Ngành năng lượng mặt trời của Trung quốc được coi là một minh chứng đầy tự hào cho việc nước này đang tiến vào công nghệ cao. Nhưng bây giờ, toàn ngành đang trên bờ vực của sự sụp đổ.
Hai năm trước đây, LDK Solar, một trong những nhà sản xuất các tấm pin mặt trời lớn nhất của Trung quốc, đã xây dựng một nhà máy sản xuất tại trung tâm thành phố Hợp Phì, như để tô điểm thêm cho bộ mặt của chính quyền. Nó nẳm trong một khu công nghiệp của thành phố, với tường bao quanh là logo cỡ lớn của LDK Solar, cùng với slogan “Thắp sáng tương lai”.
Ông Jie Xiaoming, một người đã 30 năm làm trong bộ phận kiểm tra chất lượng và đóng gói của LDK Solar cho biết: nhà máy này được xây dựng với kinh phí 250 triệu bảng với phần lớn các thiết bị nhập khẩu từ Đức, và có 5000 nhân công.
Tuy nhiên trong tháng trước, nhà máy đã cho 4500 nhân viên nghỉ, mỗi người nhận 700 nhân dân tệ để ở nhà. Trong số 32 dây chuyền sản xuất, có 24 dây chuyền phải dừng hoạt động.
Ông Jie cho biết: “Dường như không có đơn đăt hàng nào. Mọi người vẫn đến nhà máy nhưng chủ yếu là để ngủ. Người phụ trách đã không nói gì nhiều, ngoài việc Hoa Kỳ đã có chính sách mới là ngưng nhập khẩu hàng của chúng tôi.
LDK Solar được thành lập năm 2005, cùng với một số nhà sản xuất trong ngành năng lượng mặt trời của Trung quốc, đã có mức tăng trưởng theo chiều đi lên.
Ngành năng lượng mặt trời, cùng với công nghệ sinh học và hàng không vũ trụ, được coi là những ngành công nghiệp mới có tính chiến lược, được tài trợ và được cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp.
Trong khi đó, các chính phủ châu Âu và Mỹ đã trợ cấp để mua các tấm pin mặt trời của Trung quốc như một phần của việc thực hiện cam kết thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, các biện pháp khuyến khích đã tạo ra dư thừa, và từ năm 2010, các tấm silic đa tinh thể đã giảm giá 75%, và trong quí II /2012, giá bán sản phẩm của LDK Solar chỉ bằng 65,5% chi phí sản xuất.
Trong khi đó do khủng hoảng tài chính, châu Âu đã cắt giảm trợ cấp của chính phủ, và Mỹ áp mức thuế 31% cho ngành năng lượng mặt trời của Trung quốc.
Trong tháng 7, đã có 25 công ty năng lượng mặt trời của châu Âu nộp đơn lên Liên minh châu Âu khiếu nại Trung quốc bán phá giá. Hơn nữa, chất lượng các thiết bị năng lượng mặt trời của Trung quốc, ngay cả đối với những công ty lớn nhất, thường không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tất cả các công ty lớn về năng lượng mặt trời của Trung quốc đều có những báo cáo kinh doanh với những số nợ khủng. Cuối quí I/2012, JA Solar nợ 1,5 tỉ USD, Trina Solar nợ 1,08 tỉ USD. Yingli nợ 3,44 USD, Suntech nợ 3,58 tỉ USD.
Cũng trong quí I, LDK Solar mất 185,2 triệu USD do doanh thu giảm gần 75%. Cho đến nay, người ta dự đoán LDK đã sa thải 10.000 công nhân.
Một công nhân ở nhà máy Hợp Phì cho biết: “ngành công nghiệp này đang ở tình trạng rất tồi tệ. Quan trọng là LDK không biết phải làm gì bây giờ. Vấn đề là bao lâu nữa nhà máy sẽ đóng cửa. Tôi dự đoán tối đa là sáu tháng.
Đó cũng là nhận định chung của nhiều chuyên gia về sự sụp đổ gần kề của toàn ngành năng lượng mặt trời của Trung quốc.
Nguồn: TELEGRAPH
2 nhận xét:
Uh, giá như ngành nào của Trung cộng cũng như dzầy thì đỡ khổ cho VN bao nhiêu!
Châu Âu và Mỹ đang phát động tẩy chay hàng hóa Trung quốc. Không chỉ có pin mặt trời mà nhiều loại hàng hóa sản phảm của Trung quốc cũng bị tẩy chay.
Với kiều gian dối, cái gì cũng làm giả, đến như bị cáo Cốc Khai Lai còn làm giả nữa là,thì sớm muộn kinh tế TQ sẽ suy sụp thôi bác ạ.
Cảm ơn bác Tuấn Việt đã ghé thăm.
Đăng nhận xét