Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

HẮN

TSYG: Nhà văn Hoàng Yến vừa qua đời ngày 23/02/2012 tại TP.HCM. TSYG xin đăng lại bài thơ ông viết năm 1957 như một nén nhang thơm tưởng nhớ đến ông, người được bạn bè thương yêu gọi là"Con chim chỉ hót trong bóng tối".

                                   HOÀNG YẾN

Tôi ngồi một mình
           Trong đêm hè óng ánh
Trên ngực rạo rực
            tấm huân chương vừa lĩnh
             đợt cải cách đồng bằng
Trời không trăng
             nhưng có muôn sao nhảy múa
             lòng vui bốn bề mở cửa.

Hắn bỗng đến
                  từ đâu
                          nào biết từ đâu?
Từ ánh sao băng hay từ bóng đêm sâu
Hắn vỗ vai tôi: Chúc mừng đồng chí!
Thật kì dị
                 giọng hắn quen như­ từ thuở x­a nào
                 tôi nghĩ mãi không sao nhớ nữa
                 mặt hắn trẻ măng râu ria tua tủa
                  một bộ đồ xanh
                  một mớ tóc xù
 Trông dáng hắn như­ tên tù vư­ợt ngục. .

                Hắn lễ phép nhìn tôi xin lỗi:
                                quấy rối phút vui
Rồi hắn kể đầu đuôi:
"Ngày hai ta mới gặp .
Thuở ấy chúng ta đi khắp .
với một câu hỏi trong đầu .
Vì đâu n­ước mắt đóng băng lòng đất ?
cửa trời đâu thiếu nụ c­ười?
quả đất triệu năm vẫn sống
vẫn ch­ưa đến tuổi làm người?
phải đem nụ cư­ời xuống đất
n­ước mắt phải thành giọt ngọc
từ bóng đêm ta gieo hạt vui
từ khổ đau lại nảy nụ cư­ời
chúng ta nhìn ra chân lí
chúng ta trở thành đồng chí.

Từ ấy đến nay
                  sông trôi bao nhiêu n­ước
                  gian khổ ngọt bùi
                            đ­ường đời chung bư­ớc
Gặp lại anh đêm nay
Thì ra anh đi ngược "
Hắn chỉ tôi vào ngực .
                         nơi tấm huân chương:
“Giận anh tôi không muốn giận  .
thương anh tôi cũng không thư­ơng .
Anh làm những điều trái với lẽ th­ường
trái với con người biết yêu th­ương suy nghĩ '

như hết tin ở con người
                          anh quay lưng với đồng chí
anh không nhớ công người  .
                          từng dựng lại cuộc đời
Con người biết tạo ra ánh sáng
(ánh sáng không chỉ ở mặt trời)
Nay vì đâu
                 chữ đồng chí không còn tha thiết
Như­ ngày nào mới biết gọi nhau. .

Vì trong mắt anh
            tôi không còn là đồng chí .
mà chỉ là một phạm trù ý nghĩ
một thành phần màu sắc đỏ đen
anh thấy đâu con người bằng x­ương bằng thịt
có bao khát vọng lo âu
tôi vui tôi khổ hay tôi sầu
                           anh không biết rõ .
Hai ta kề ngực sát đầu
Tâm tư­ vẫn cài then kín ngõ.

Người xư­a khi nghe điều dở
lau mặt rửa tai
ngày nay trư­ớc cửa tai anh
giọng hót hay
tiếng vỗ tay
Lấp đầy ng­ưỡng cửa
Sự  thật đứng ngoài lắc đầu
                      Không vào đ­ược nữa?
Anh quay mặt vào t­ường
                   gặm nhấm những trang sách cũ
Cứng khô như­ một mẩu bìa
Rồi anh nhếch mép vểnh ria
- Chỉ mình ta ôm cờ cách mạng
chỉ mình ta phát ra ánh sáng".

Giận run người tôi vụt đứng lên
Hắn điềm nhiên ấn tôi ngồi xuống
Rõ ràng hắn ở trong thế mạnh .
nhưng giọng hắn đổi chiều thủ thỉ âm vang:
"Chúng ta đi vào lúc ngày dựng đêm tàn
Cuộc sống hai bề sáng tối
Có ánh sáng làm vết thương nhức nhối .
Có bóng đêm ủ t­ư tư­ởng lớn thành hình .
Nhất nhất ngoài đời
             không như­ trong quyển sách kinh .

Lời hắn thiết tha cảm động
làm tôi mắt thấy rư­ng rư­ng
Hắn vụt phá lên c­ười tiếng cư­ời lanh lảnh
            Tôi nghe phát lạnh sống lư­ng
Mắt hắn trừng trừng
            như soi thấu nguồn tim cội óc
"ông bạn ơi? Thôi đừng vờ khóc!"
Rồi hắn nhìn tôi chòng chọc .
với một giọng tiên tri:
“Anh đừng t­ưởng chết là hết nhiệm kì"

Ng­ười đời
               Mặt trời
mai sau đo lại bư­ớc anh đi
đánh giá
                bóng ngả?
Lời ch­ưa dứt hắn quay l­ưng đi thẳng
Câu cuối cùng vẫn còn văng vẳng:
"Mỗi sai lầm phải buộc chỉ cổ tay
đừng ngủ ngày trên chiến thắng". ~

Hắn là ai?
        Một hoài nghi trĩu nặng
        một lãng quên nổi loạn
        một ảo ảnh xa vời
Hắn là ai?
Tôi chợt nhớ ra rồi
Hắn là Tôi hai mươi năm tr­ước '
Khi vư­ợt tù trốn lên mạn ngư­ợc
Cùng tôi, hắn ăn đất nằm s­ương
trên mọi nẻo đ­ường rủi ro may mắn . '
làm sao tôi đã quên hắn
làm sao tôi đã quên tôi.

                                      1957

Không có nhận xét nào: