Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

MỔ CẮP NỘI TẠNG Ở TRUNG QUỐC: SỰ TÀN BẠO KHỦNG KHIẾP CỦA CON NGƯỜI

Mời xem lại:
- Trung quốc: giết hại các học viên Pháp Luân Công, lấy nội tạng kiếm lời
- Phát hiện mổ cắp nội tạng ở Trung quốc
- Điều tra về những viên thuốc của Trung quốc làm từ thịt thai nhi
- Trung quốc: Tan vỡ giấc mơ thống trị thể thao thế giới


Theo The Epoch Times ,  ngày 23-8-2012 báo này vừa đăng bài của TS Wenyi Wang, bác sĩ thường trú về bệnh lý học tại Đại học California và Bệnh viện Mount Sinai ở New York,   vạch trần sự tàn bạo được nâng lên thành niềm kiêu hãnh trong việc mổ cắp nội tạng tại Trung Quốc, với nguồn cung cấp chủ yếu là các tử tù và các học viên Pháp Luân Công.
Đầu thàng 6/2012, Tiến sĩ Wenyi Wang tham dự Hội nghị Cấy ghép Mỹ (ATC), tổ chức tại Boston. Tại đó bà đã giúp tổ chức một gian hàng thông tin tư liệu cho Tổ chức Các bác sĩ chống cưỡng bức mổ cắp nội tạng (DAFOH) trong khu vực triển lãm của ATC. 
Chiều ngày 4 tháng 6, Tiến sĩ Zhang Weihua và một bác sĩ khác từ bệnh viện Oriental Thiên tân (TQ), dừng lại ở gian hàng, và xem qua một số tài liệu. Ông Zhang nói với vẻ rất tự hào: “Các bạn ở đây đều có nguồn gốc Trung quốc. Vậy các bạn có biết Trung Quốc trước đây chỉ xếp hạng 70-80 về lĩnh vực cấy ghép, còn bây giờ đã tiền lên ngôi số 1 trên thế giới? Trong lĩnh vực này, một số người đã phải hy sinh mạng sống của mình, nhưng là OK, và nó cũng chẳng phải là một việc lớn”.
Bà Wenyi Wang và các cộng sự, vốn là những người đã từng sống ở Trung quốc đã cảm thấy đau buốt trong trái tim khi nghe những lời nói của ông Zhang, nhưng họ cũng không cảm thấy ngạc nhiên.

Tiến sĩ Wenyi Wang (bên trái) và Annie - vợ của một học viên Pháp Luân Công bị mổ sống để lấy nội tạng. trong một buổi họp báo tố cáo tội ác của chính quyền TQ. Phía sau là hình ảnh những học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị mổ cắp nội tạng.
Văn hóa của chính quyền Trung quốc
Cố Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai đã từng nói: “Hãy đối xử ác độc và tàn nhẫn với kẻ thù, như sự khắc nghiệt của mùa đông” . Từ quan điểm đó, để loại bỏ kẻ thù hay những ai bị coi là kẻ thù, thì không cần hạn chế bất kỳ phương tiện nào.
Ở Trung quốc, mọi người đều phải thấm nhuần rằng Đảng là cao hơn tất thảy, không có chỗ cho lương tâm cá nhân hay quyền con người. Mệnh lệnh của Đảng  phải được tuân thủ trong mọi tình huống. Tổ chức Đoàn Thanh niên đã phổ biến đến nọi nhà những tấm bảng tuyên truyền: “Đảng là vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”.
Trong suốt lịch sử của chính quyền Trung quốc, nhiều nhóm người khác nhau đã được xác định là kẻ thù. Mỗi lần như thế, người dân Trung quốc được dạy rằng phải biết khiếp sợ, chỉ có sự vâng phục mới đem lại sự an toàn cho họ trong cuộc sống.
Lớn lên trong nền văn hóa ấy, nhiều người đã chấp nhận sự tra tấn, nhục nhã hoặc sự chết chóc như là sự sắp xếp của tổ chức, miễn là họ vẫn được coi là có quan điểm chính trị đúng đắn.
Pháp Luân Công
Gần đây nhất, những học viên Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung quốc đưa vào diện kẻ thù. Phép thực hành tâm linh cổ xưa này lần đầu được đưa vào giảng cho người dân vào năm 1992 tại Trường Xuân, phía đông bắc của Trung quốc. Thực hành Pháp Luân Công gồm 5 bài tập thiền và sống theo giáo lý dựa trên tính trung thực, lòng từ bi và sự khoan dung.
Đã có sự tiến bộ phi thường về sức khỏe và cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống của các học viên, do đó số lượng học viên tăng rất nhanh. Đến năm 1999, số người tập Pháp Luân Công khoảng 100 triệu người, nhiều hơn số đảng viên ĐCSTQ.
Điều đó làm cho Tổng bí thư Giang Trạch Dân vừa lo sợ vừa ghen tức. Giang căm ghét sự lan truyền quá nhanh của Pháp Luân Công, và lo sợ người dân Trung quốc sẽ trở lại với các giáo lý đạo đức truyền thống và quay lưng với ý thức hệ của Đảng.
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch qui mô nhằm triệt tiêu việc thực hành Pháp Luân Công tại Trung quốc. Ba tháng sau, Giang ra lệnh “hãy triệt tiêu về thể chất, làm kiệt quệ vể tài chính và hủy hoại danh tiếng của chúng (tức là của các học viên Pháp Luân Công)”.
Tháng 4 năm 2006, tờ báo The Epoch Times đã làm bùng nổ chuyện các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã trở thành nguồn cung cấp cho việc cưỡng bức lấy cắp nội tạng sống. Các học viên được kiểm tra máu và các bộ phận cơ thể, sau đó nếu có bệnh nhân nào phù hợp với nội tạng của học viên thì học viên đó sẽ  bị đưa vào phòng giải phẫu để lấy các cơ quan nội tạng, giết chết các học viên.
Thành tựu
Đó là điều mà Tiến sĩ Zhang của bệnh viện Oriental Thiên tân đã tự hào.
Hai người Canada là Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas và Công tố viên Hoàng gia David Kilgour (cả hai ông được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2010) đã điều tra các cáo buộc của The Epoch Times và xác nhận là đúng sự thật.
Trong bản báo cáo của họ, sau đó được xuất bản thành cuốn sách có tên gọi  Thu hoạch đẫm máu,  Matas và Kilgour đã cung cấp ảnh chụp màn hình từ trang web của bênh viện Orietal Thiên tân, với đồ thị cho thấy lượng các ca ghép gan tại bệnh viện nay tăng dần. Trên màn hình có dòng chữ “thành tựu của chúng tôi”. Đồ thị cho thấy vào năm 1998 trước khi có cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bệnh viện chỉ thực hiện 9 ca ghép gan, sau đó con số tăng đáng kể cho đến năm 2005 là 1.647 ca ghép gan.
Một số trang web khác, hiện đang lưu trong bộ nhớ cache của Matas và Kilgour, đã tự hào rằng thời gian chờ đợi trung bình cho một ca ghép gan của họ chỉ 2 tuần.
Từ năm 1971 đến 2001, chỉ có 0,6% các cơ quan ghép là từ các người thân trong gia đình. Số lượng hiến tặng như vậy là không đáng kể trên tổng số các ca ghép nội tạng.
Matas và Kilgour chỉ ra rằng vào năm 2005, Thứ trưởng Y tế Trung quốc là Huang Jiefu đã thừa nhận 95% các cơ quan được dủng để cấy ghép là của các tử tù.
Tuy nhiên, theo dõi số lượng các vụ hành quyết được thực hiện tại TQ hàng năm thì cho thấy thì cho thấy số lượng tử tù không thể cung ứng đủ cho số lượng các ca ghép tạng.
Matas và Kilgour khẳng định trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005, có 41.500 ca ghép nội tạng ở Trung quốc mà không có nguồn gốc. Hai ông kết luận khả năng cao nhất của nguồn nội tạng này là từ các học viên Pháp Luân Công.
Họ cũng chỉ ra rằng thời gian chờ đợi hai tuần chỉ có thể thực hiện nếu cơ thể người “cho” tạng sống vẫn còn được lưu giữ tốt. Thời gian chờ đợi ghép tạng ở tất cả các nước khác đều trên một năm.

Bệnh viện cấy ghép Oriental là nổi tiếng, nhưng không chỉ có bệnh viện này. Có 500 bệnh viện ghép thận và 200 bệnh viện ghép gan ở Trung quốc.
Khi ông Zhang dừng lại nói chuyện với Tiến sĩ Wenyi Wang ở gian hàng thông tin tư liệu, thái độ của ông ta đã nói thay cho nhiều bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện cấy ghép của Trung quốc. Việc giết hại hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công không phải là “việc lớn”, chẳng qua là để phụng sự cho việc đưa Trung quốc lên ngôi vị “vinh quang” số 1 trong lĩnh vực cấy ghép!
Ông Zhang đã “quên” không đề cập tới một yếu tố  để có thể lấy đi cuộc sống của người khác một cách dễ dàng như thế, đó là lợi nhuận. Chi phí cho một ca ghép tim tại bênh viện Oriental là 180.000 USD, và tất cả bác sĩ, nhân viên có liên quan đều được hưởng lợi từ những nguồn thu này.

Một cảnh trong vở kịch do các học viên Pháp Luân Công biểu diễn tại Mỹ để "chào đón" Hồ Cảm Đào năm 2006, tố cáo việc mổ cắp nội tạng đã trở thành những thương vụ đem lại khoản lợi kếch xù tại Trung Quốc.
Văn hóa của chính quyền Trung quốc có thể giúp giải thích tại sao các bác sĩ có thể nhận những khoản lợi nhuận như thế này. Như đối với ông Zhang, ông ta có thể biến con người thành một loại hàng hóa, vì linh hồn của ông ta đã đông cứng lại sau quá trình tẩy não.
Văn hóa truyền thống của Trung quốc đang đứng đối mặt với văn hóa của chính quyền.
Văn hóa truyền thống TQ nhấn mạnh sự hòa hợp giữa con người với vũ trụ và giữa con người với nhau. Khi thực hành tính trung thực, lòng từ bi và sự khoan dung, các học viên Pháp Luân Công đã tăng cường lòng tốt, ngăn chặn sự tham lam ích kỷ  và sự ham muốn danh vọng, quyền lực.
Với việc nhằm mục tiêu xóa bỏ Pháp Luân Công, chính quyền Trung quốc đã nhắm đúng và tấn công vào mục tiêu tốt đẹp nhất của văn hóa truyền thồng của Trung quốc. Và oái oăm thay, đó lại chính là văn hóa của chính quyền Trung quốc hiện nay.

Nguồn: The Epoch Times

Không có nhận xét nào: