí”!

Dư luận viên VO VĂN VE.





Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

NHỮNG MÂU THUẪN KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT CỦA TRUNG QUỐC


Telegraph 28-10-13
China's impossible contradiction

Những mâu thuẫn không thể giải quyết của Trung Quốc

Ambrose Evans-Pritchard

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tiết lộ kế hoạch cải tổ kinh tế trên quy mô rộng lớn tại Hội Nghị Trung Ương 3 của Đảng vào tháng tới. Kế hoạch này sẽ tấn công vào con khủng long doanh nghiệp nhà nước và bộ máy xin cho của Đảng.
Tuy nhiên, ông ta vẫn muốn tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ của một nhà nước độc tài một đảng, một hệ tư tưởng. Sau đây là bài tường thuật đáng chú ý của Hoàng Tương Duy trên tờ Tin Sáng Hoa Nam (South China Morning Post).
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nhà nước (TTNCPTNN) vừa đưa ra lộ trình của các biện pháp cải tổ kinh tế. Đề xuất này được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc vì nó được chấp bút bởi không ai khác ngoài chính người có chủ trương cải tổ Lưu Vĩ cùng cánh tay phải của Chủ tịch Tập về các vấn đề kinh tế, ông Lưu Hạc.
Vấn đề ở đây là các đề nghị này mâu thuẫn với các phát hiện cốt lõi trong bản thông cáo chung của TTNCPTNN và Ngân Hàng Thế Giới. Bản đệ trình này chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không thành công khi nhảy vào giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo và sẽ suy thoái trong cái “bẫy lợi tức trung lưu” trừ khi Trung Quốc chấp nhận toàn bộ lối tư duy tự do hiện đại. Bản kiến nghị không nhắc trực tiếp đến vấn đề dân chủ, nhưng rõ ràng là có hàm ý như vậy.
Bản tường trình năm 2012 đã cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ có nguy cơ chạm mức trần vô hình giống trường hợp Mỹ Latinh và Trung Đông sau thời kỳ phát triển vượt bậc trong hai thập niên 1960 và 1970. Trung Quốc sẽ không được như Nhật Bản, Hàn Quốc, là những nước hiếm hoi đã thoát khỏi tình trạng “đụng trần”. Bản báo cáo nêu rõ: “Khi mà các nước không có khả năng tăng năng suất lao động bằng cách đổi mới, họ sẽ rơi vào bẫy. Trung Quốc không phải chịu chung số phận đó (nếu áp dụng các chính sách đổi mới).”
Tất cả các lập luận đến nay đều trở nên rõ ràng. Lực lượng lao động rẻ từ khu vực nông thôn của Trung Quốc đang cạn kiệt. Bản báo cáo của TTNCPTNN đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thay đổi nhân chủng trệch hướng, khi mà tỉ lệ người già sống phụ thuộc cao gấp đôi tỉ lệ ở Bắc Âu trong vòng 20 năm.
Bản báo cáo tiếp tục nói rằng Trung Quốc đã gặt hái thành quả từ nhân công rẻ sẵn có và sự phát triển dựa vào đầu tư, xuất cảng và sự tăng trưởng mang tính rượt đuổi. Trung Quốc còn có thể dựa vào nền kỹ thuật nhập cảng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển (trung bình 10%/năm kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu cuộc đột phá mở cửa kinh tế vào năm 1978). Bản phúc trình cho hay: “Trung Quốc đã đi đến một khúc ngoặt khác của con đường phát triển. Nó đòi hỏi một sự thay đổi chiến lược mới mang tính nền tảng.”
Như tôi đã từng trình bày, TTNCPTNN cho biết mức phát triển của Trung Quốc sẽ chậm xuống còn 7% vào cuối thập niên này và 5% vào cuối thập niên 2020 ngay cả nếu Trung Quốc cải tổ sâu rộng. Sự trì trệ sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục bám vào mô hình kinh tế và xã hội do nhà nước kiểm soát. TTNCPTNN cho rằng: “Những lực hỗ trợ cho sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc đang yếu dần. Sự kiểm soát tuyệt đối của chính quyền trong một số lãnh vực chính, trong giai đoạn đầu là lợi thế, tuy nhiên trong tương lai rất có thể trở thành hàng rào cản trở sự sáng tạo. Vai trò của khu vực tư nhân rất quan trọng vì sự sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật hoàn toàn khác biệt về bản chất so với giai đoạn chạy đua để bắt kịp công nghệ thế giới. Đây không phải việc có thể hoàn thành bằng sự kế hoạch hóa của chính phủ.”
Xem ra ông Tập Cập Bình nghĩ rằng ông có thể loại bỏ một nửa những thứ này, và lựa chọn một số cải tổ thuận lợi nhất mà ông nghĩ có thể tạo ra phát triển trong khi bóp nghẹt báo chí, Internet, tự do khoa học, và làm sống lại các cuộc “tự phê bình” theo kiểu Mao-ít để kiểm soát chặt chẽ toàn bộ đảng. Người ta nhìn thấy rõ rệt sự tái hồi của chủ nghĩa Lê-nin. Vụ xử lý một nhà báo của Tin Nhanh Quảng Châu (Guangzhou Express) trong tuần này, khi người đó buộc phải thốt ra những lời ngớ ngẩn trong một màn thú tội được thu hình có công an theo dõi kèm theo những thủ tục truy tố bị lên án, đã mang mầu sắc Cách Mạng Văn Hóa nặng nề.
Chắc chắn phải có sự đánh đổi: hoặc Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải từ bỏ bớt sự kiểm soát về các mặt chính trị xã hội để cho phép “tinh thần sáng tạo” phát triển; hoặc những cuộc cải tổ sẽ bị thoái hóa thành những bùa phép vô nghĩa và những lời phát biểu khoa trương nhảm nhí, khiến Trung Quốc rơi vào cái bẫy “lợi tức trung lưu”. Chúng ta đang ở thời điểm mà Trung Quốc phải đưa ra quyết định. Hãy dõi theo sát những thông tin từ Hội nghị Trung Ương 3.

TRẦN NGỌC ANH dịch
PHONG VỆ nhuận sắc

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP



Xin kính cẩn nghiêng mình thắp một nén nhang 
trước Anh Linh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp!


Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

GỬI ÔNG PUTIN !


Mấy ngày nay, “bức tâm thư” của Putin đăng trên báo New York Times bị dư luận Mỹ phản ứng dữ dội vì những lời rao giảng cao ngạo về đạo đức dành cho nước Mỹ. Thượng nghị sĩ Robert Menedez thuộc đảng Dân chủ đã phải thốt lên: “Tôi thật sự buồn nôn!”, còn nhà phân tích chính trị Sarah Rumf ở Texas thì bình luận ngắn gọn trong một từ: “Thô lỗ!”. Và có lẽ ông Putin đã phải chi bộn tiền mới được New York Times cho đăng bức “tâm thư” này.
Chính sự tức giận của những người Mỹ đã làm cho mình nhìn kỹ vào gương mặt của Putin. Và mình kinh ngạc nhận ra rằng gương mặt của Putin theo thời gian đã bị biến đổi quá nhiều, đặc biệt là vùng xung quanh đôi mắt.
Theo nhân tướng học, trong quá trình từ nhỏ cho đến khi về già, gương mặt con người ta có thể có những thay đổi, nhưng đôi mắt thì không gì làm thay đổi được, ngoại trừ dao kéo. 
Trước đây, hai bọng dưới hai mí mắt của Putin rất rõ ràng. Và theo qui luật thời gian, hai bọng này ngày càng chứa nhiều mỡ nên càng phình ra. Nhưng ở Putin thì ngược lại. Hình ảnh gần đây cho thấy da ở xung quanh mắt nói riêng và cả vùng mặt nói chung của Putin trơn phẳng một cách bất thường. Cả mí trên và mí dưới của Putin đều khác hẳn so với trước đây.
Nguyên nhân của sự bất thường này là gì? Có đến 99% là Putin đã phải dùng đến dao kéo để “căng da mặt’! Qua theo dõi hình ảnh của Putin trên báo chí quốc tế, có thể dự đoán Putin đã giải phẫu thẩm mỹ vào khoảng thời gian tháng 9/2010.

























Putin năm 2000


























Putin năm 2007




Putin, tháng 10/2010



Putin, tháng 7/2013

Nhân sự kiện "dao kéo" này, TSYG có mấy “nhời” theo phong cách dân dã gửi ông Putin:

Ông Putin ở nước Nga
Sao ông lại nỡ “căng da” thế này,
Làm cho biến dạng mặt mày
Vợ không chịu thấu, chia tay mất rồi.
Ông Putin ơi, ông Putin ơi!
Tham quyền cố vị, độc tài mà chi
Hút-xen  với Gã-đa-phi *
Chết trong nhục nhã, ê chề, đớn đau!
Át-xát chẳng được bao lâu **
Nay mai cũng bước lên đầu đài thôi.
Làm sao thoát khỏi lưới Trời,
Mấy ai thương tiếc những người bạn ông?
                                 *
Cùng giuộc, cùng hội, cùng phường
Có ngày rồi sẽ lên đường theo nhau!

* Saddam Hussein (tổng thống Iraq, đã bị tử hình), Gaddafi (tổng thống Libya, đã bị giết)
** Bashar al Assad: tổng thống Syria

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

MỘT BÀI BÁO ‘SIÊU ĐẠO VĂN’ CỦA PETROTIMES !


TSYG: Báo PetroTimes vừa có bài Hiểm họa từ Facebook và Blog, đúng vào ngày 2-9-2013 (không biết có ẩn ý gì không?). Chưa rõ cái hiểm họa mà PetroTimes cho rằng từ Facebook và blog là gì, nhưng cái ‘hiểm họa’, thậm chí là ‘thảm họa’ mà bài báo này gây ra cho độc giả khi nghĩ về báo chí VN chính là sự đạo văn một cách trắng trợn đến mức khủng khiếp: chép nguyên xi rất nhiều đoạn từ ít nhất là 5 bài của báo Nhân Dân (trớ trêu thay!), từ đoạn đầu tiên là lời dẫn nhập cho đến đoạn cuối cùng, không thèm ghi nguồn cũng như tên tác giả! 
Mà hài hước làm sao, bài của báo PetroTimes đã ‘cực lực lên án” nạn đạo văn bằng những lời vô cùng mạnh mẽ như sau: “Xâm phạm bản quyền trở thành một bài toán hóc búa chưa có lời giải. Rất nhiều báo mạng đăng lẫn của nhau, không trích nguồn, “quên” luôn cả tên tác giả. Các sản phẩm trí tuệ trên mạng cứ như không thuộc về ai, chủ các blog gom về nhà mình như nhặt tiền rơi giữa đường, không một lời cảm ơn, không một lời hối lỗi. Họ sao chép bất hợp pháp bất cứ thứ gì trên mạng internet, nhất là các bản tin, bài báo, tranh đồ họa, các tac phẩm âm nhạc điện ảnh. Họ còn download và upload bất hộp pháp các phần mềm chương trình máy tính. Trơ tráo hơn, họ còn cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch các tác phẩm văn học, các tác phẩm viết, tranh ảnh, đồ họa”.
Thật là trên cả sự trơ tráo, trơ trẽn mà tiếng Việt chưa biết gọi là gì!
Vì bài báo của PetroTimes đạo từ nhiều nguồn khác nhau nên TSYG xin mượn 5 màu để chỉ bài gốc. Vẫn có thể còn nguồn thứ 6, thứ 7... nữa, nhờ bà con phát hiện tiếp.
Có thể nói không ngoa một chút nào rằng: đây là một trường hợp ‘đạo văn siêu kinh điển’, hoặc nói một cách vắn tắt là ‘siêu đạo văn’! TSYG đã chụp lại toàn bộ bài báo để làm "bằng chứng", chỉ xin trình ra đây ảnh chụp đầu và cuối bài.
Nào, xin mời bà con:























HIỂM HỌA TỪ FACEBOOK VÀ BLOG

(PetroTimes) - Sự phát triển của Internet đã hình thành nên một “xã hội Internet”. Tuy nhiên, đó là một xã hội đầy khiếm khuyết, lẫn lộn giữa ảo và thật. Xã hội này được quản lý lỏng lẻo đến mức người ta có thể đàng hoàng ăn cắp thông tin trước mặt chủ nhân của thông tin đó. Vô số quan hệ giữa con người với con người trong “xã hội Internet” đã phát sinh và mâu thuẫn giữa môi trường mở và quản lý ngày càng phức tạp.
Trên Internet xuất hiện nhiều loại hình giao dịch dân sự, kinh doanh, tuyên truyền, thông tin đa dạng không khác gì xã hội bình thường. Xen lẫn cái tốt và cái hữu ích là cái xấu, cái nguy hại với đủ các kiểu lừa đảo, trộm cắp, đánh cắp email, mật khẩu, thông tin, xâm phạm đời tư, vu cáo và bịa đặt… “Xã hội Internet” khác với xã hội bên ngoài ở chỗ, hầu như các quan hệ xã hội trên mạng chưa được pháp luật điều chỉnh, mà cơ quan pháp luật chỉ vào cuộc khi đã xảy ra hậu quả liên quan đến sử dụng mạng Internet. Thực tế đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ này, cũng như cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với mạng Internet.
Xã hội ảo, thiệt hại thật
Mạng xã hội và blog là hai sản phẩm được sinh ra trên nền tảng công nghệ Internet, đã gặt hái khá nhiều thành công. Quá trình phát triển của hai sản phẩm này có nhiều thay đổi so với mục đích ban đầu. Những mạng xã hội (MXH) ra đời đầu tiên vào những năm 90 của thế kỷ trước chỉ nhằm mục đích kết bạn, tạo diễn đàn trao đổi nội bộ cho các thành viên trong nhóm, không hề hoặc rất ít liên quan chính trị, kinh doanh. Tuy nhiên, ảnh hưởng và lực hấp dẫn của các MXH ngày càng lớn và nó dần dần được các đại gia tài chính, các thế lực chính trị và nhiều đối tượng khác khai thác để kiếm lợi. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_binhluanphephan/item/1162602.html
Twitter là một thí dụ. Khởi điểm là một dịch vụ nhắn tin di động, đến nay, mỗi ngày MXH twitter có khoảng 600 triệu lượt người truy cập. Ðể duy trì hoạt động, MXH này đã chấp nhận các khoản đầu tư của các công ty như Digital Sky Technologies có trụ sở tại LB Nga và thực hiện các điều khoản cam kết với công ty này. Còn blog phát triển từ “nhật ký điện tử” lên thành các trang tin tổng hợp, bình luận, câu lạc bộ, một số blog còn tạo ra hình thức giao diện và nội dung không khác gì báo điện tử. Hai sản phẩm này đã góp phần mở cửa” xã hội, làm cho thông tin thông thoáng, cập nhật, đa dạng. Về góc độ tâm lý xã hội, chúng đang góp phần làm thay đổi thế giới.
Trong khi đó, những hậu quả do MXH và blog gây ra ngày càng lớn. Mới đây, dư luận Italia đã hết sức bức xúc vì sau khi một video clip về một em gái được đăng tải trên facebook, Carolina Picchio 14 tuổi đã tự tử bằng cách nhảy xuống đất từ tầng ba. Hiện tượng tự tử vì bị bôi xấu trên facebook không phải lần đầu tiên xuất hiện ở Italia. Năm 2012, một nam sinh 15 tuổi tại Rome cũng tự sát sau khi bị chỉ trích là người đồng tính trên facebook. Tương tự như vậy, là các vụ tự tử do bị xúc phạm trên Internet, như các cái chết tức tưởi của Chevonea Kendall-Bryan ở London (Anh), Amanda Cumming ở NewYork (Mỹ). Trong số nữ sinh ở Ðà Nẵng bị vu cáo, bôi nhọ, xúc phạm trên trang facebook tên là “Bộ mặt thật của các hot teen Ðà thành”, một nữ sinh đã tự tử bằng thuốc an thần nhưng may mắn được gia đình phát hiện kịp thời. Trước đó, một nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội cũng tự tử bằng thuốc diệt cỏ vì bị ghép ảnh trên facebook...
Ở nước ta, không ít nghệ sĩ bị “chơi bẩn” trên MXH, mà thủ đoạn của kẻ xấu là lập trang facebook giả lấy tên của nghệ sĩ, rồi post lên đủ thứ lố lăng như ảnh ghép, comment sốc, gán cho nghệ sĩ là gái bao, đồng tính, đưa ra phát ngôn khiến người thiếu thông tin hiểu lầm đó là quan điểm của nghệ sĩ. Như gần đây trên facebook, một số người nhận được lời mời kết bạn với trang facebook của nhà thơ Hữu Thỉnh và họ đã vui vẻ nhận lời; vì không tin sao được khi giao diện của trang facebook là ảnh nhà thơ tươi cười và trụ sở Hội Nhà văn ở số 9 phố Nguyễn Ðình Chiểu. Nhưng sau khi kết bạn, mọi người mới biết đó là trang facebook giả.
Trong lĩnh vực kinh tế, phải kể tới vụ ba đối tượng tung tin bịa đặt trên mạng về việc bắt giữ lãnh đạo một ngân hàng. Dẫu chỉ là tin đồn trên blog, được MXH lưu truyền song trên thực tế đã gây ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán, khiến gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, tỉ giá USD liên ngân hàng đã tăng từ 20.900 VND/USD lên 21.000 VND/USD. Thiệt hại là vậy, nhưng theo pháp luật hiện hành, hành vi của các đối tượng này chỉ có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin với mức 10-20 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, một số người đã sử dụng blog để bôi nhọ, làm nhục người khác, dùng thông tin thiếu căn cứ để hạ uy tín người khác. Thậm chí có blog đưa thông tin bịa đặt về chính quyền, tình hình đất nước, tùy tiện đăng lại thông tin, hình ảnh của báo chí mà không xin phép, thậm chí xào xáo thành tài sản của mình. Có blogger chưa ý thức nghiêm túc về hậu quả của việc truyền bá tin tức sai lạc, miễn là kêu gọi được tài trợ để hoạt động. Hiện tượng bịa đặt thông tin, vu cáo, bôi nhọ, lừa đảo đang xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet.
Xâm phạm bản quyền trở thành bài toán hóc búa chưa có lời giải. Rất nhiều báo mạng đăng lẫn của nhau, không trích nguồn, “quên” luôn cả tên tác giả. Các sản phẩm trí tuệ trên mạng cứ như không thuộc về ai, chủ các blog gom về “nhà mình” như nhặt tiền rơi giữa đường, không một lời cảm ơn, không một lời hối lỗi. Họ sao chép bất hợp pháp bất cứ thứ gì trên mạng Internet, nhất là các bản tin, bài báo, tranh ảnh đồ họa, các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh. Họ download và upload bất hợp pháp các phần mềm chương trình máy tính. Trơ tráo hơn, họ còn cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch các tác phẩm văn học, các tác phẩm viết, tranh ảnh, đồ họa.
Nhìn lại vai trò “ngòi nổ” của Internet được thúc đẩy qua các MXH trong “mùa xuân Arập” năm 2011 ở các quốc gia Bắc Phi, có thể thấy phương Tây đã sử dụng MXH như một phương thức chiến tranh tâm lý để tập hợp, kích động các lực lượng nổi dậy, đồng thời thu thập thông tin tình báo qua hệ thống điện tử một cách tinh vi. Gần đây, các MXH tấn công có chủ đích vào chuyện nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra rất nhiều phiền phức cho quốc gia này.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hết sức tức giận với sự lan truyền thông tin sai trái và gọi twitter là “mối đe dọa tồi tệ nhất đối với xã hội” vì có hàng triệu tin nhắn trên mạng này kêu gọi biểu tình chống chính phủ. Ông công khai nói trước truyền thông rằng, các thế lực nước ngoài, các nhà đầu cơ tài chính và khủng bố âm mưu lật đổ chính phủ của ông bằng cách tạo ra sự hỗn loạn trên đường phố. Những câu chuyện như vậy được thổi phồng để kích động dân chúng và gây mất ổn định xã hội. Nhưng việc đóng cửa tất cả các MXH là giải pháp không khả thi chút nào trong thời điểm hiện nay. Trong khi đó, nhà điều hành MXH có thể phải bắt tay với các thế lực ngầm vì lý do tài chính.
Điển hình trong các hoạt động xâm phạm quyền riêng tư chính là vụ cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ thông tin về chương trình do thám điện thoại và Internet ở Mỹ (PRISM). Với cái cớ để theo dõi các công dân nước ngoài bị nghi ngờ hoạt động khủng bố hoặc do thám, các cơ quan tình báo của Mỹ trên thực tế thu thập mọi dữ liệu mà họ cho là cần thiết. Họ có thể thu thập đầy đủ tiểu sử, hình ảnh, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, giao dịch làm ăn của các tổ chức, cá nhân. Trong phút chốc, không ít người sử dụng Internet ngỡ rằng đã tìm được thế giới riêng cho mình trên Internet, lại bỗng dưng trở thành “con tin”, bị theo dõi hoặc can thiệp đời tư mà không hề hay biết. Tự do mà nhiều người tưởng rằng có được sẽ bị tước mất, bị đánh cắp bởi những thỏa thuận ngầm giữa các công ty Internet với NSA.http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_binhluanphephan/item/20551302.html
Vừa qua, bằng các thủ đoạn phao tin, dựng chuyện, thổi phồng, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí lợi dụng Internet để bóp méo hình ảnh đất nước Việt Nam. Qua những gì được miêu tả qua những trang web hay blog của các đối tượng chống hoặc bất mãn với chế độ thì tình hình nước ta chẳng khác gì đang trong cơn nước sôi lửa bỏng, xã hội rối ren, người dân chả thiết làm ăn chỉ lo chống chế độ, đời sống nhân dân cơ cực trăm bề...! Vụ Cù Huy Hà Vũ “tuyệt thực trong tù” đã được một số trang mạng chộp lấy rồi thổi phồng quá cỡ, đến mức tất cả đều bẽ bàng khi sự thật được phanh phui. Còn trang thegioinguoiviet.net thì toàn copy các bài viết về các vụ án hình sự trên báo chí trong nước rồi kết luận “xã hội Việt Nam sắp loạn”!
Ngăn ngừa hiểm họa thế nào?
Hiện nay, rất nhiều tổ chức tình báo, các chính phủ thúc ép các công ty điều hành MXH và các doanh nghiệp điện tử phải cung cấp thông tin về khách hàng, về thói quen lướt mạng, địa chỉ IP, email, điện thoại… của người sử dụng Internet. Trong khi đó, chính sách riêng tư của nhiều trang mạng không bảo đảm an toàn cho khách hàng. Mặc dù các trang mạng đều đưa ra chính sách không tiết lộ thông tin cá nhân, nhưng thực tế có khoảng 70% trong số 90 trang mạng được khảo sát ở Mỹ đã bán thông tin do sức ép tài chính và sức ép chính trị. Ngay cả những công ty cố gắng bảo vệ khách hàng cũng không thể chắc chắn điều gì, vì chính bản thân họ cũng trở thành nạn nhân của hacker và tội phạm bất kể lúc nào.
Vấn đề riêng tư trên Internet là một nghịch lý, vì Internet được thiết kế mở cho tất cả mọi người, không phục vụ cho sự riêng tư hay an ninh. Bên cạnh đó, Internet tạo ra một sự ẩn danh hoàn hảo, hầu hết người sử dụng đều có cảm giác họ không thể bị trông thấy. Trên thực tế thì việc thâu tóm thông tin cá nhân chỉ có thể thực hiện được khi người sử dụng tự nguyện khai báo thông tin thực về bản thân. Cảnh báo về việc tiết lộ thông tin cá nhân trên mạng xuất hiện khắp mọi nơi nhưng chúng thường ít được để ý. Beth Given, Giám đốc Công ty Quyền riêng tư Clearinghouse cho rằng: “Nhiều người nghĩ về quyền riêng tư nhưng không thật sự quan tâm cho đến khi có chuyện xảy ra với họ”.
Trước tình trạng vi phạm quyền riêng tư, lừa đảo, xâm phạm an ninh quốc gia trên Internet ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia đã tăng cường biện pháp quản lý nhà cung cấp dịch vụ mạng, quản lý người sử dụng Internet. Nhưng quản lý mạng xã hội và blog là công việc hết sức khó khăn về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng thường lý sự rằng, họ chỉ “xây nhà rồi cho thuê”, người ở thuê mất tài sản thì phải tự chịu chứ không thể bắt họ phải chịu trách nhiệm!
Tuy nhiên Internet không phải là “ngôi nhà vật chất”, mà là “ngôi nhà tinh thần”, thông tin của các blogger, thành viên MXH có được công bố, lan truyền hay không, phụ thuộc vào việc được tạo điều kiện để thông tin lưu thông. Thử hỏi nếu những người “thuê nhà” hút hít ma túy, tàng trữ vật liệu nổ hay súng đạn trái phép thì chủ nhà có phải chịu trách nhiệm gì không hay vô can? Thiết nghĩ, không chỉ chủ website, blogger, thành viên MXH phải chịu trách nhiệm nếu có hành vi xâm phạm đạo đức và pháp luật, mà nhà cung cấp dịch vụ cũng liên đới. Thử hỏi, lương tri của người có “nhà cho thuê” để đâu khi một số người Thổ Nhĩ Kỳ dùng twitter để truyền bá lời kêu gọi biểu tình, gây rối loạn và bất ổn chính trị, buộc cảnh sát phải bắt giữ 24 người theo Ðiều 210 Bộ luật Hình sự của nước này vì tội “thúc đẩy hận thù, ác cảm”? Các “chủ nhà” suy nghĩ như thế nào khi ở Bangladesh cảnh sát bắt giữ ba blogger vì bị cáo buộc phỉ báng đạo Hồi, nhà tiên tri Mohammed trên Internet, làm bùng nổ một cuộc diễu hành trên khắp nước này vì những người Hồi giáo đòi tử hình các blogger vô thần?
Theo ông Molla Nazrul Islam - Phó cảnh sát trưởng Dhaka, thì: “Các blogger đã làm tổn thương tình cảm tôn giáo của người dân khi họ viết ra những lời lẽ chống lại các tôn giáo khác, chống lại các nhà tiên tri và người sáng lập của các tôn giáo, bao gồm đấng tiên tri Mohammed”.
Nước ta có gần 40 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 35% dân số, trong đó có khoảng 15 triệu người tham gia các MXH hoặc là thành viên của MXH. Do phần lớn những người tham gia vào các MXH sở hữu máy tính cá nhân, hoặc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại di động cao cấp (có chức năng duyệt web), họ trở thành đối tượng tác động, chào mời của các  doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân với những mục đích khác nhau. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_binhluanphephan/item/1162602.html
Các thế lực thù địch luôn nhắm vào những người sử dụng MXH để tuyên truyền, kích động; phao tin, đặt điều vu cáo các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Chúng moi móc đời tư của các đồng chí lãnh đạo, tung lên mạng thông tin giả nhằm bôi nhọ danh dự, làm mất uy tín của Đảng. Đối với một số người hạn chế về nhận thức, thông tin giả trên mạng thật sự đáng lo ngại vì nó có thể làm cho họ lung lay niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Hiện tượng nguy hiểm này gây bức xúc trong dư luận đồng thời đặt ra yêu cầu về pháp luật, đạo đức liên quan đến blog, mạng xã hội trở nên cấp thiết. Rất nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại trước rủi ro mà mạng xã hội và blog đem tới. Hiện ở Việt Nam, với một số trường hợp, việc sử dụng blog, MXH một cách tùy tiện không còn dừng lại ở phạm vi tiêu cực đối với cá nhân, mà trở thành công cụ để một số người thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội. Vì thế, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề quản lý Internet sao cho vừa phù hợp với cam kết quốc tế, vừa phù hợp với thực tiễn nước ta.
Vừa qua Chính phủ đã có một bước đi khá cương quyết khi ban hành Nghị định 72/2013/NÐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Quy định này hướng tới việc chấm dứt tình trạng lấy lại tin bài trên các báo, đăng nguyên văn mà không xin phép, có khi lại sửa đổi nội dung, đưa tít giật gân câu khách của nhiều trang mạng, blog. Ðiều 5 của Nghị định này đưa ra nhiều quy định cấm như cấm gây ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh quốc gia, cấm kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân… Tuy nhiên, việc thực hiện là không dễ, nhất là đối với facebook, twitter, youtube hay các blog có máy chủ ở nước ngoài.
Đối với những người viết blog, thì dù thế nào cũng không thể bán rẻ Tổ quốc và lương tâm, từ bỏ trách nhiệm với xã hội. Họ phải chịu trách nhiệm khi làm tổn hại tới danh dự người khác, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước. Nên lưu ý, theo Ðiều 121 Bộ luật Hình sự của nước ta, “tội làm nhục người khác” có thể bị phạt tù đến ba năm, và trách nhiệm xã hội của người viết blog còn được quy định trong nhiều điều luật khác có liên quan.
Nhưng trước tiên, để ngăn ngừa hiểm họa do mạng xã hội và blog có thể gây ra, thì mỗi công dân, tổ chức xã hội cần có ý thức chủ động trong khi đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật, sẵn sàng nhờ tới sự can thiệp của cơ quan pháp luật nếu bị vu cáo, xúc phạm, ăn cắp thông tin qua Internet. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm để xử lý các website, blog, ngăn chặn việc lợi dụng MXH làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng không thể vì lợi nhuận mà lơ là trách nhiệm đối với xã hội, con người. Hệ thống giáo dục nhà trường cần tổ chức các hình thức giáo dục, tuyên truyền giúp học sinh nắm bắt được tính văn hóa khi hoạt động trên Internet. Và khi pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển của Internet, các blogger, người tham gia MXH cần thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, phát huy tính tích cực xã hội của công dân.
Hà Hồng Hà