Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp

Tác giả: WC
Người Dịch: Dương Lệ Chi
18-09-2012
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng với một nhiệm vụ. Bây giờ, hơn sáu mươi năm sau, nhiệm vụ đó vẫn chưa hoàn tất.

Mặc dù những người Cộng sản chiếm được đất, nhưng họ đã không thắng được lòng dân. Quân đội kiểm soát mảnh đất Tây Tạng, nhưng áp bức đã không thể dập tắt mong muốn độc lập và tự do tôn giáo của người Tây Tạng.
Người dân Tây Tạng đã chiến đấu một cách anh dũng để duy trì sự tự do và toàn vẹn  của họ với tất cả hy vọng giành lại độc lập gần như đã bị mất. Như thế giới nhìn thấy, Tây Tạng đang cháy.
“Về mặt pháp lý, cho đến nay Tây Tạng vẫn còn như tình trạng của một nhà nước. Nhưng Tây Tạng là một nhà nước độc lập nằm dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp. Cả sự xâm lược quân sự của Trung Quốc lẫn sự chiếm đóng tiếp tục của Quân đội Trung Quốc (PLA)đã chuyển giao chủ quyền của Tây Tạng cho Trung Quốc. [1]”
Gần 61 năm trước, quân đội Cộng sản Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, được cai trị như một quốc gia có chủ quyền vào thời điểm đó [2] Quân đội Trung Quốc vào lấy mất đất đai, tự do và tín ngưỡng của người dân Tây Tạng. Sự chiếm đóng bất hợp pháp này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Trong khi các nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối các hành động bạo lực ghê tởm và gây hấn mà họ phải trải qua, các nước còn lại trên thế giới quan sát nhưng không để ý tới, và chính phủ các nước vẫn im hơi lặng tiếng [3]. Đất nước, văn hóa và người dân Tây Tạng đang bị tàn sát khi chúng ta không can dự và nhìn xem nó xảy ra.
Lịch sử Tây Tạng
Nhiều tài liệu cho rằng, Tây Tạng là một đất nước [có lịch sử] gần 2.000 năm [4]. Trong suốt thời gian đó, Tây Tạng bị ảnh hưởng nước ngoài vào các thế kỷ 13 và thế kỷ 18 [5]. Bất chấp thực tế này, Tây Tạng đã được tự do và được công nhận tự do.
Mặc dù Tây Tạng không có quan hệ chính thức với nhà Minh, Trung Quốc (1386-1644), nhưng họ đã có quan hệ chặt chẽ với đế chế Mãn Châu sau đó. Trong thời gian này, Đạt Lai Lạt Ma đồng ý trở thành lãnh đạo tinh thần của Hoàng đế Mãn Châu. Tuy nhiên, sự kiện này không có nghĩa là Tây Tạng đã từ bỏ nền độc lập của mình [6].
Ngay cả khi quay ngược lại thời gian năm 1913, nền độc lập của Tây Tạng đã được nhiều nước công nhận với các tuyên bố trong khu vực [7], trong đó có Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, người Trung Quốc bác bỏ các tuyên bố tự do của Tây Tạng. Về phần mình, Trung Quốc chỉ ra lịch sử truyền miệng hoặc các bản đồ cổ, vẽ hàng trăm năm trước. Trung Quốc không công nhận chủ quyền bằng vũ lực, do đó họ không thể đòi quyền sở hữu đối với Tây Tạng do sự chiếm đóng đất đai của họ.
Trong trường hợp này, họ chỉ dựa vào các tuyên bố trước đây cả thế kỷ [8].
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, tuyên bố là chủ sở hữu vùng đất này. Năm 1951, Trung Quốc áp đặt hiệp ước 17 điểm bất bình đẳng lên Tây Tạng, qua đó chinh phục người dân Tây Tạng bằng sự cai trị của Trung Quốc. Đến năm 1959, người dân Tây Tạng đã trở nên mệt mỏi với sự chiếm đóng bất hợp pháp này và nổi dậy. Cuộc nổi dậy đã dẫn đến kết quả 87.000 người Tây Tạng bị giết.
Sau sự kiện này, Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ, nơi ông lãnh đạo chính phủ lưu vong. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma ban hành hiến pháp cho nước Tây Tạng độc lập [9].
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối thừa nhận nền độc lập của Tây Tạng và đã tàn bạo trong việc khẳng định quyền kiểm soát ‘đất nước’.
Trung Quốc đàn áp Tây Tạng
Trung Quốc tuyên bố họ đã giải phóng người dân Tây Tạng, nhưng người dân Tây Tạng nhìn vấn đề này hoàn toàn khác. Người dân Tây Tạng lo sợ bị mất đất đai, văn hóa và cách sống của mình.
Như một người Tây Tạng tên là Tawu Jamphel Yeshi, 27 tuổi, phản đối sự cai trị của Trung Quốc, đã viết những dòng sau đây trước khi tự thiêu:
“Chúng tôi (người Tây Tạng) yêu cầu được tự do thực hành tôn giáo và văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đòi quyền tự do sử dụng ngôn ngữ của chúng tôi. Chúng tôi đòi có được quyền bình đẳng như những người dân sống ở các nơi khác trên thế giới. Dân thế giới, xin hãy ủng hộ Tây Tạng. Tây Tạng thuộc về người Tây Tạng [10]“.
Mọi thứ trở nên quá tồi tệ đối với người Tây Tạng khi đang viết bài này, không dưới 54 người Tây Tạng đã tự thiêu để mọi người chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của họ. Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma không đồng ý với hành động này [11], sự phản kháng vẫn tiếp tục.
Nhu cầu của người Tây Tạng đã thay đổi. Trong những năm qua, nhiều nước đã hỗ trợ một Tây Tạng độc lập. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, những nước cam kết hỗ trợ này càng ít hơn.
Thất bại trong việc hỗ trợ người dân Tây Tạng đau khổ, đã dẫn đến sự gia tăng đàn áp của Cộng sản trong khu vực và sự xung đột cho người Tây Tạng. Khi áp lực quốc tế lên Trung Quốc giảm bớt, người dân Tây Tạng buộc phải chiến đấu cho các quyền tự do cơ bản mà tất cả mọi người phải được được hưởng.
Tự Do Tôn Giáo
Dân Tây Tạng muốn có tự do tôn giáo, đây là một vấn đề đối với người vô thần Trung Quốc.
Mặc dù tự do tôn giáo được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ, nhưng “tự do thực hành tôn giáo” thì không. Điều này có nghĩa là hiến pháp Trung Quốc chỉ bảo đảm quyền tự do “sinh hoạt tôn giáo bình thường”.
Đảng cộng sản đã lấy mất rất nhiều quyền tự do qua điều mà họ tuyên bố là “bình thường”. Chẳng hạn như, đạo Phật công nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma và uy thế của ngài, thì bị cấm. Thật vậy, các Phật tử Tây Tạng thậm chí không được phép sở hữu hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như không được giữ tài liệu liên quan đến những lời giáo huấn của ngài [12].
Ở Trung Quốc, “tự do tôn giáo” có nghĩa là một người được tự do thực hành tôn giáo theo cách Đảng Cộng sản ra lệnh.
Không chỉ Đảng Cộng sản vô thần, mà họ còn kiểm soát tất cả các tôn giáo bằng một bàn tay sắt. Vấn đề gần đây nhất là chính phủ Trung Quốc đã đàn áp tất cả các tôn giáo chính ở Trung Quốc, và xem tôn giáo là mối đe dọa đối với địa vị thống trị của Cộng sản.
Người Tây Tạng nói riêng, là một cái gai đối với họ. Đa phần bắt nguồn từ thực tế là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bỏ trốn. Việc ngài tiếp tục đối thoại với phương Tây được xem như là ly khai với Trung Quốc và là một cách phá hoại Trung Quốc.
Việc này ngày càng trầm trọng hơn do tình yêu thương và sự tôn kính mà người Tây Tạng ngày nay dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hậu quả là, Trung Quốc đàn áp hơn bao giờ hết. Đàn áp đã trở nên quá khốc liệt và tàn bạo mà Bắc Kinh không muốn thế giới nhận ra mọi thứ trở nên tồi tệ như thế nào.
Để giữ bí mật này trong chăn, người nước ngoài không thể nào có được visa vào Tây Tạng. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Tây Tạng bị ‘đóng cửa vô thời hạn’ đối với người nước ngoài [13]. Dường như chính phủ Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để che đậy những gì đang thực sự xảy ra ở Tây Tạng.
Người Tây Tạng cũng tranh đấu do không thể dung nạp cộng sản, với mục đích sống một cuộc sống bình thường, nhưng không thể. Ngoài việc bắt buộc người Tây Tạng để tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma, người dân còn phải trải qua sự “giáo dục lòng yêu nước”, và họ phải tuân theo đạo Phật kiểu Cộng sản.
Người dân Tây Tạng cho rằng những phương pháp này và các chính sách khác – như việc bắt buộc loại bỏ bất kỳ, cũng như tất cả mọi hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – là hết sức vô lý. Họ cũng chỉ ra việc thi hành nặng tay mà cộng sản đã áp đặt lên họ. Một ví dụ trong số đó là rất nhiều điểm kiểm tra của chính phủ mà người Tây Tạng phải đi qua trong khi đi lại.
Những người dân sống trên mảnh đất này cũng giống như sống ở một trong những nhà tù cao nhất trên trái đất. Hầu hết cho rằng các chính sách đàn áp vẫn tiếp tục. Các tu sĩ Tây Tạng vẫn đang bị bắt giữ và “cải tạo”.
Họ bị đánh đập và buộc phải tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma [14].
Tuần tới, tôi sẽ bàn sâu thêm về một số “giải pháp” bi kịch mà Trung Quốc đã khám phá ra cho “vấn đề” Tây Tạng.
Tài liệu tham khảo & hình ảnh:
[1][4][8][9] DhamraKara.net
[2] như trên
[3] RFA.org
[5] như trên
[6] Những người bạn của Tây Tạng
[7] Phayul.com
[10] Sify.com
[11] NY Daily News
[12] Buddhist Channel
[13] Telegraph
[14] Global Post
[15] Sify
Nguồn: Top Secret Writers
Theo  Anh Bas Sàm 2012

Không có nhận xét nào: