Nhiều ngân hàng lớn trong nước đã và đang có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012.
Trong tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2012 mới được công bố ngày 15.5, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho biết sẽ trình phương án phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế, kỳ hạn 5 năm, không chuyển đổi và không có tài sản đảm bảo.
Huy động ngoại tệ trong nước chậm
Sacombank dự kiến sẽ phát hành trái phiếu quốc tế vào quý II hoặc quý III năm 2012 với lãi suất cố định theo lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành và niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Như vậy, nếu được Chính phủ cấp phép, Sacombank sẽ trở thành ngân hàng thứ 4 của Việt Nam có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012.
Trước đó, Vietcombank cũng có kế hoạch phát hành một tỷ USD trái phiếu quốc tế với kỳ hạn 10 năm; ACB cũng có kế hoạch phát hành 100 triệu USD trái phiếu quốc tế. Riêng Vietinbank với kế hoạch phát hành hai tỷ USD trong năm nay và ngay ngày đầu tháng 5/2012 trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm.
Điều gì thúc đẩy các ngân hàng trong nước lên kế hoạch vay vốn ngoại? Theo Sacombank, ngân hàng này có kế hoạch huy động vốn trên thị trường quốc tế do huy động vốn năm 2011 gặp khó khăn. Cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank đạt 123.315 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch và giảm 2% so với đầu năm.
Huy động ngoại tệ trong nước chậm
Sacombank dự kiến sẽ phát hành trái phiếu quốc tế vào quý II hoặc quý III năm 2012 với lãi suất cố định theo lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành và niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Như vậy, nếu được Chính phủ cấp phép, Sacombank sẽ trở thành ngân hàng thứ 4 của Việt Nam có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012.
Trước đó, Vietcombank cũng có kế hoạch phát hành một tỷ USD trái phiếu quốc tế với kỳ hạn 10 năm; ACB cũng có kế hoạch phát hành 100 triệu USD trái phiếu quốc tế. Riêng Vietinbank với kế hoạch phát hành hai tỷ USD trong năm nay và ngay ngày đầu tháng 5/2012 trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm.
Điều gì thúc đẩy các ngân hàng trong nước lên kế hoạch vay vốn ngoại? Theo Sacombank, ngân hàng này có kế hoạch huy động vốn trên thị trường quốc tế do huy động vốn năm 2011 gặp khó khăn. Cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank đạt 123.315 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch và giảm 2% so với đầu năm.
Diễn biến của thị trường và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN năm 2011 ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nhất là yếu tố vàng và USD giảm khiến tổng huy động của Sacombank tăng chậm so với các năm trước, trong khi kế hoạch năm 2012 Sacombank sẽ tăng khoảng 16% vốn huy động so với cuối năm trước, đạt khoảng 143.500 tỷ đồng. Còn, Vietcombank thì cho biết tỷ lệ tín dụng ngoại tệ trên huy động vốn năm 2011 khoảng 83,77% nhưng việc huy động vốn ngoại tệ giảm do quy định trần lãi suất.
"Huy động vốn ngoại tệ chiếm 30% tổng huy động nhưng tín dụng ngoại tệ chiếm khoảng 32,43% tổng dư nợ tín dụng. Ngân hàng cần vốn ngoại tệ dài hạn, ổn định nên phải phát hành trái phiếu quốc tế", lãnh đạo Vietcombank cho biết.
Không tốt cho nền kinh tế?
Nhìn từ góc độ niềm tin vào các định chế tài chính, TS Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc các ngân hàng lớn của Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế thành công và đang dự kiến sẽ "vay" thêm trong năm 2012, cho thấy một phần nguồn lực, chỉ số niềm tin... vào các ngân hàng Việt. Tuy nhiên, việc các ngân hàng đổ xô vay vốn từ nước ngoài chưa hẳn đã tốt cho nền kinh tế.
Còn TS Lê Đạt Chí, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế ở mức 7 - 8%/năm không phải là thấp, vì hiện tại trần lãi suất huy động ngoại tệ chỉ ở mức 2%/năm và cho vay ngoại tệ ở trong nước chỉ có 6 - 7%/năm. Nếu dùng số vốn thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế này mà chuyển sang tiền đồng, cho vay trong nền kinh tế, với lãi suất trên 13%/năm thì trung, dài hạn lãi suất khó giảm.
Nếu cho vay rẻ hơn thì chính các ngân hàng không thu được lợi nhuận từ việc phát hành trái phiếu này, sẽ tạo nên gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của nền kinh tế. Mặt khác, việc vay ngoại tệ từ nước ngoài quá nhiều cùng với việc nhập siêu sẽ gây sức ép cho tỉ giá USD/VND và gây áp lực lên dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
"Huy động vốn ngoại tệ chiếm 30% tổng huy động nhưng tín dụng ngoại tệ chiếm khoảng 32,43% tổng dư nợ tín dụng. Ngân hàng cần vốn ngoại tệ dài hạn, ổn định nên phải phát hành trái phiếu quốc tế", lãnh đạo Vietcombank cho biết.
Không tốt cho nền kinh tế?
Nhìn từ góc độ niềm tin vào các định chế tài chính, TS Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc các ngân hàng lớn của Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế thành công và đang dự kiến sẽ "vay" thêm trong năm 2012, cho thấy một phần nguồn lực, chỉ số niềm tin... vào các ngân hàng Việt. Tuy nhiên, việc các ngân hàng đổ xô vay vốn từ nước ngoài chưa hẳn đã tốt cho nền kinh tế.
Còn TS Lê Đạt Chí, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế ở mức 7 - 8%/năm không phải là thấp, vì hiện tại trần lãi suất huy động ngoại tệ chỉ ở mức 2%/năm và cho vay ngoại tệ ở trong nước chỉ có 6 - 7%/năm. Nếu dùng số vốn thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế này mà chuyển sang tiền đồng, cho vay trong nền kinh tế, với lãi suất trên 13%/năm thì trung, dài hạn lãi suất khó giảm.
Nếu cho vay rẻ hơn thì chính các ngân hàng không thu được lợi nhuận từ việc phát hành trái phiếu này, sẽ tạo nên gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của nền kinh tế. Mặt khác, việc vay ngoại tệ từ nước ngoài quá nhiều cùng với việc nhập siêu sẽ gây sức ép cho tỉ giá USD/VND và gây áp lực lên dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
Khó do trần huy động USD Theo các chuyên gia, nếu vay USD bằng huy động qua dân cư, ngân hàng sẽ "hời" hơn là phát hành trái phiếu quốc tế, nhưng cái vướng hiện nay vẫn là do trần huy động USD với lãi suất 2%/năm nên mới tính đến phương án phát hành trái phiếu quốc tế. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét