Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

HẠT NHÂN VÀ “DI SẢN” KHỐN KHỔ CỦA KIM JONG-IL

Mời xem lại:

- Tiết lộ mới nhất về chuyện ăn thịt người tại Bắc Triều tiên
- Thư của Robert Mugabe gửi Kim Jong-un (Phần 1)
- Thư của Robert Mugabe gửi Kim Jong-un (Phần 2)
- Bắc Hàn dưới triều đại của ba ông họ Kim
- Video: Bắc Triều tiên đấu tố ghê rợn Tổng thống Hàn Quốc
- Sự xa hoa của gia đình Kim Jong-il (Phần 1)

- Sự xa hoa của gia đình Kim Jong-il (Phần 2)


Bắc Triều tiên vừa  đưa cụm từ “sức mạnh hạt nhân” vào Hiến pháp. Bản Hiến pháp sửa đổi đã được Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) thông qua vào tháng trước, trong đó trích dẫn lời nói của Kim Jong-il tuyên bố ông ta đã biến Bắc Triều tiên thành quốc gia có “sức mạnh hạt nhân” và  là “siêu cường  quân sự bất khả chiến bại”. Hội đồng nhân dân tối cao cũng tuyên bố Kim Jong-il là “Chủ tịch đời đời” của Ủy ban quốc phòng quốc gia.
Các thuật ngữ “sức mạnh hạt nhân” và “siêu cường quân sự bất khả xâm phạm” thực ra được công bố chính thức khi Bình nhưỡng thông báo về cái chết của Kim Jong-il vào ngày 19 tháng 12 năm ngoái. Kể từ đó những thuật ngữ này đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hàng ngày của Bình nhưỡng. Trên tờ Rodong Shinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động, đã có hơn 100 bài báo, bài xã luận nói về chủ đề này. Điều đó cho thấy Bình nhưỡng đã chuẩn bị dư luận cho những thuật ngữ này đi vào cuộc sống một cách tự nhiên. Điều quan trọng hơn là Kim Jong-un muốn công bố cho thế giới biết rằng Bắc Triều tiên đã có vũ khí hạ nhân và sẽ sử dụng chúng như một công cụ thương lượng như cha mình đã từng làm trong quá khứ.

Cha con Kim Jong-il, Kim Jong-un

Trên thế giới, không có quốc gia nào đưa vũ khí hạt nhân vào trong Hiến pháp. Dường như đây là một sự hài hước. Hiến pháp đặt ra các qui tắc của chính phủ và đảm bảo cho các quyền lợi của người dân. Nhưng đối với Bình nhưỡng, Hiến pháp đặt ra nhằm hợp pháp hóa hệ tư tưởng của Kim Il-sung và  là công cụ đề hỗ trợ sự cai trị của các thế hệ nhà họ Kim.
Sinh thời, Kim Jong-il đã quyết tâm xây dựng các chương trình hạt nhân vì ông ta cho rằng vũ khí hạt nhân sẽ cho phép Bắc Triều tiên “có vị thế tự tin” giữa các siêu cường của thế giới. Kim Jong-il bước chân vào Bộ chính trị năm 1974, từ đó cùng lãnh đạo đất nước với cha mình và trở thành lãnh tụ Triều tiên từ năm 1994 sau cái chết của Kim Il-sung.
Các quan chức Bắc Triều tiên dường như nhận thấy di sản duy nhất đáng nói đến là chương trình vũ khí hạt nhân của Kim Jong-il.
Vào năm 1974 khi Kim Jong-il bắt đầu cai trị Bắc Triều tiên cùng với cha mình, nền kinh tế của hai miền Nam và Bắc gần như không có khoảng cách chênh lệch. Nhưng đến năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Hàn quốc gấp 19 lần của Bắc Triều tiên. Nền kinh tế Bắc Triều tiên bị đình trệ hoàn toàn trong 15 năm qua. Hàng triệu người chết đói trong những năm 1994-1998, hàng trăm ngàn người chạy trốn khỏi đất nước để tìm kiếm lương thực và công việc, trong đó nhiều người đang lẩn trốn tại Trung quốc và các nước Đông Nam Á. Khi Triều tiên giành được độc lập từ Nhật bản, có đến 80% cơ sở công nghiệp nằm trên Bắc Triều tiên. Tuy nhiên theo thời gian, các cơ sở này dần dần biến mất, biến Bắc Triều tiên trở thành một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới.
Trung quốc bắt đầu mở của để phát triển kinh tế năm 1978, Việt nam bắtt đầu đổi mới vào năm 1986. Liên xô và những nước Đông Âu trở lại con đường dân chủ và kinh tế thị trường đầu những năm 1990. Tuy nhiên Kim Jong-il đã dẫn dắt Bắc Triều tiên đi theo con đường ngược lại. Ông ta đã xóa các cụm từ chử nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa công sản, chủ nghĩa xã hội trong Hiến pháp Bắc Triều tiên, thay vào đó là tư tưởng “Juche” – Tự chủ của Kim Il-sung như là ý thức hệ duy nhất để lãnh đạo đất nước  và củng cố quyền lực gia đình trị.
Từ năm 2000, Kim Jong-il đã có các cuộc Hội nghị thượng đỉnh với các Tổng thống Hàn quốc Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, dẫn đến việc mở các tour du lịch đến Mt. Kumgang và Khu liên hợp công nghiệp Deasong. Tuy nhiên Kim đã lấy tiền từ các dự án này để phát triển vũ khí hạt nhân và mua sự trung thành của các quan chức Bình nhưỡng nhằm củng cố quyền lực.
Kim Jong-il đã từng kinh ngạc và sợ hãi trước sự phát triển của Trung quốc, nhưng các ấn tượng này đã sớm bị phai nhạt. Bất cứ lúc nào ông ta cũng đều cảm thấy quyền lực bị đe dọa. Ông ta ra lệnh đóng của chợ búa, nơi duy nhất người dân có thể tìm kiếm sự sống sót sau khi việc cung cấp lương thực bị đình lại. Trong những năm cuối cùng của đời mình, ông ta đã bán quyền khai thác mỏ và cả những hải cảng quan trọng cho Trung quốc để lấy tiền.
Chế độ Kim Jong-il đã đem lại nạn đói và sự đàn áp đối với 24 triệu nghười Bắc Triều tiên. Nó cũng đem lại nỗi buồn cho 50 triệu người Hàn quốc khi họ phải bất lực nhìn những người anh em của họ đang chết đói ở phía bắc.
Trong khi đó các phương tiện truyền thông của Bình nhưỡng đang ra rả quảng bá cho chương trình vũ khí hạt nhân như là di sản duy nhất của Kim Jong-il.
Ai cũng nhận thấy đây là “di sản” khốn khổ mà Kim Jong-il để lại, đang oằn trên lưng 24 triệu người dân Bắc Triều tiên.

Theo Chosun

Không có nhận xét nào: