10.10.2012
(Theo VOA) TOKYO — Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã làm lu mờ cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, diễn ra hôm nay, tại Tokyo. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Steve Herman từ thủ đô Nhật Bản, các giới chức hàng đầu đại diện cho nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới không tham dự.
Trong một động thái bất thường, trái với nghi thức ngoại giao của mình, Trung Quốc không cử các giới chức chủ chốt cấp cao tới tham dự cuộc một loạt các cuộc họp thường niên, quan trọng, mang tính toàn cầu của các bộ trưởng tài chính và các giới chức ngân hàng trung ương khắp thế giới.
Ngân hàng Thế giới xác nhận rằng Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên sẽ được đại diện bởi các quan chức cấp thấp hơn.
Trước đó, cũng có thông báo rằng 4 ngân hàng hàng đầu Trung Quốc sẽ không có mặt tại cuộc họp với sự tham gia của các giới chức liên quan từ 180 quốc gia.
Việc Trung Quốc cử phái đoàn cấp thấp tới tham dự được xem như là hành động làm mất mặt nước chủ nhà Nhật Bản, quốc gia mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ bấy lâu nay và gần đây đã leo thang.
Trung Quốc giải thích lịch trình kín đặc là lý do mà các giới chức hàng đầu không thể tham dự. Tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi được hỏi rằng liệu sự vắng mặt của các giới chức có cho thấy sự không hài lòng của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Ông Hồng trả lời rằng việc Nhật Bản mua quần đảo Điếu Ngư là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc. Ông nói rằng Nhật Bản nên thừa nhận tranh chấp giữa hai quốc gia và tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho rằng sự vắng mặt của Trung Quốc là điều ‘rất đáng thất vọng’.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói rằng điều đáng tiếc các giới chức Trung Quốc đã từ chối tham dự một cuộc họp quan trọng như vậy
Ông Fujimura nói rằng vì giao thương giữa Nhật Bản và Trung Quốc là điều quan trọng nên chính phủ Nhật Bản sẽ có cái nhìn xa hơn và sẽ tiếp tục tìm cách giao tiếp với Trung Quốc.
Hiện có lo ngại rằng cuộc tranh chấp một nhóm đảo nhỏ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhưng hiện do Nhật Bản kiểm soát có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế hai nước và các quốc gia trong khu vực.
Thống đốc Ngân hàng Pháp Christian Noyer gọi sự vắng mặt của người đồng cấp phía Trung Quốc và của Bộ trưởng Tài chính nước này là một vấn đề ngoại giao mà ông nên không bình luận.
Ông Noyer nói: “Tôi hy vọng rằng các cuộc thảo luận trong các cuộc họp khác nhau dù sao đi nữa cũng sẽ thành công.”
Sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua quần đảo tranh chấp Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) từ một chủ sở hữu tư nhân hồi tháng trước, quan hệ với Trung Quốc đã mau chóng trở nên xấu hơn.
Các cuộc biểu tình bài Nhật đã bùng ra khắp Trung Quốc. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã chứng kiến doanh số bán xe tại Trung Quốc sụt giảm.
Giá cổ phiếu của các hãng xe chịu nhiều áp lực trong phiên giao dịch ngày hôm nay, đẩy thị trường chứng khoán Tokyo xuống mức thấp nhất trong vòng hai tháng, và chỉ số Nikkei đã thấp hơn 2% lúc đóng cửa.
Trong một động thái bất thường, trái với nghi thức ngoại giao của mình, Trung Quốc không cử các giới chức chủ chốt cấp cao tới tham dự cuộc một loạt các cuộc họp thường niên, quan trọng, mang tính toàn cầu của các bộ trưởng tài chính và các giới chức ngân hàng trung ương khắp thế giới.
Ngân hàng Thế giới xác nhận rằng Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên sẽ được đại diện bởi các quan chức cấp thấp hơn.
Trước đó, cũng có thông báo rằng 4 ngân hàng hàng đầu Trung Quốc sẽ không có mặt tại cuộc họp với sự tham gia của các giới chức liên quan từ 180 quốc gia.
Việc Trung Quốc cử phái đoàn cấp thấp tới tham dự được xem như là hành động làm mất mặt nước chủ nhà Nhật Bản, quốc gia mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ bấy lâu nay và gần đây đã leo thang.
Trung Quốc giải thích lịch trình kín đặc là lý do mà các giới chức hàng đầu không thể tham dự. Tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi được hỏi rằng liệu sự vắng mặt của các giới chức có cho thấy sự không hài lòng của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Ông Hồng trả lời rằng việc Nhật Bản mua quần đảo Điếu Ngư là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc. Ông nói rằng Nhật Bản nên thừa nhận tranh chấp giữa hai quốc gia và tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho rằng sự vắng mặt của Trung Quốc là điều ‘rất đáng thất vọng’.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói rằng điều đáng tiếc các giới chức Trung Quốc đã từ chối tham dự một cuộc họp quan trọng như vậy
Ông Fujimura nói rằng vì giao thương giữa Nhật Bản và Trung Quốc là điều quan trọng nên chính phủ Nhật Bản sẽ có cái nhìn xa hơn và sẽ tiếp tục tìm cách giao tiếp với Trung Quốc.
Hiện có lo ngại rằng cuộc tranh chấp một nhóm đảo nhỏ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhưng hiện do Nhật Bản kiểm soát có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế hai nước và các quốc gia trong khu vực.
Thống đốc Ngân hàng Pháp Christian Noyer gọi sự vắng mặt của người đồng cấp phía Trung Quốc và của Bộ trưởng Tài chính nước này là một vấn đề ngoại giao mà ông nên không bình luận.
Ông Noyer nói: “Tôi hy vọng rằng các cuộc thảo luận trong các cuộc họp khác nhau dù sao đi nữa cũng sẽ thành công.”
Sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua quần đảo tranh chấp Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) từ một chủ sở hữu tư nhân hồi tháng trước, quan hệ với Trung Quốc đã mau chóng trở nên xấu hơn.
Các cuộc biểu tình bài Nhật đã bùng ra khắp Trung Quốc. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã chứng kiến doanh số bán xe tại Trung Quốc sụt giảm.
Giá cổ phiếu của các hãng xe chịu nhiều áp lực trong phiên giao dịch ngày hôm nay, đẩy thị trường chứng khoán Tokyo xuống mức thấp nhất trong vòng hai tháng, và chỉ số Nikkei đã thấp hơn 2% lúc đóng cửa.
Đảo Điếu Ngư / Senkaku
Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo không người ở và chưa được khai thác cùng 3 nhóm đảo đá cằn cỗi, xung quanh là những ngư trường phong phú.
- Năm 1895 – Nhật Bản sát nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình, đặt tên là Senkaku
- 1945 – 1972 – Mỹ quản lý quần đảo
- 1969 – Nghiên cứu của LHQ cho thấy có trữ lượng dầu mỏ lớn
- 1971 – Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư
- Là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo
- Chính quyền Meiji Nhật Bản cho thương nhân Tatsushiro Koga thuê năm 1986 và bán lại cho con ông là Zenji năm 1932
- Gia đình Koga sản xuất cá khô, chăn nuôi gia súc, thu thập lông chim hải âu và san hô trên đảo
- Tàu chở các mặt hàng hải sản đi xuất khẩu và mang về lương thực, nước uống và những nhu yếu phẩm khác cho công nhân
- Ông Koga đóng cửa các cơ sở sản xuất năm 1940 vì không có đủ nhiên liệu để chạy tàu khi chiến tranh Trung-Nhật lần 2 diễn ra
- Gia đình Koga bán lại hòn đảo cho gia đình Kurihara trong khoảng từ năm 1972 đến năm 1988
- Tổ chức Nihon Seinensha theo dân tộc chủ nghĩa của Nhật dựng một ngọn hải đăng trên đảo vào năm 1996
- Gia đình Kurihara cho Bộ Nội vụ Nhật Bản thuê đảo vào năm 2002 và bán lại cho chính quyền thành phố Tokyo vào tháng 9 năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét